Thực trạng thực hiện các phương thức quản lý hoạt động giáo dục thể chất ở

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh ở các trường tiểu học tại thành phố quảng ngãi tỉnh quảng ngãi (Trang 57)

chất các trường tiểu học tại thành phố Quảng Ngãi

Bảng 2.20. Khảo sát ỷ kiến CBQL về thực trạng thực hiện các phương thức quản lỷ HĐ GDTC Nội dung quản Mức độ đánh giá 4 3 2 1 0 S L TL% SL TL % SL TL % SL TL % SL TL % PT1 13 65,0 6 30,0 1 5,0 0 0,0 0 0,0 3,60 4 PT2 16 80,0 4 20,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0 3,80 1 PT3 15 75,0 5 25,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0 3,75 2 PT4 13 65,0 7 35,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0 3,65 3 PT5 10 50,0 10 50,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0 3,50 6 PT6 11 55,0 9 45,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0 3,55 5 Trung bình chung 3,64 Ghi chú:

- PT1: Lập kế hoạch dựa trên nghiên cứu kỹ các văn bản qui phạm pháp luật hiện hành, thu thập các thông tin cơ bản về tình hình kinh tế - xã hội địa phương; Đánh giá tình hình đội ngũ giáo viên GDTC, cơ sở vật chất của nhà trường, tình hình học sinh.

- PT2: Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch dạy học hay tổ chức thực hiện chương trình, SGK, tiếp nhận các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực), sắp xếp, phân bổ các nguồn lực.

- PT3: Chỉ đạo, đôn đốc, động viên, khích lệ mọi người khi họ gặp khó khăn để kế hoạch dạy học được thực hiện đúng tiến độ, có sự khen thưởng bằng vật chất. Theo dõi và giám sát; điều chỉnh sửa chữa với tư cách là người hướng dẫn, trợ giúp kĩ thuật cho GV trong quá trình thực hiện kế hoạch dạy học.

- PT4: Kiểm tra chính xác, đầy đủ việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục, giảng dạy của giáo viên; Thông qua việc kiểm tra hoạt động giảng dạy giúp cho giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục và giảng dạy; giữ vững kỷ luật, khuyến khích sự cố gắng của GV.

- PT5: Giúp các tổ chức xã hội nắm thông tin chính xác, khách quan, phát huy nguồn lực xã hội tham gia đầu ta phát triển TDTT trong trường học.

- PT6: Đánh giá chất lượng hoạt động GDTC thông qua ý kiến phản hồi ta học sinh, gia đình.

Nhận xét:

Qua kết quả khảo sát ý kiến CBQL về thực trạng thực hiện các phương thức quản lý HĐ GDTC ở các trường TH tại thành phố Quảng Ngãi có thể thấy:

Nội dung tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch dạy học hay tổ chức thực hiện chương trình, SGK, tiếp nhận các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực), sắp xếp, phân bổ các nguồn lực được đánh giá cao ở mức ĐTB: 3,80 xếp thứ bậc 1/6;

Tiếp theo 1 à “chỉ đạo, đôn đốc, động viên, khích lệ mọi người khỉ họ gặp khó khăn

để kể hoạch dạy học được thực hiện đúng tiến độ, có sự khen thưởng bằng vật chất. Theo dõi và giám sát; điều chỉnh sửa chữa với tư cách là người hướng dẫn, trợ giúp kĩ thuật cho GV trong quá trình thực hiện kế hoạch dạy học và kiểm tra chỉnh xác, đầy đủ việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục, giảng dạy của giáo viên ”;

“Thông qua việc kiểm tra hoạt động giảng dạy giúp cho giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục và giảng dạy; giữ vững kỷ luật, khuyến khích sự cổ gắng của GV” thể hiện ở mức ĐTB: lần lượt là 3,75 và 3,65 xếp thứ bậc 2/5 và 3/5.

Nhìn chung đội ngũ CBQL đánh giá cao về các nội dung của các phương thức quản lý tuy vậy vẫn còn một số ít vấn đề khách quan liên quan về tình hình kinh tế - xã hội địa phương; thiếu hụt về đội ngũ giáo viên GDTC, cơ sở vật chất của nhà trường, và tình hình học sinh đông cũng phần nào ảnh hưởng đến quá trình lập kế hoạch thực hiện của CBQL.

