Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh ở các trường tiểu học tại thành phố quảng ngãi tỉnh quảng ngãi (Trang 60)

Các biện pháp được đề xuất phải bắt đầu từ điều kiện thực tế của từng đơn vị, có khả năng áp dụng vào thực tiễn hoạt động quản lý của CBQL nhà trường, CBQL cấp tổ bộ môn một cách thuận lợi, trở thành hiện thực và đem lại hiệu quả cao. Để đạt được điều này khi xây dựng biện pháp phải đảm bảo tính khoa học trong quy trình với các bước tiến hành cụ thể và chính xác.

Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của trường TH, vai trò và vị trí của GDTC trong phát triển nhân cách thế hệ trẻ toàn diện, căn cứ vào thực trạng tổ chức các hoạt động GDTC trong giai đoạn hiện nay để đưa ra các biện pháp quản lý hoạt động GDTC cho HS TH đạt mục tiêu đề ra. Biện pháp đề xuất phải xuất phát từ mục tiêu của giáo dục về xây dựng con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, mục tiêu giáo

dục TH và những nguyên tắc cơ bản trên.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thỉ

Phải có tính phổ thông, phổ biến, không quá khó, quá cao so với thực tiễn hiện nay. Có tính đến các biến số ngoại sinh. Có tỷ lệ đồng thuận cao, thực hiện được và có hiệu quả.

Các biện pháp đề ra phải nhận được sự ủng hộ từ phía cán bộ GV trong đơn vị, sự phối kết hợp của các trường phổ thông, sự giúp đỡ tạo điều kiện của cấp trên. Cơ sở vật chất, nhà tập đa năng phục vụ việc học tập, tập luyện GDTC phải đảm bảo.

Có khả năng đáp ứng các yêu cầu của các biện pháp ở mức tối đa.

Các chế độ đối với đội ngũ GV phải được đảm bảo, phải có quy chế cụ thể và các chế tài khác đảm bảo hành lang pháp lý cho hoạt động.

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học

Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học là một nguyên tắc cơ bản của quản lý. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học thể hiện sự đảm bảo tính kế hoạch trong hoạt động quản lý. Kế hoạch được thể hiện bằng chiến lược, sách lược phát triển và thực hiện bằng hành động. Định rõ các mục tiêu cần đạt và cả các biện pháp thực hiện. Nguyên tắc này sẽ tăng cường tính chủ động trong quá trình điều hành và thực hiện nhiệm vụ của chủ thể và khách thể quản lý, tạo khả năng thực hiện công việc một cách kinh tế. Quản lý không khoa học thì hiệu quả quản lý sẽ hạn chế.

Quản lý hoạt động GDTC cho học sinh TH là một trong những nội dung quan trọng trong quản lý hoạt động nhà trường. Do đó, biện pháp quản lý HĐ GDTC cần được xây dựng và cấu trúc đảm bảo tính khoa học, biện pháp càn chỉ dẫn được những nội dung, cách thức quan trọng để các nhà trường có thể áp dụng được các biện pháp này trong thực tiễn GDTC cho học sinh.

Biện pháp cần được được căn cứ trên đặc điểm phát triển năng lực thể chất, các kỹ năng vận động của HS lứa tuổi TH đồng thời đảm bảo căn cứ trên lỷ luận GDTC, tổ chức thực hiện nội dung chương trình mồn thể dục trong nhà trường tiểu học.

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động GDTC các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi tỉnh Quảng Ngãi

Qua khảo sát thực trạng các nội dung về quản lý hoạt động GDTC ở các trường tiểu học tại thành phố Quảng Ngãi có thể nhận thấy những điểm tích cực trong công tác quản lý của đội ngũ CBQL tại địa phương về nhận thức mục tiêu, công tác bồi dưỡng chuyên môn và xây dựng đội ngũ GDTC. Đổ phát huy những ưu điểm, khắc phục những hạn chế, và một số biện pháp mới tác giả đã đề xuất :

3.2.1. Tổ chức hoạt động nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lỷ, giáo viên, học sinh về tầm quan trọng của hoạt động GDTC trong trường tiểu học

