8. Cấu trúc luận văn
2.5. Năng lực suy luận thống kê
Theo các nhà tâm lý học, mọi đứa trẻ sinh ra bình thường đã có những tư chất khác nhau được di truyền từ cha mẹ. Đây chính là cơ sở của những NL ban đầu ở con người gọi là NL tự nhiên. Năng lực tự nhiên là loại năng lực được nảy sinh trên cơ sở những tư chất bẩm sinh di truyền, không cần đến tác động giáo dục, đào tạo. Nó cho phép con người giải quyết được những yêu cầu tối thiểu, quen thuộc đặt ra cho mình trong cuộc sống. Như vậy NL tự nhiên của mỗi người được xem xét trên khía cạnh bản năng, di truyền xem nhẹ tính giáo dục. Tuy nhiên, nhờ giáo dục và đào tạo con người dần hình thành loại NL mới trên nền tảng NL tự nhiên nhưng ở bậc cao hơn, gọi là NL được đào tạo hay NL tự tạo. Năng lực được đào tạo là những phẩm chất của quá trình hoạt động tâm lý tương đối ổn định và khái quát của con người, nhờ nó chúng ta giải
quyết được một hoặc một vài yêu cầu mới nào đó của cuộc sống.
Như vậy, năng lực con người (tự nhiên hay tự tạo) là hệ thống tiền đề bên trong và bên ngoài của thành tích hoạt động giải quyết những yêu cầu mới mẻ và xác định của người. Quan điểm này xem xét NL của mỗi cá nhân là "tạo ra kết quả của một hoạt động nào đâu”. Nhưng như đã biết, bất kỳ kết quả của một hoạt động nào cũng phải dựa trên nền tảng tri thức, được vận dụng một cách thuần thục, sáng tạo, có mục đích. Đó chính là kỹ năng mà con người thực hiện trong hành động. Nếu xem xét NL trên quan điểm thành thạo các kỹ năng trong hành động, thì Rogiers quan niệm: "Năng lực chính là sự tích hợp các kỹ năng tác động một cách tự nhiên lên các nội dung trong một loạt tình huống cho trước để giải quyết những vấn đề do tình huống đặt ra".
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế OECD, “Năng lực là khả năng cá nhân đáp ứng các yêu cầu phức hợp và thực hiện thành công nhiệm vụ trong bối cảnh cụ thể”.
Covaliov A. G. xem NL là những đặc điểm tâm lý cá nhân trong kết quả của một hoạt động và có hai yếu tố liên quan đến khái niệm NL. Đó là những đặc điểm tâm lý mang tính cá nhân. Những người khác nhau sẽ có NL khác nhau về cùng một lĩnh vực. Khi nói đến NL của mỗi cá nhân phải gắn cá nhân đó với một hoạt động để hoàn thành tốt đẹp một công việc nào đó.
Rubinstein gắn NL với một hoạt động đem lại lợi ích, ông xem "Năng lực là toàn bộ những thuộc tính tâm lý làm cho con người thích hợp với một hoạt động có ích lợi xã hội nhất định".
Korutecxki cho rằng, "Khi nói đến năng lực tức là phải nói đến năng lực trong một loại hoạt động nhất định của con người"..
Nếu xem xét NL trên quan điểm mục đích và nhân cách, Phạm Minh Hạc quan niệm: "Năng lực chính là một tổ hợp các đặc điểm tâm lý của một con người (còn gọi là tổ hợp thuộc tính tâm lý của một nhân cách), tổ hợp đặc điểm này vận hành theo một mục đích nhất định tạo ra kết quả của một hoạt động nào đấy".
Tóm lại, NL là một vấn đề khá trừu tượng của tâm lý học, đến nay vẫn có nhiều cách hiểu và lý giải khác nhau, song các nhà tâm lý học đều cho rằng NL thường được biểu hiện thông qua các đặc trưng sau:
- NL tồn tại và phát triển thông hoạt động.
- NL được bộc lộ qua thao tác thành thạo các kỹ năng trong hành động. - Các cá nhân khác nhau sẽ có NL khác nhau.
- NL hoàn toàn có thể bồi dưỡng phát triển thông qua giáo dục - đào tạo.
Chúng ta thấy rằng, NL của con người được hình thành từ ít nhất ba yếu tố: tri thức, kỹ năng và kinh nghiệm bản thân. NL của con người được phân thành NL chung
và NL chuyên biệt. đến NL chuyên biệt là nói đến kết quả của Hoạt động chuyên biệt được tích hợp các kỹ năng chuyên biệt tác động tạo nên kết quả đó. Có thể hiểu rằng NL suy luận TK là loại NL thực hiện thành công một hành động nào đó, được hình thành và hoàn thiện thông qua hoạt động học tập và giải quyết các bài toán cần đến tri thức thống kế, khả năng năng suy luận TK.
Vậy, năng lực suy luận thống kê là sự tích hợp các năng lực suy luận thống kê, tác động một cách tự nhiên lên các nội dung thống kê trong bối cảnh thực tiễn liên quan, đến dữ liệu thống kê để giải quyết những vấn đề mà bối cảnh đó đặt ra. ([7], [8], [9], [10], [11]).
Việc xây dựng một định nghĩa như trên là cần thiết, nhưng điều có ý nghĩa thực tiễn hơn là xác định các loại NL suy luận TK của HS, tìm ra các con đường và cách thức dạy học nhằm phát triển các NL này cho HS. Phát triển NL suy luận TK cho HS là góp phần vào việc đào tạo những công dân biết áp dụng các kỹ năng toán học, NL suy luận TK cơ bản vào việc giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, trong công việc một cách chính xác và hiệu quả.