Biện pháp 3: Tổ chức cho học sinh tiểu học thực hành tiền suy luận

Một phần của tài liệu Phát triển khả năng tiền suy luận thống kê cho học sinh lớp 3 thông qua dạy học nội dung thống kê ở tiểu học (Trang 75 - 76)

8. Cấu trúc luận văn

4.2.3. Biện pháp 3: Tổ chức cho học sinh tiểu học thực hành tiền suy luận

thống kê để nắm được ý nghĩa của các số liệu thống kê

4.2.3.1. Mục đích biện pháp

Biện pháp này sẽ tác động tích cực đến nhóm NL TSLTK từ hoạt động dùng lí lẽ để lập luận, giải thích cho kết luận của mình. Đồng thời, nắm được rõ hơn về ý nghĩa của các số liệu TK, tránh được những trường hợp học vẹt, lắng nghe và cố gắng ghi nhớ những gì GV truyền đạt.

4.2.3.2. Cơ sở khoa học của biện pháp

Theo các nhà tâm lý học, trí tuệ con người gồm hai phần: Tri thức về đối tượng (cái được phản ánh) và các thủ thuật trí tuệ (phương thức phản ánh). Tri thức được coi là nguyên liệu, là phương tiện của hoạt động trí tuệ [28]. Vốn kiến thức càng giàu có càng làm cho tư duy phát triển. P. P. Blonxki đã từng nói "Một cái đầu rỗng không thể suy nghĩ được. Cái đầu càng có nhiều kinh nghiệm và tri thức thì càng có nhiều khả năng suy luận hơn" [28]. Như vậy, nếu hiểu thấu đáo về kiến thức TK, thành thạo các quy trình tính toán TK thì các em sẽ có một nền tảng vững chắc, hậu thuẫn đắc lực cho suy luận TK. Do đó chúng tôi xem việc tập luyện nâng cao NL lập luận, lí giải để hiểu biết vấn đề TK là bước đầu tiên chuẩn bị cho HS trong hoạt động suy luận TK.

Học đi đôi với hành là phương châm giáo dục khoa học và đúng đắn. Thông qua luyện tập thực hành HS được rèn luyện những kĩ năng suy luận TK, các em HS tiểu học sẽ nắm chắc lí thuyết hơn vì lí thuyết ấy được kiểm nghiệm trong thực tiễn. Vì vậy, tổ chức cho HS thực hành suy luận để nắm được ý nghĩa của các số liệu TK là hết sức quan trọng.

4.2.3.3. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Để tổ chức cho HS tiểu học thực hành suy luận để nắm được ý nghĩa của các số liệu TK, chúng ta cần tổ chức cho các em thực hiện các hoạt động sau đây.

- Tìm hiểu bối cảnh xuất hiện của số liệu TK.

Số liệu TK luôn gắn với một bối cảnh. Nếu biết được bối cảnh xuất hiện số liệu TK các em có thể biết được ý nghĩa của các số liệu TK đó. Chẳng hạn, khi cho 1,8 kg thì con số này chỉ cho biết khối lượng của một vật, nhưng nếu gắn với bối cảnh là cân nặng của một em bé sơ sinh, sinh ra thiếu cân, phải nuôi lồng kính,… Nếu gắn với bối cảnh là hoạt động kế hoạch nhỏ thu gom giấy vụn thì các em sẽ hiểu ngay đây là khối lượng giấy thu gom được. Như vậy, một số liệu TK sẽ được hiểu theo nhiều ý nghĩa khác nhau tùy theo ngữ cảnh xuất hiện của nó.

- Tập luyện cho HS đưa ra những lí giải, nhận xét từ những số liệu TK để chứng tỏ khả năng lập luận của bản thân về một sự kiện một hiện hiện tượng nào đó trong tự nhiên.

Ví dụ: Người ta cho 100% HS không đi học muộn, thì các em đưa ra sự lí giải và rút ra được câu đó có ý nghĩa là tất cả mọi người đều đi học đúng giờ.

- Tập luyện cho HS sắp xếp số liệu, so sánh các số liệu trong dãy. Thao tác này giúp HS phát triển tốt hơn NL TSLTK của mình.

Một phần của tài liệu Phát triển khả năng tiền suy luận thống kê cho học sinh lớp 3 thông qua dạy học nội dung thống kê ở tiểu học (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)