Biện pháp 1: Tổ chức cho tập luyện nâng cao năng lực tiền suy luận

Một phần của tài liệu Phát triển khả năng tiền suy luận thống kê cho học sinh lớp 3 thông qua dạy học nội dung thống kê ở tiểu học (Trang 70 - 75)

8. Cấu trúc luận văn

4.2.1. Biện pháp 1: Tổ chức cho tập luyện nâng cao năng lực tiền suy luận

thống kê từ hoạt động thu thập và mô tả dữ liệu thống kê

4.2.1.1. Mục đích biện pháp

Nhằm bồi dưỡng và phát triển nhóm NL tiền SLTK từ hoạt động thu thập và mô tả dữ liệu trong một số tình huống đơn giản để đưa ra các bằng chứng cho kết luận TK.

4.2.1.2. Cơ sở khoa học của biện pháp

Theo Nguyễn Bá Kim "phương pháp dạy học cần hướng vào việc tổ chức cho người học học tập trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác, tích cực, chú động và sáng tạo". Do đó để nâng cao NL TSLTK từ hoạt động thu thập và mô tả dữ liệu, chúng ta cần tổ chức cho học tập trong hoạt động thu thập dữ liệu TK. Đây là bước đầu tiên, rất quan trọng quyết định đến giai đoạn phân tích dữ liệu và rút ra các kết luận, dự đoán TK. Khi tham gia vào hoạt động này các em sẽ dần hoàn thiện các kỹ năng suy luận TK để đạt đến NL TSLTK từ hoạt động thu thập và mô tả dữ liệu. Vì vậy, rèn luyện NL TSLTK cho từ hoạt động thu thập và mô tả dữ liệu TK có nhiều ý nghĩa thiết thực.

4.2.1.3. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

khoa. Dữ liệu đưa ra phục vụ học tập TK thường có sẵn, mang tính giả định, nên NL thu thập dữ liệu của HS ít được quan tâm rèn luyện. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy kiến thức về lý thuyết mẫu cho HS, người thầy cần tổ chức cho các em học tập trong hoạt động và bằng hoạt động để từng bước chiếm lĩnh tri thức. Muốn vậy, GV phải thiết kế những tình huống có dụng ý sư phạm nhằm thu hút sự tham gia hào hứng vào hoạt động thu thập dữ liệu thực tế. Trước hết cần hiểu rằng để thu thập dữ liệu phục vụ cho mục đích nghiên cứu, các em phải nắm vững quy trình sau:

- Xác định rõ những dữ liệu nào cần thu thập, thứ tự ưu tiên của chúng. Nếu không xác định rõ điều này thì dữ liệu thu được ít có ý nghĩa trong phân tích và rút ra kết luận TK.

- PP thu thập dữ liệu ban đầu:

+ Thu thập trực tiếp như là quan sát; phỏng vấn trực tiếp. + Thu thập gián tiếp như là trao đổi qua sách vở.

- Xây dựng kế hoạch điều tra TK: Mô tả mục đích điều tra; đối tượng và đơn vị điều tra; nội dung điều tra, thời điểm, thời kì điều tra.

Quá trình điều tra lấy mẫu là một quá trình nhiều công đoạn từ xác định mục đích điều tra, xác định tổng thể điều tra đến PP lấy mẫu, kích thước mẫu, phân tích dữ liệu thu được từ mẫu và suy rộng kết quả mẫu cho tổng thể nghiên cứu.

Để tập luyện nâng cao NL TSLTK từ hoạt động thu thập và mô tả dữ liệu, GV phải tập luyện cho HS những hoạt động sau:

- Xác định dấu hiệu nghiên cứu.

- Công tác chuẩn bị thu thập số liệu như giấy, bút, biểu mẫu ghi chép, nhân lực và thời điểm đi thu thập.

- Tập luyện cách phỏng vấn, quan sát để thu thập số liệu.

- Tập luyện cho HS cách ghi số liệu vào bảng biểu, sắp xếp số liệu như thế nào để làm nổi bật dấu hiệu nghiên cứu.

- Từ hoạt động thu thập số liệu, bước đầu hình thành cho HS biểu tượng về lấy mẫu đại diện.

Sau đây là một ví dụ mà GV thiết kế để HS tham gia vào hoạt động thu thập và mô tả số liệu điều tra.

Ví dụ: Hãy sắp xếp chiều cao của các bạn trong tổ của em vào một bảng biểu. Với nhiệm vụ này, HS phải xác định được:

- Dấu hiệu nghiên cứu: Chiều cao trung bình của các bạn trong tổ.

- Chuẩn bị dụng cụ để đo chiều cao, cách đo chiều cao, thiết kế bảng biểu để ghi chép.