2.6. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục thể chất

các trường tiểu học tại thành phố Quảng Ngãi

Bảng 2.21. Khảo sát ỷ kiến CBQL về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lỷ HĐ GDTC

Nội dung quản Mức độ đánh giá Điểm trung bình Thứ bậc 4 3 2 1 0 SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% YT1 15 75,0 5 25,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0 3,75 1 YT2 10 50,0 10 50,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0 3,50 3 YT3 11 55,0 7 35,0 2 10,0 0 0,0 0 0,0 3,45 4 YT4 12 60,0 8 40,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0 3,60 2 YT5 7 35,0 8 40,0 5 25,0 0 0,0 0 0,0 3,10 5 Trung bình chung 3,48 Ghi chú:

- YT1: Nhận thức của CBQL, GV về công tác GDTC.

- YT2: Điều kiện CSVC, trang thiết bị dạy học ục hậu. còn thiếu nhiều. - YT3: Nội dung chương trình GDTC.

- YT4: Năng lực quản lý và chuyên môn của độingũ CBQL và GV GDTC. - YT5: Kinh phí phân bổ cho các hoạt động liên quan đến GDTC còn hạn chế.

Nhận xét:

Qua bảng khảo sát về thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý HĐ GDTC ở TH có thể nhận thấy, các yếu tố chủ quan về nhận thức của CBQL và GV về công tác GDTC; Năng lực quản lý của CBQL, trình độ chuyên môn của đội ngũ GV GDTC được đánh giá “Rất ảnh hưởng” đến công tác quản lý HĐ GDTC có thể nói yếu tố “con người” trong QLGD là một trong những nhân tố quyết định đến chất lượng của giáo dục và GDTC nói riêng thể hiện ở ĐTB lần lượt là 3,75 và 3,60 được xếp ở các thứ bậc 1/5 và 2/5. Bên cạnh đó những nguyên nhân khác về điều kiện CSVC, trang thiết bị dạy học ục hậu, còn thiếu nhiều; Nội dung chương trình và kinh phí phân bổ cho các HĐ liên quan đến GDTC còn hạn che cũng là một trong những van đe ảnh hưởng đến HĐ GDTC hiện nay.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Qua phân tích, đánh giá thực tiễn cho thấy: Hoạt động GDTC trong và ngoài trường tiểu học tại thành phố Quảng Ngãi được học sinh, giáo viên và cán bộ quản lý đặc biệt quan tâm. Nhận thức về tầm quan trọng, vai trò của GDTC, chất lượng đội ngũ, công tác quản lý luôn được quan tâm đúng mức. Để nâng cao chất lượng HĐ GDTC tại địa bàn cần có những biện pháp nhằm phát huy những ưu điểm về:

+ Tăng cường nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh về mục tiêu của hoạt động GDTC ở trường tiểu học.

+ Tăng cường công tác bồi dưỡng chuyên môn, kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho đội ngũ giáo viên dạy GDTC, xây dựng đội ngũ giáo viên đảm bảo về chất lượng.

- Cần khắc phục những bất cập và hạn chế về:

+ Phương pháp dạy và học, các hình thức tổ chức hoạt động giáo GDTC cho học sinh trong nhà trường

+ Tăng cường đầu tư, quản lý cơ sở vật chất và trang thiết bị, dụng cụ phục vụ GDTC và hoạt động TDTT ở tiểu học

- Và để nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động GDTC cần có những thay đổi mới về:

+ Công tác kiểm fra và đánh giá chất lượng hoạt động GDTC ở tiểu học + Đẩy mạnh công tác xã hội hóa đối với hoạt động TDTT trường học

Những yêu cầu trên chính là tiền đề cho việc xây dựng các giải pháp trong luận văn “Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh ở các trường tiểu học tại thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.”

CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG

GIÁO DỤC THẺ CHẤT Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC TẠI THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI, TỈNH QUẢNG NGÃI

3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Các biện pháp đưa ra phải phù họp với tình hình thực tế địa phương, đơn vị, phù hợp với nhu cầu đòi hỏi của người học, dư luận xã hội cũng như sự quan tâm phối hợp của các trường phổ thông, đáp ứng yêu cầu đảm bảo tính khả năng thích ứng và hòa nhập của HS vào đời sống xã hội và lao động nghề nghiệp, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hòa nhập quốc tế thể hiện qua mục tiêu đào tạo. Phù hợp với hệ thống đa cấp liên thông trong giáo dục.

