8. Cấu trúc luận văn
2.7. Khung đánh giá năng lực tiền suy luận thống kê của học sinh tiểu học
Bảng 2.5. Khung đánh giá NL TSLTK của HS tiểu học
Năng lực Đánh giá Tốt Đạt Cần cố gắng NL 1: Hiểu được số liệu TK. Đọc, hiểu, mô tả rõ ràng được các số liệu dưới dạng thông tin cho sẵn.
Hiểu được các số liệu TK, mô tả đơn giản các số liệu.
Không có khả năng phân tích trong việc làm sáng tỏ những thông tin liên quan đến dữ liệu hoặc so sánh không chính xác giữa các dữ liệu hay với dữ liệu không liên quan.
NL 2: Hiểu được bảng biểu TK. Đọc, hiểu, mô tả rõ ràng được các số liệu dưới dạng bảng biểu TK. So sánh chính xác giữa các dữ liệu trong bảng biểu. Biết rút ra những lời nhận xét đơn giản từ số liệu TK biểu diễn dưới dạng dãy hoặc bảng biểu.
Không có khả năng hoặc không hiểu được nội dung, ý nghĩa của dữ liệu TK được đưa ra trong bảng biểu. NL 3: Hiểu được các dạng biểu đồ (hình cột/ hình quạt) TK Đọc, hiểu, mô tả rõ ràng được các số liệu dưới dạng biểu đồ TK. Có thể chuyển nội dung, số liệu dưới dạng biểu đồ sang dạng bảng biểu.
Biết phân biệt và rút ra một số nhận xét đơn giản thông qua việc quan sát các biểu đồ (cao nhất/ thấp nhất; nhiều hơn/ ít hơn, …)
Không có khả năng hoặc không hiểu được nội dung của các biểu đồ. NL 4: Dùng lập luận, lí lẽ của bản thân giải thích cho vấn đề để đi đến kết luận. Phân tích thành thạo trong việc làm sáng tỏ những thông tin TK, bao gồm sự tương quan và mối quan hệ nhân quả bên trong và bên ngoài phạm vi tập dữ liệu. Biết
Biết đưa ra một số ý kiến cá nhân, giải thích vấn đề để đi đến kết luận liên quan trực tiếp đến nội dung.
Bị hạn chế về khả năng phân tích trong việc làm sáng tỏ những thông tin TK, so sánh đúng giữa các dữ liệu.
Năng lực Đánh giá Tốt Đạt Cần cố gắng đối với dạng số liệu nào thì dùng biểu đồ nào (cột/quạt) để biểu diễn. NL 5: Rút ra nhận xét từ các số liệu TK Thành thạo rút ra những nhận xét đúng về các thông tin TK, bao gồm sự liên quan và mối quan hệ bên trong và bên ngoài phạm vi dữ liệu. Biết rút ra những lời nhận xét đơn giản như so sánh hơn kém, tăng dần, giảm dần,… Bị hạn chế hoặc không có khả năng rút ra nhận xét từ các số liệu TK. NL 6: Rút ra nhận xét từ các số liệu TK biểu diễn dưới dạng bảng biểu Thành thạo rút ra những nhận xét đúng về các thông tin TK, bao gồm sự liên quan và mối quan hệ bên trong và bên ngoài phạm vi dữ liệu. Biết rút ra những nhận xét cơ bản, thể hiện rõ ràng qua các bảng biểu hoặc qua những gợi mở để đưa ra nhận xét. Bị hạn chế hoặc không có khả năng rút ra nhận xét từ các số liệu TK biểu diễn dưới dạng bảng biểu.
NL 7: Rút ra nhận xét từ các số liệu TK biểu diễn dưới dạng biểu đồ Thành thạo rút ra những nhận xét đúng về các thông tin TK, bao gồm sự liên quan và mối quan hệ bên trong và bên ngoài phạm vi dữ liệu. Biết rút ra những nhận xét cơ bản, thể hiện rõ ràng qua biểu đồ. Bị hạn chế hoặc không có khả năng rút ra nhận xét từ các số liệu TK biểu diễn dưới dạng biểu đồ.