- Tổ chức các hoạt động thu thập lấy số liệu và trình bày số liệu vào bảng biểu. Với nhiệm vụ học tập được thiết kế, HS được tham gia vào quá trình thiết kế bảng biểu để ghi chép số liệu và quy trình thu thập số liệu. Việc làm này đã khuyến khích HS tích cực và chủ động tham gia các hoạt động học tập, trong thu thập số liệu và số liệu đó là số liệu thực tế được các em tạo ra. Cách làm này giúp các em gần gũi và thích ứng ngay với môi trường công tác sau này.

Sau khi thu thập được số liệu thô, các em phải cùng nhau sắp xếp số liệu để làm nổi bật dấu hiệu nghiên cứu. Các thao tác đó sẽ giúp các em có những suy luận về dãy số liệu, biết trình bày số liệu vào một bảng biểu thích hợp.

4.2.2. Biện pháp 2: Phát triển năng lực đọc hiểu bảng biểu và biểu đồ thống kê làm tiền đề cho suy luận thống kê

4.2.2.1. Mục đích biện pháp

Nhằm khắc phục được NL tự học, tự giải quyết vấn đề của HS và giúp HS biết cách đọc để hiểu được nội dung, ý nghĩa của các dữ liệu TK. Đồng thời, tác động tích cực đến nhóm kỹ năng và NL TSLTK từ hoạt động tổ chức và trình bày dữ liệu TK.

4.2.2.2. Cơ sở khoa học của biện pháp

- Theo các nhà nghiên cứu giáo dục [35], [41], [22], SLTK là khả năng giải thích và đánh giá các thông tin TK, các lí lẽ liên quan đến dữ liệu dưới dạng bài viết, bảng biểu hay đồ thị TK.

- NL đọc hiểu dữ liệu trong bảng biểu, biểu đồ TK là cơ sở để phát triển NL TSLTK.

- Trong thời đại công nghệ, thông tin TK đang tràn ngập xung quanh ta, chúng được trình bày dưới nhiều dạng khác nhau, trong đó bảng biểu và biểu đồ TK là dạng trình bày số liệu khá phổ biến và ấn tượng. Con người thu nhận được rất nhiều thông tin hữu ích từ đó để phục vụ cho cuộc sống và tham gia tích cực vào các lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội.

Luyện tập NL đọc hiểu thông tin TK cho làm tiền đề, nền tảng cho TSLTK là nhiệm vụ mà mỗi nhà giáo chúng ta cần quan tâm phát triển giúp các em trở thành những công dân có tri thức, có thể áp dụng những kiến thức học tập trên ghế nhà trường để thích nghi và xử lí một cách thông minh các bài toán thực tế bắt gặp trong đời sống và động và sản xuất.

4.2.2.3. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Để phát triển NL đọc hiểu bảng biểu, biểu đồ TK cho HS chúng tôi cho rằng cần phải luyện tập cho các em các thành tố sau:

- Đọc hiểu thông tin thống kê từ bảng biểu

biểu thì các em chỉ có thể thu được các thông tin rời rạc, riêng lẻ mà thiếu sự phân tích, lí giải, so sánh cũng như đưa ra những quyết định hành động cần thiết. Để rèn luyện NL đọc hiểu bảng biểu cho HS tiểu học, chúng ta sẽ tập luyện cho các em thông qua những câu hỏi gợi mở vấn đề, giúp các em tìm tòi từ bảng số liệu để lí giải cho vấn đề đặt ra. Ta có thể xét ví dụ sau để làm rõ điều đó:

Ví dụ: Bảng 4.1 cho biết kết quả trồng cây của khối lớp Năm trong một ngày vào đầu năm học:

Bảng 4.1: Kết quả trồng cây của khối lớp Năm trong một ngày

Lớp/ loại cây 5/1 5/2 5/3 5/4

Cây bàng 15 12 10 6

Cây thuốc 11 17 19 20

Nhìn vào bảng 4.1 hãy trả lời các câu hỏi sau: a. Lớp 5/2 trồng được tất cả bao nhiêu cây?

b. Em hãy so sánh kết quả trồng cây của lớp 5/1 và lớp 5/4 c. Nhìn vào số liệu TK trong bảng trên em có nhận xét gì không?

Câu hỏi a. yêu cầu các em phải đọc dữ liệu từ bảng biểu. HS phải xác định vị trí lớp 5/2 trong bảng biểu và xem các số liệu biểu thị giá trị trồng được. Trả lời đúng câu hỏi a. các em đạt được mức độ của NL hiểu biết TK.

Câu hỏi b. đòi hỏi các em phải có NL hiểu biết ở mức độ cao hơn để có thể vừa đọc hiểu được bảng biểu vừa so sánh, đối chiếu để rút ra kết luận.

Câu hỏi c. đòi hỏi các em hiểu được bảng biểu TK sâu sắc hơn, quan sát tinh tế hơn để nhận biết một dãy số liệu tăng dần và một dãy số liệu giảm dần.