Đáp ứng mục tiêu đổi mới nội dung chương trình giáo dục phổ thông nói chung, chương trình GDTC cho HS tiểu học nói riêng. Góp phần triển khai công tác giáo dục toàn diện, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện theo tinh thần Nghị quyết số 29- NQ/TW nhằm phát triển toàn diện cho người học về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo.

Cần chú ỷ là thực tiễn luôn vận động và phát triển vì thế khỉ đề xuất các biện pháp phải xem xét đến những dự báo phát triển giáo dục trong tương lai ở nước ta và trên thế giới

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ

Tính đồng bộ phải được thực hiện thông qua tất cả các khâu, từ khâu xác định mục tiêu, thực hiện kế hoạch, chương trình và hoạt động giảng dạy của GV, hoạt động học tập của HS, tăng cường nguồn lực csvc, phương tiện, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, trang thiết bị kỹ thuật dạy học, nâng cao năng lực đội ngũ CBQL, nhân viên phục vụ và công tác kiểm tra, đánh giá. Các biện pháp quản lý đầu ra phải thông nhất, liên hệ chặt chẽ với nhau. Đây là vấn đề then chốt để giải quyết mục đích đề ra. Chỉ khi thực hiện đồng bộ các biện pháp mới phát huy thế mạnh của từng biện pháp nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng hoạt động GDTC cho HS trong trường TH hiện nay.

Áp dụng lý thuyết hệ thống trong QLGD coi cơ sở GD&ĐT là một mô hình “xã hội thu nhỏ” trong môi trường xã hội. Nói một cách tổng quan nhất thì quản lý là đảm bảo sự tồn tại của hệ thống hoàn chỉnh, làm cho, thích ứng với hoàn cảnh mới hoặc chuyển đến trạng thái mới đề phản ứng lại các biến đổi xảy ra và quản lý có thể xem xét ở trạng thái tĩnh, như một cấu trúc và trạng thái động, như là quá trình. Như vậy, nhà quản lý phải thực hiện hai chức năng cơ bản nhất, đó là: Đảm bảo sự tồn tại của hệ thống hoàn chỉnh và chuyển hệ thống sang trạng thái mới thích ứng với hoàn cảnh.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

Các biện pháp được đề xuất phải bắt đầu từ điều kiện thực tế của từng đơn vị, có khả năng áp dụng vào thực tiễn hoạt động quản lý của CBQL nhà trường, CBQL cấp tổ bộ môn một cách thuận lợi, trở thành hiện thực và đem lại hiệu quả cao. Để đạt được điều này khi xây dựng biện pháp phải đảm bảo tính khoa học trong quy trình với các bước tiến hành cụ thể và chính xác.

Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của trường TH, vai trò và vị trí của GDTC trong phát triển nhân cách thế hệ trẻ toàn diện, căn cứ vào thực trạng tổ chức các hoạt động GDTC trong giai đoạn hiện nay để đưa ra các biện pháp quản lý hoạt động GDTC cho HS TH đạt mục tiêu đề ra. Biện pháp đề xuất phải xuất phát từ mục tiêu của giáo dục về xây dựng con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, mục tiêu giáo

dục TH và những nguyên tắc cơ bản trên.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thỉ

Phải có tính phổ thông, phổ biến, không quá khó, quá cao so với thực tiễn hiện nay. Có tính đến các biến số ngoại sinh. Có tỷ lệ đồng thuận cao, thực hiện được và có hiệu quả.

Các biện pháp đề ra phải nhận được sự ủng hộ từ phía cán bộ GV trong đơn vị, sự phối kết hợp của các trường phổ thông, sự giúp đỡ tạo điều kiện của cấp trên. Cơ sở vật chất, nhà tập đa năng phục vụ việc học tập, tập luyện GDTC phải đảm bảo.

Có khả năng đáp ứng các yêu cầu của các biện pháp ở mức tối đa.

Các chế độ đối với đội ngũ GV phải được đảm bảo, phải có quy chế cụ thể và các chế tài khác đảm bảo hành lang pháp lý cho hoạt động.