NL 8: Sử dụng các lập luận, lí lẽ để rút ra
Thành thạo, tự tin trong việc đưa ra các lập luận của bản thân để đi đến
Đưa ra được một số lập luận của bản thân để rút ra các kết luận liên quan
Bị hạn chế và không có khả năng về khả năng sử dụng ngôn ngữ diễn đạt những suy nghĩ, lí lẽ của
Năng lực Đánh giá Tốt Đạt Cần cố gắng các kết luận TK đơn giản những kết luận TK có hiệu quả, có chất lượng, có ý nghĩa thực tiễn. trực tiếp đến dữ liệu TK. bản thân để đưa ra những kết luận TK. NL 9: Rút ra được các quy luật TK một cách đơn giản từ số liệu TK
Điêu luyện trong việc rút ra những quy luật TK đơn giản liên quan đến bên trong và vượt ngoài số liệu TK đã cho.
Biết rút ra những quy luật TK đơn giản liên quan trực tiếp đến dữ liệu TK đã cho.
Bị hạn chế và không có khả năng rút ra những quy luật TK có liên quan đến dữ liệu đã cho.
Để đánh giá NL TSLTK của HS tiểu học chúng ta có thể quan sát mức độ hoàn thành các bài tập, các phiếu học tập của HS, quá trình tham gia các hoạt động học tập để đánh giá NL của các em hoặc dựa vào các sản phẩm hoạt động của các em sau tiết học. Nếu người GV chịu khó quan sát, quan sát một cách tinh tế chúng ta sẽ hoàn toàn có thể căn cứ vào khung đánh giá NL trên để đánh giá NL TSLTK của các em. Đương nhiên càng học lên lớp trên thì các NL này càng được hình thành rõ nét và phát triển cao hơn ở lớp dưới.
Chúng ta cũng có thể thiết kế đề kiểm tra, phiếu học tập để đánh giá các NL này của HS tiểu học. Và chúng tôi cho rằng chỉ cần đạt đến mức ĐẠT là các em HS học hết cấp tiểu học đã đạt chuẩn về kiến thức, kĩ năng của yêu cầu cần đạt về nội dung xác suất TK. Khi đó chúng ta có thể kết luận dạy học theo định hướng tiếp cận NL TSLTK ở bậc tiểu học đã thành công.
2.8. Kết luận Chƣơng 2
Năng lực TSLTK đang là vấn đề thời sự đang được nhiều nhà giáo dục quan tâm nghiên cứu. Chương 2 đã làm rõ được nội hàm các khái niệm về NL TSLTK của HS tiểu học, làm rõ được mục tiêu, nội dung và yêu cầu cần đạt của yếu tố TK trong chương trình môn Toán ở tiểu học. Dựa vào mô hình phát triển NL TSLTK, chúng tôi đề xuất 4 nhóm NL TSLTK:
- Nhóm NL TSLTK từ hoạt động thu thập và mô tả dữ liệu trong một số tình huống đơn giản để đưa ra các bằng chứng cho kết luận TK.
- Nhóm NL TSLTK từ hoạt động dùng lí lẽ để lập luận, giải thích cho kết luận của mình.
- Nhóm NL TSLTK từ hoạt động đưa ra các kết luận từ số liệu TK - Nhóm NL TSLTK từ hoạt động đưa ra các kết luận từ số liệu TK
Đồng thời, chúng tôi cũng đã đưa ra khung đánh giá NL tiền TK dựa trên 3 mức Tốt, Đạt và Cần cố gắng. Trên cơ sở đó, GV có thể đánh giá chính xác NL của HS trong quá trình học tập.
Qua những cơ sở đã nêu ta có thể thấy được rõ hơn việc phát triển NL TSLTK cho HS là điều hết sức cần thiết và quan trọng.
CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG DẠY HỌC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TIỀN SUY LUẬN THỐNG KÊ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
3.1. Mục đích khảo sát
- Tìm hiểu thực trạng dạy học ở trường tiểu học theo hướng phát triển NL TSLTK.
- Khảo sát, đánh giá NL TSLTK của HS tiểu học trong dạy học toán.
- Tìm hiểu những biểu hiện của NL TSLTK của HS tiểu học, trên cơ sở đó khẳng định lại những thành tố mà chúng tôi đề xuất là có căn cứ.
- Kết quả khảo sát, đánh giá thu được là cơ sở để đề xuất các giải pháp sư phạm nhằm phát triển NL TSLTK cho HS thông qua dạy học môn Toán. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả đổi mới PPDH ở trường tiểu học.
