Các nhóm biện pháp quản lý hoạt động GDTC cho học sinh TH có mối quan hệ biện chứng nhau, cùng thực hiện một quá trình của chức năng quản lý, từ việc xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện các nội dung, phương pháp, hình thức, chỉ đạo thực hiện và cuối cùng là kiểm tra đánh giá. Mỗi một nhóm biện pháp vừa là cơ sở thực hiện, vừa là tiền đề để triển khai, điều chỉnh các biện pháp tiếp theo.
Từ phuơng pháp tiến hành các nhóm biện pháp có thể thấy giữa các nhóm biện pháp có mối liên hệ liên kết, họp tác để tạo ra công năng tổng thể cho công tác quản lý HĐ GDTC, hiệu quả quản lý khi triển khai các nhóm biện pháp đồng bộ sẽ lớn hơn nhiều khi triển khai riêng lẻ từng biện pháp.
3.4. Khảo nghiệm tính hợp lý và tính khả thỉ của các biện pháp quản lý.
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm
Tiến hành khảo nghiệm nhằm xác định tính hợp lý và tính khả thi của hệ thống các nhóm biện pháp quản lý HĐ GDTC cho HS tại các truờng tiểu học đã xây dựng.
3.4.2. Đoi tượng khảo nghiệm
Khảo nghiệm ý kiến của 02 CBQL của Phòng GD&ĐT thành phố Quảng Ngãi; 18 CBQL và 85 GV của 06 truờng TH trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.
3.4.3. Nội dung khảo nghiệm
Khảo nghiệm tính hợp lý và tính khả thi của 06 biện pháp thuộc 03 nhóm biện pháp nhằm tăng cuờng hiệu quả công tác quản lý HĐ GDTC sau:
- Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh về tầm quan trọng của hoạt động GDTC trong trường tiểu học.
- Tăng cường công tác bồi dưỡng chuyên môn, kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho đội ngũ giáo viên dạy GDTC, xây dựng đội ngũ giáo viên đảm bảo về chất lượng.
- Đổi mới phương pháp dạy và học, đa dạng hóa các hình thức tổ chức hoạt động GDTC cho học sinh trong nhà trường.
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị, dụng cụ phục vụ giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trường học.
- Đổi mới công tác giám sát kiểm tra và đánh giá chất lượng hoạt động GDTC ở tiêu học.
- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa đối với hoạt động TDTT trường học.
3.4.4. Cách thức tiến hành
Để đánh giá tính hợp lý và tính khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất, chúng tôi định lượng ý kiến đánh giá bằng thang điểm sau:
Bảng 3.1. Thang điểm quy ước đánh giá tỉnh hợp lỷ và khả thi
4 Rất hợp lý Rất khả thi 3,40 - 4,00 1
3 Hợp lý Khả thi 2,70 - 3,40 2
2 Tương đối hợp lý Tương đối khả thi 2,00 - 2,70 3
1 Không hợp lý Không khả thi 1,00 - 2,00 4
0 Hoàn toàn không hợp lý Hoàn toàn không khả thi 0,00 - 1,00 5
3.4.5. Kết quả khảo nghiệm
Qua tổng hợp phiếu xin ý kiến của 20 CBQL và 85 GV về mức độ hợp lý và khả thi của các biện pháp quản lý HĐ GDTC do đề tài đề xuất, tác giả đã thu được những
kết quả thể hiện ở các bảng sau:
Bảng 3.2. Khảo sát ỷ kiến của CBQL và GV về tính hợp lý của các biện pháp
Biện pháp TÍNH HỢP LÝ ĐTB Thứbậc RHL HL TĐHL KHL HTK S L TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% BP1 86 81,90 13 12,38 6 5,71 0 0,00 0 0,00 3,76 3 BP2 83 79,05 16 15,24 5 4,76 1 0,95 0 0,00 3,72 4 BP3 90 85,71 10 9,52 5 4,76 0 0,00 0 0,00 3,81 2 BP4 93 88,57 12 11,43 0 0,00 0 0,00 0 0,00 3,89 1 BP5 81 77,14 11 10,48 5 4,76 8 0,95 0 0,00 3,57 6 BP6 82 78,10 14 13,33 7 6,67 2 1,90 0 0,00 3,68 5 Ghi chú:
- BP1: Nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV, HS về tầm quan trọng của HĐ GDTC trong trường tiểu học.