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học

Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học là một nguyên tắc cơ bản của quản lý. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học thể hiện sự đảm bảo tính kế hoạch trong hoạt động quản lý. Kế hoạch được thể hiện bằng chiến lược, sách lược phát triển và thực hiện bằng hành động. Định rõ các mục tiêu cần đạt và cả các biện pháp thực hiện. Nguyên tắc này sẽ tăng cường tính chủ động trong quá trình điều hành và thực hiện nhiệm vụ của chủ thể và khách thể quản lý, tạo khả năng thực hiện công việc một cách kinh tế. Quản lý không khoa học thì hiệu quả quản lý sẽ hạn chế.

Quản lý hoạt động GDTC cho học sinh TH là một trong những nội dung quan trọng trong quản lý hoạt động nhà trường. Do đó, biện pháp quản lý HĐ GDTC cần được xây dựng và cấu trúc đảm bảo tính khoa học, biện pháp càn chỉ dẫn được những nội dung, cách thức quan trọng để các nhà trường có thể áp dụng được các biện pháp này trong thực tiễn GDTC cho học sinh.

Biện pháp cần được được căn cứ trên đặc điểm phát triển năng lực thể chất, các kỹ năng vận động của HS lứa tuổi TH đồng thời đảm bảo căn cứ trên lỷ luận GDTC, tổ chức thực hiện nội dung chương trình mồn thể dục trong nhà trường tiểu học.

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động GDTC các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi tỉnh Quảng Ngãi

Qua khảo sát thực trạng các nội dung về quản lý hoạt động GDTC ở các trường tiểu học tại thành phố Quảng Ngãi có thể nhận thấy những điểm tích cực trong công tác quản lý của đội ngũ CBQL tại địa phương về nhận thức mục tiêu, công tác bồi dưỡng chuyên môn và xây dựng đội ngũ GDTC. Đổ phát huy những ưu điểm, khắc phục những hạn chế, và một số biện pháp mới tác giả đã đề xuất :

3.2.1. Tổ chức hoạt động nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lỷ, giáo viên, học sinh về tầm quan trọng của hoạt động GDTC trong trường tiểu học

Hiện nay thực tế giáo dục cho thấy, đa số các nhà trường chỉ chú trọng đến việc dạy kiến thức, ít coi trong môn GDTC và các hoạt động TDTT. Chính vì vậy, để CBQL, GV, PHHS nhận thức được tầm quan trong của hoạt động GDTC cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức vê vai trò, mic' tiêu của HĐ GDTC, các tổ chức đoàn thể nhà trường, huy động nguồn lực cộng đồng trong việc quản lý nâng cao chất lượng hoạt động GDTC tại các trường tiểu học.

a) Mục tiêu của biện pháp

Trong thời kỳ 4.0 việc áp dụng CNTT, những thành tựu của khoa học kỹ thuật vào GD là một xu thế tất yếu giúp hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác TDTT và hoạt động GDTC nói riêng, việc đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông giúp nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và xã hội, giúp mọi người hiểu rõ về mục tiêu của GDTC và TDTT qua đó có nhưng nhìn nhận khách quan và rõ ràng hơn về mục tiêu của hoạt động thể chất.

b) Nội dung và hình thức tổ chức thực hiện

- Đối với học sinh:

+ Nâng cao nhận thức về vai trò, nhiệm vụ, chức năng của GDTC trong trường học hiểu rõ tầm quan trọng về phát triển thể chất, vệ sinh, dinh dưỡng cho cá nhân thông qua các nội dung trong chương trình môn học GDTC trong nhà trường, tổ chức thường xuyên các hoạt động TDTT trong nhà trường giúp cho các em hiểu được lợi ích của hoạt động TDTT đối với cơ thể từ đó nâng cao ý thức tự giác tập luyện tăng cường thể chất.

- Đoi với đội ngũ giáo viên:

+ Tăng cường nhận thức về mục tiêu của GDTC trong nhà trường phổ thông qua các hình thức tuyên truyền, tập huấn, tổ chức các hoạt động thi đấu TDTT đối với đội ngũ GV trong và ngoài trường giúp các thầy cô cảm nhận được lợi ích của TDTT, qua đó hình thành năng lực hướng dẫn các hoạt động thể chất.

- Đối với cản bộ quản lý.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh ở các trường tiểu học tại thành phố quảng ngãi tỉnh quảng ngãi (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w