3.2. Đối tƣợng khảo sát
Tôi sử dụng PP quan sát, phỏng vấn trực tiếp, dự giờ, sử dụng phiếu hỏi đối với 100 GV tiểu học, dạy tại các trường Tiểu học Trần Văn Dư, trường Tiểu học Trần Đại Nghĩa trên địa bàn phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng. (Phụ lục 1)
3.3. Nội dung khảo sát
Tìm hiểu chương trình sách giáo khoa về yếu tố TK; thực trạng của việc dạy học yếu tố TK; dạy học phát triển NL TSLTK của HS; xin ý kiến đánh giá của các GV về các dạng hoạt động tìm hiểu và PP vận dụng giảng dạy các yếu tố TK.
3.4. Tổ chức khảo sát
Để thu được những thông tin trung thực và khách quan, chúng tôi tiến hành khảo sát, phỏng vấn, dự giờ, sử dụng phiếu trả lời đối với một số GV (Phụ lục1). Đồng thời chúng tôi nghiên cứu các tài liệu có liên quan và sử dụng PP tổng kết kinh nghiệm để phân tích đánh giá thực trạng của việc giảng dạy phát triển NL TSLTK trong các trường tiểu học.
3.5. Phân tích kết quả khảo sát
3.5.1. Về sách giáo khoa toán ở tiểu học
Các yếu tố TK được đưa vào trong chương trình tiểu học ở dạng sơ khai nhưng đó lại chính là những kiến thức cơ bản của toán TK, là tiền đề cho các em tiếp tục ở cấp học sau cũng như áp dụng trong cuộc sống. Ngày nay, nhận thức được tầm quan trọng của yếu tố TK trong cuộc sống, các yếu tố TK đã được đưa vào giảng dạy từ rất sớm từ cấp Tiểu học. Trước đây, nếu như ở lớp một lớp hai yếu tố TK được tồn tại dưới dạng ẩn tàng thì đến lớp ba, lớp bốn, lớp năm yếu tố TK mới chính thức được đưa vào chương trình giảng dạy với những bài cụ thể và trở thành một trong các mạch
kiến thức quan trọng của chương trình toán tiểu học. Tuy nhiên, theo CT GDPT mới 2018 thì yếu tố TK đã được đưa vào chương trình sớm hơn chương trình hiện hành một năm, bắt đầu từ năm lớp hai. Và sách giáo khoa đã được nhiều tác giả biên soạn khá công phu, tiếp cận thực tiễn. Tuy nhiên, có lẽ vì lúc đó chúng ta chưa bàn đến dạy học yếu tố TK phải bồi dưỡng cho HS, giúp cho HS tiếp cận được những dạng NL nào nhằm giúp các em vận dụng tốt nhất vào đời sống thực tiễn, nên nội dung sách giáo khoa còn mang nặng tính hàn lâm, thiếu đi “cái hồn” cho sự phát triển các NL hiểu biết TK của HS tiểu học. Các số liệu TK đưa ra giảng dạy còn chưa phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi HS tiểu học, còn quá xa lạ và không phù hợp với thực tiễn cuộc sống mà các em hằng ngày tiếp cận. HS tiểu học sẽ không mấy hứng thú với các số liệu về năng suất lúa, số cây trồng của một bản Na, số mét vải bán được hay số cây xã đó trồng được, …bởi vì nhận thức của HS tiểu học còn quá mơ hồ với những hành động đó ([6], [7]).
Hơn nữa, thông tư 30 của BGDĐT ban hành về đánh giá HS tiểu học, đã nói không với xếp loại HS. Chính vì vậy, với những bài học có nội dung phân loại HS giỏi, HS khá, HS trung bình lại đi ngược với nội dung thông tư, điều này làm cho tất cả các GV đều bối rối và gặp nhiều khó khăn trong quá trình giảng dạy, hướng dẫn các em giải các bài toán như vậy. Do đó, chúng tôi cho rằng số liệu TK đưa ra giảng dạy không làm cho HS cảm thấy hứng thú để hào hứng tham gia vào các tiết học. Các bài tập đã hướng đến rèn luyện cho các em các NL đọc hiểu các số liệu TK được cho dưới dạng biểu đồ hay bảng biểu. Dạng bài toán cho các em thu thập dữ liệu TK, xử lí, phân tích số liệu TK để đi đến các kết luận đơn giản có ý nghĩa TK thì còn hiếm. Trong khi đó, theo xu hướng toàn cầu hóa, học tập theo định hướng phát triển NL như hiện nay thì giáo dục TK yêu cầu chúng ta hướng người học đến NL hiểu biết TK, suy luận TK và tư duy TK, vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. Hơn nữa, thời lượng dành cho yếu tố TK ở tiểu học khá khiêm tốn, chỉ 12 tiết trên toàn bộ 840 tiết toàn cấp học. Ngoài ra, trong các bài kiểm tra định kỳ hay cuối kì yếu tố TK dường như bị lãng quên, không được đề cập đến nhiều nên phần nào làm cho GV và HS lơ là với mạch kiến thức quan trọng này. Do đó, chất lượng dạy và học yếu tố TK chưa mang lại hiệu quả như các nhà giáo dục mong đợi. Trong khi đó, đây là một lĩnh vực có nhiều lợi thế, dễ dàng giúp HS tiếp cận và được phát huy nhiều NL của bản thân.