-BP2: Tăng cường công tác bồi dưỡng chuyên môn, kỹ năng tổ chức HĐ GDTC cho đội ngũ GV dạy GDTC, xây dựng đội ngũ GV đảm bảo về chất lượng.
- BP3: Đổi mới phương pháp dạy và học, đa dạng hóa các hình thức tổ chức HĐ GDTC cho học sinh trong nhà trường.
- BP4: Tăng cường đầu tư csvc và trang thiết bị, dụng cụ phục vụ GDTC và HĐ thể thao trường học.
-BP5: Đổi mới hoạt động giám sát, kiểm tra và đánh giá chất lượng hoạt động GDTC trong trường tiêu học.
- BP6: Đẩy mạnh công tác xã hội hóa đối với hoạt động TDTT trường học.
Nhận xét:
Từ kết quả khảo sát của CBQL và GV về tính hợp lý của các biện pháp ở bảng 3.1 có thể thấy đa số các ý kiến đánh giá các biện pháp quản lý HĐ GDTC ở các trường TH tại thành phố Quảng Ngãi là hợp lý, tuy nhiên ở mỗi nội dung sẽ có mức độ đánh giá cao, thấp khác nhau như sau:
-Biện pháp “Tăng cường đầu tư csvc và trang thiết bị, dụng cụ phục vụ GDTC và
88,57% lựa chọn là rất hợp lý và 11,43% lựa chọn là hợp lý Điều đó cho thấy, khách thể khảo sát đều thấy cần thực hiện tốt công tác tăng cường về csvc, trang thiết bị, dụng cụ thì mới đảm bảo được chất lượng hoạt động GDTC trong nhà trường.
-Tiếp theo là biện pháp “Đổi mới phương pháp dạy và học, đa dạng hóa các hình
thức tổ chức HĐ GDTC cho học sinh trong nhà trường ” được đánh giá với mức độ hợp
lý thứ hai với ĐTB: 3,81 với tỷ lệ chọn mức độ hợp lý rất cao với 85,71%. Có thể thấy khách thể khảo sát rất chú trọng đến nội dung đổi mới phưong pháp, hình thức dạy học để nâng cao chất lượng học tập.
-Biện pháp'‘Nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV, HS về tầm quan trọng
của HĐ GDTC trong trường tiểu học” được đánh giá ở thứ bậc 3/6 với ĐTB: 3,76 và ty
lệ chọn mức độ rat hợp lý là 81,90%. Có thể nói việc nâng cao nhân thức của CBQL, GV, HS trong hoạt động GDTC có vai trò hết sức quan trong trong việc nâng cao chất lượng quản lý HĐ GDTC trong trường tiểu học.
-Biện pháp “Tăng cường công tác bồi dưỡng chuyên môn, kỹ năng tổ chức HĐ
GDTC cho đội ngũ GV dạy GDTC, xây dụng đội ngụ GV đảm bảo về chất lượng” được xếp mức độ hợp lý ở thứ bậc 4/6 với ĐTB: 3,72 ở tỷ lệ chọn rất hợp lý mức 79,05% thể hiện mức độ hợp lý cao của biện pháp.
-Tiếp theo là công tác “Đẩy mạnh công tác xã hội hóa đối với hoạt động TDTT
trường học ” với ĐTB: 3,68 ở ty lệ chọn mức độ rất hợp lý chiếm 78,1% và được xếp ở
thứ bậc 5/6.
-Biện pháp “Đổi mới hoạt động giám sát, kiểm tra và đánh giá chất lượng hoạt
động GDTC trong trường tiêu học ” có ty lệ chọn rất đồng ý chiếm 77,14% và 1,9% tỷ lệ
chọn không hợp lý.
Bảng 3.2. Khảo sát ỷ kiến của CBQL và GV về tính khả thi của các biện pháp
Biện pháp TÍNH KHẢ THI ĐTB Thứbậc RKT KT TĐKT KKT HTK S L TL% LS TL% SL TL% SL TL% SL TL% BP1 94 89,52 1 10,48 0 0,00 0 0,00 0 0,00 3,90 1 BP2 87 82,86 1 1 10,48 5 4,76 2 1,90 0 0,00 3,74 3 BP3 88 83,81 1 10,48 5 4,76 1 0,95 0 0,00 3,77 2 BP4 86 81,90 9 8,57 6 5,71 4 3,81 0 0,00 3,69 4 BP5 81 77,14 1 1 10,48 5 4,76 8 7,61 0 0,00 3,57 5 BP6 79 75,24 7 6,67 16 15,24 3 2,86 0 0,00 3,54 6 Ghi chú:
- BP1: Nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV, HS về tầm quan trọng của HĐ GDTC trong trường tiểu học.