- Đọc hiểu thông tin từ biểu đồ thống kê

Nếu như bảng biểu trình bày dữ liệu theo cột và hàng thì đồ thị TK lại trình bày dữ liệu dưới dạng hình ảnh như đường cong, biểu đồ... Để phát triển cho HS năng lực đọc hiểu đồ thị, biểu đồ TK chúng ta nên đưa ra hai dạng câu hỏi để rèn luyện cho các em. Đó là dạng câu hỏi liên quan đến đọc dữ liệu và dạng câu hỏi đòi hỏi phải suy luận từ những dữ liệu thể hiện trên đô thị, biểu đồ TK. Chúng ta xét ví dụ sau để làm rõ vấn đề:

Ví dụ: Biểu đồ sau cho biết tổng số HS bậc tiểu học; (đơn vị triệu người) và tỷ lệ HS trường công lập và tư thục của tiểu học ở Việt Nam trong năm học 2018 – 2019

a. Em hãy cho biết tổng số HS tiểu học trường công lập trong năm học 2018 – 2019 chiếm bao nhiêu phần trăm?

Biểu đồ 4.1: Tổng số HS tiểu học trong các năm học

Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ HS tiểu học trường công lập và tư thục năm học 2018 - 2019

Tình huống của câu hỏi không chỉ yêu cầu HS lớp 5 đọc hiểu số liệu trên biểu đồ cột, biểu đồ quạt mà còn yêu cầu các em kết nối, so sánh, tìm mối quan hệ nhận quả giữa hai biểu đồ để giải quyết vấn đề đặt ra.

b. Năm học 2018 – 2019 có tất cả bao nhiêu HS tiểu học trường công lập? Trình bày cách tính.

Rõ ràng số liệu cần tìm không được liệt kê trên biểu đồ. Tình huống của câu hỏi tuy không khó nhưng hơi lạ với HS, nó đòi hỏi NL liên kết, suy luận TK của các em để tìm ra đáp án. HS cần căn cứ vào dữ liệu phản ánh trên biểu đồ cột để tìm ra tổng số HS tiểu học năm học 2018 – 2019, sau đó liên kết với dữ liệu phản ánh trên biểu đồ hình quạt để xác định tỷ lệ HS tiểu học trường công lập, với các số liệu đó các em cần lí giải, xử lí, suy luận nhằm đạt được mục đích. Từ đó, các em vận dụng kĩ năng tính toán các em sẽ có kết quả ngay.

7.5 7.8 7.8 8 8.5 7 7.5 8 8.5 9 2014 - 2015 2015 - 2016 2016 - 2017 2017 - 2018 2018 - 2019 Số học sinh (t ri ệu ng ười ) Năm học

Tổng số học sinh tiểu học trong các năm học Công lập 99% Tư thục 1% NĂM HỌC 2018 - 2019

Với câu hỏi này, có thể một số HS sẽ gặp lúng túng nếu các em chỉ căn cứ vào một biểu đồ đã cho để tìm câu trả lời. Tuy nhiên, ở đây chắc chắn rằng trong đầu các em đã diễn ra các quá trình tư duy từ những số liệu TK.

Tóm lại, TK được ứng dụng vào mọi lĩnh vực của cuộc sống, mỗi công dân phải luôn đối mặt với rất nhiều thông tin TK về tình hình kinh tế - xã hội. Để có thể tiếp nhận và lí giải được các thông tin TK, mỗi công dân phải có NL đọc hiểu các bài viết có liên quan đến thông tin TK. Đặc biệt, với sự xuất hiện của nhiều thông tin TK dưới dạng bảng biểu, biểu đồ trên phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, tạp chí, truyền hình, internet, … thì việc mỗi công dân cần được trang bị khả năng đọc, hiểu, lí giải và đưa ra phán đoán, kết luận từ nguồn thông tin đó nhằm đối phó một cách thông minh với các tình huống phức tạp đang diễn ra hằng ngày trong cuộc sống thực tiễn là điều hết sức quan trọng và cần thiết. Phát triển NL đọc hiểu bảng biểu, biểu đồ TK cho HS góp phần giúp HS rèn luyện cho mình tốt hơn NL suy luận, lập luận TK. Bên cạnh đó, khả năng lập luận, hiểu biết về TK không chỉ đặt ra nhiều vấn đề cho các nghiên cứu xa hơn, mang nhiều ý nghĩa thực tiễn hơn trong tương lai mà còn góp phần đổi mới PPDH yếu tố TK trong đó tập trung theo hướng phát triển NL suy luận để giúp các em trở thành những công dân có tầm hiểu biết, có khả năng vận dụng linh hoạt những kiến thức học để giải quyết một cách thông minh các bài toán trong thực tiễn cuộc sống.

Một phần của tài liệu Phát triển khả năng tiền suy luận thống kê cho học sinh lớp 3 thông qua dạy học nội dung thống kê ở tiểu học (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)