3.5.2. Nhận thức của giáo viên về phát triển năng lực tiền suy luận thống kê cho học sinh cho học sinh
Qua bảng hỏi điều tra 100 GV tiểu học ở hai Trường Tiểu học Trần Văn Dư và Tiểu học Trần Đại Nghĩa trên địa bàn phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà
Nẵng, chúng tôi thu được 100 kết quả trả lời như sau:
Câu 1: Mức độ hào hứng của thầy cô khi dạy học yếu tố thống kê ở tiểu học
Bảng 3.1: Mức độ hào hứng của thầy cô khi dạy học yếu tố TK ở tiểu học
STT Nội dung câu hỏi Không hào hứng Thỉnh thoảng Hào hứng Rất hào hứng
1 Mức độ hào hứng của thầy cô khi
dạy học yếu tố TK ở tiểu học 53 31 14 2
Qua kết quả điều tra, có thể nhận thấy rằng đa số các GV đều chưa có hứng thú trong dạy học TK, vì một số lý do như nội dung đơn giản, không có gì khó hiểu đối với HS, khi GV hướng dẫn và đặt câu hỏi thì HS có thể trả lời được; thậm chí còn cho rằng một số nội dung của bài tập chưa thực sự cần thiết và phù hợp đối với HS tiểu học. Vì vậy, chúng ta có thể thấy được đa số GV chưa nhận thấy được hết ý nghĩa quan trọng của yếu tố TK trong cuộc sống cũng như chưa thấy được tầm quan trọng của việc hình thành các NL cho HS đặc biệt là NL TSLTK.
Câu 2: Thầy cô hãy cho biết vai trò của TK trong học tập và các lĩnh vực kinh tế - xã hội?
Bảng 3.2: Vai trò của TK trong học tập và các lĩnh vực kinh tế - xã hội
STT Nội dung câu hỏi Không quan trọng Bình thƣờng Quan trọng Rất quan trọng
1 Thầy cô cho biết vai trò của TK
trong hoạt động kinh tế - xã hội 16 48 20 16 2 Thầy cô cho biết vai trò của TK
trong cuộc sống của bản thân. 29 41 19 11
Qua bảng TK trên, ta có thể thấy được đa số GV nhận thức về vai trò của TK trong hoạt động kinh tế - xã hội và trong cuộc sống của bản thân ở mức độ bình thường hoặc không quan trọng với một số lí do như HS còn nhỏ nên yếu tố TK đối với các em còn rất nhiều lạ lẫm và chưa cần thiết, nhiều ý kiến cho rằng yếu tố nhạy bén trong tính toán hình học và đại số mới là quan trọng vì chiếm nhiều thời lượng trong chương trình môn Toán. Chỉ được số ít các thầy cô nhận thức được tầm quan trọng của TK cho bản thân và cho các hoạt động trong thực tiễn.
Câu 3: Thầy cô gặp khó khăn về vấn đề nào trong quá trình dạy học thống kê? Thầy cô hãy chéo (x) vào đáp án thầy cô chọn:
Bảng 3.3: Một số vấn đề khó khăn trong quá trình dạy học yếu tố TK
STT Một số khó khăn trong quá trình dạy học yếu tố TK Nhiều Vừa Ít
1 Nền tảng cơ bản toán học, kĩ năng học tập của nhiều HS
còn hạn chế, ý thức tự giác còn chưa cao.
2 Các ý tưởng, công thức TK quá khác thường với HS tiểu học nên khó thu hút các em vào tiết học.
3 HS thường dựa trên trực giác, kinh nghiệm chủ quan của bản thân để đưa ra kết luận cho bài toán.
4 HS đánh đồng TK với toán học, chờ đợi trọng tâm là các con số và áp dụng công thức để giải toán.
5 Số liệu TK giảng dạy cho HS còn xa rời thực tế, chưa phù hợp với tâm lí lứa tuổi HS tiểu học.