- BP2: Tăng cường công tác bồi dưỡng chuyên môn, kỹ năng tổ chức HĐ GDTC cho đội ngũ GV dạy GDTC, xây dựng đội ngũ GV đảm bảo về chất lượng.
- BP3: Đổi mới phương pháp dạy và học, đa dạng hóa các hình thức tổ chức HĐ GDTC cho học sinh trong nhà trường.
- BP4: Tăng cường đầu tư csvc và trang thiết bị, dụng cụ phục vụ GDTC và HĐ thể thao trường học.
- BP5: Đổi mới hoạt động giám sát, kiểm tra và đánh giá chất lượng hoạt động GDTC trong trường tiêu học.
- BP6: Đẩy mạnh công tác xã hội hóa đối với hoạt động TDTT trường học.
Nhận xét:
ĐTB: 3,90 đó là biện pháp “Nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV, HS về tầm
quan trọng của HĐ GDTC trong trường tiểu học” với 89,52% lựa chọn là rất khả thi.
Điều đó cho thấy, để nâng cao chất lượng GDTC trong nhà trường, trước hết cần nâng cao nhận thức của CBQL, GV và học sinh.
- Bên cạnh đó biện pháp “Đổi mới phương pháp dạy và học, đa dạng hóa các hình
thức tổ chức HĐ GDTC cho học sinh trong nhà trường” được đánh giá với mức độ khả
thi cao thứ hai với ĐTB là 3,77 với tỷ lệ 83,81% ý kiến lựa chọn là rất khả thi. Có thể nhận thấy, đổi mới phương pháp dạy học hiện đang là một mục tiêu chiến lượt trong giáo dục Việt Nam, việc đổi mới phương pháp nâng cao chất lượng dạy học giúp học sinh chiếm lĩnh các tri thức mới một cách hiệu quả nhất.
- Biện pháp “Tăng cường công tác bồi dưỡng chuyên môn, kỹ năng tổ chức HĐ
GDTC cho đội ngũ GV dạy GDTC, xây dựng đội ngũ GV đảm bảo về chất lượng” được xếp mức độ khả thi ở thứ bậc 3/6 với ĐTB: 3,74 ở tỷ lệ chọn rất khả thi mức 82,86% thể hiện mức độ khả thi cao của biện pháp.
- Biện pháp “Tăng cường đầu tư csvc và trang thiết bị, dụng cụ phục vụ GDTC và
HĐ thể thao trường học” được xếp ở thứ bậc 4/6 với ĐTB: 3,69. Điều này cho thấy các
điều kiện thưc tế của các cơ sở giáo dục, việc đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị, của nhà trường phụ thuộc vào khoảng kinh phí chi thường xuyên từ Ngân sách nhà nước.
- Đối với biện pháp “Đổi mới hoạt động giám sát, kiểm tra và đánh giá chất lượng
hoạt động GDTC trong trường tiểu học ” được đánh giá ở thứ bậc 5/6 với ĐTB là 3,57 ở
ty lệ rat khả thi là 77,14% ý kiến lựa chọn.
-Cuối cùng là biện pháp “Đẩy mạnh công tác xã hội hóa đổi với hoạt động TDTT
trường học” ở thứ bậc 6/6 với lệ rẩt khả thi 77,24%. Đe thực hiện được điều này, cần sự
cố gắng của cả tập the sư phạm nhà trường, CBQL cần t^g cường khả năng quan hệ thích ứng với các tổ chức xã hội, cá nhận, doanh nghiệp tham gia phát triển GDTC trong giáo dục.
Như vậy, qua kết quả khảo nghiệm về tính hợp lý và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động GDTC ở các trường TH trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi, tỉnh (Quảng Ngãi cho phép tác giả tin tưởng tính khách quan và phù hợp với yêu cầu thực tiễn của các biện pháp đã đề xuất.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Từ những nghiên cứu trên cơ sở lý luận về hoạt động giáo dục thể chất và quản lý hoạt động giáo dục thể chất ở tiểu học (Chương 1). Khảo sát và đánh giá thực trạng của hoạt động giáo dục thể chất và Quản lý hoạt động giáo dục thể chất ở các trường tiểu học tại thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi (Chương 2). Dựa trên các nguyên tắc đề xuất các biện pháp, tác giả đã đề xuất được 06 biện pháp phát huy những ưu điểm, khắc phục những bất cập, hạn chế và tăng cường những biện pháp quản lý mới nhằm nâng cao chất lượng lượng quản lý hoạt động GDTC ở các trường tiểu học tại thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi bao gồm:
1. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lỷ, giáo viên, học sinh về tầm quan trọng của hoạt động GDTC trong trường tiểu học.
2. Tăng cường công tác bồi dưỡng chuyên môn, kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho đội ngũ giáo viên dạy GDTC, xây dựng đội ngũ giáo viên đảm bảo về chất lượng.
3. Đổi mới phương pháp dạy và học, đa dạng hóa các hình thức tổ chức hoạt động GDTC cho học sinh trong nhà trường.
thể chất và hoạt động thể thao trường học.
5. Đổi mới hoạt động giám sát, kiểm tra và đánh giá chất lượng hoạt động Giáo dục thể chất trong trường tiểu học.
6. Đấy mạnh công tác xã hội hóa đổi với hoạt động thể dục thể thao trường học.
Các biện pháp mà tác giả đề xuất thể hiện rõ cách làm cụ thể gắn với địa bàn thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi. Qua kết quả khảo nghiệm, cả 6 biện pháp đều được khách thể khảo sát đánh giá hợp lý và có tính khả thi cao, có quan hệ biện chứng với nhau, là tiền đề, điều kiện để thực hiện các biện pháp khác.
Nếu triển khai đồng bộ các biện pháp nêu trên sẽ nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động GDTC ở các trường tiểu học tại thành phố Quảng Ngãi, góp phần vào mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN
Từ các kết quả nghiên cứu thu được, tác giả rút ra các kết luận:
về lý luận: Hoạt động GDTC là một trong những hoạt động cơ bản nhất trong nhà trường, dưới sự tổ chức, điều khiển, dẫn dắt của giáo viên, học sinh chủ động tìm tòi, khám phá lĩnh hội tri thức. Trong quá trình dạy học, hoạt động dạy quyết định hoạt động học và hoạt động học tác động trở lại hoạt động dạy. Quản lý hoạt động GDTC là một trong những nhiệm vụ quan trọng của CBQL trong quá trình quản lý nhà trường, nhà quản lý cần thực hiện đầy đủ các chức năng quản lý: xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện, giám sát và kiểm tra. CBQL cần quản lý tốt hoạt động dạy và học thì mới nâng cao được chất lượng HĐ GDTC trong nhà trường.
về thực tiễn: Trên cơ sở khảo sát thực tế, đề tài đã có những đánh giá toàn diện về thực trạng HĐ GDTC, thực trạng quản lý HĐ GDTC cho học sinh tại các trường TH trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi, từ đó phân tích và làm rõ những kết quả đạt được, những hạn chế, tồn tại như sau:
* Kết quả đạt được
- CBQL và GV các trường tiểu học được khảo sát đều nhận thức được tầm quan trọng của HĐ GDTC cho học sinh.
- Đội ngũ giáo viên, GV chuyên trách, CBQL luôn chủ động học hỏi, tìm tòi các phương thức dạy học, quản lý mới phù hợp để nâng cao chất lượng dạy học và hoạt động GDTC trong nhà trường.
- CBQL cấp phòng, trường nắm được nội dung quản lý HĐ GDTC cho học sinh, chú trọng xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện công tác GDTC cho học sinh trong nhà trường.
- Những kết quả đạt được trong công tác quản lý HĐ GDTC cho học sinh tiểu học sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học, thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện ở các
trường tiểu học trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi. * Những hạn chế, tồn tại
- Một bộ phận nhỏ CBQL, GV vẫn chưa thực sự nhận thức tầm quan trọng của HĐ GDTC trong nhà trường, chưa xác định rõ các nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục phù hợp để thực hiện HĐ GDTC đạt hiệu quả tốt nhất.
- Các hình thức hoạt động TDTT ngoài giờ lên lớp chưa thực sự được quan tâm đúng mức, điều này khiến cho HS thụ động trong việc tự giác tập luyện thể thao ngoài giờ lên lớp.
- Công tác kiểm tra đánh giá còn mang tính hình thức, chưa bám sát vào mục tiêu HĐ GDTC cho học sinh để xây dựng tiêu chí đánh giá cụ thể.