Hiện nay thực tế giáo dục cho thấy, đa số các nhà trường chỉ chú trọng đến việc dạy kiến thức, ít coi trong môn GDTC và các hoạt động TDTT. Chính vì vậy, để CBQL, GV, PHHS nhận thức được tầm quan trong của hoạt động GDTC cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức vê vai trò, mic' tiêu của HĐ GDTC, các tổ chức đoàn thể nhà trường, huy động nguồn lực cộng đồng trong việc quản lý nâng cao chất lượng hoạt động GDTC tại các trường tiểu học.

a) Mục tiêu của biện pháp

Trong thời kỳ 4.0 việc áp dụng CNTT, những thành tựu của khoa học kỹ thuật vào GD là một xu thế tất yếu giúp hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác TDTT và hoạt động GDTC nói riêng, việc đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông giúp nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và xã hội, giúp mọi người hiểu rõ về mục tiêu của GDTC và TDTT qua đó có nhưng nhìn nhận khách quan và rõ ràng hơn về mục tiêu của hoạt động thể chất.

b) Nội dung và hình thức tổ chức thực hiện

- Đối với học sinh:

+ Nâng cao nhận thức về vai trò, nhiệm vụ, chức năng của GDTC trong trường học hiểu rõ tầm quan trọng về phát triển thể chất, vệ sinh, dinh dưỡng cho cá nhân thông qua các nội dung trong chương trình môn học GDTC trong nhà trường, tổ chức thường xuyên các hoạt động TDTT trong nhà trường giúp cho các em hiểu được lợi ích của hoạt động TDTT đối với cơ thể từ đó nâng cao ý thức tự giác tập luyện tăng cường thể chất.

- Đoi với đội ngũ giáo viên:

+ Tăng cường nhận thức về mục tiêu của GDTC trong nhà trường phổ thông qua các hình thức tuyên truyền, tập huấn, tổ chức các hoạt động thi đấu TDTT đối với đội ngũ GV trong và ngoài trường giúp các thầy cô cảm nhận được lợi ích của TDTT, qua đó hình thành năng lực hướng dẫn các hoạt động thể chất.

- Đối với cản bộ quản lý.

+ Thực hiện xây dựng kế hoạch HĐ GDTC gắng liền với các kế hoạch GD và hoạt động khác trong năm học đảm bảo mục tiêu GD của trong nhà trường; phân nhiệm, tổ chức phối hợp với các bộ phân liên quan thực hiện kế hoạch, chỉ đạo các lực lượng tham gia việc thực hiện kế hoạch chung toàn trường. Giám sát việc thực hiện kế hoạch theo quy định.

+ Duy trì hoạt động, cập nhật thông tin thường xuyên trang thông tin điện tử của trường, sử dụng các công cụ mạng xã hội để chia sẻ bài viết hay có liên quan đến HĐ GDTC và phong trào TDTT của nhà trường.

+ Triển khai các văn bản chỉ đạo về HĐ GDTC của ngành đến với GV và PHHS, tổ chức cho GV, PHHS cùng tham gia phối hợp thực hiện các văn bản chỉ đạo của ngành; đặc biệt là các văn bản hướng dẫn thực hiện HĐ GDTC và TDTT cho HS tại nhà trường, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học.

+ Phối hợp với các trung tâm thể thao, tổ chức các chương trình giao lưu cho HS, GV, mời các chuyên gia tổ chức các buổi tập huấn về “Phương pháp tổ chức các hoạt động TDTT”; “Đổi mới phương pháp dạy học” cho đội ngũ GV, CBQL đặt biệt là giáo viên phụ trách hoạt động ngoài giờ lên lớp, phụ trách công tác Đoàn, Đội phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương, đơn vị.

+ Tăng cường sự trao đổi thông tin hai chiều giữa nhà trường với gia đình thông qua cuộc họp giữa nhà trường với phụ huynh, trao đổi qua các kênh thông tin của nhà trường (bảng tin, hội nghị, báo cáo). Phải xây dựng được mối quan hệ tốt với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.

c) Lưu ỷ khi áp dụng

- Cán bộ quản lý cần phối hợp đồng bộ các bộ phận liên quan ,các hội đoàn thể trong nhà trường, tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh; Công đoàn nhà trường; Hội cha mẹ học sinh phải xây dựng kế hoạch tuyên truyền về vai trò, mục tiêu của HĐ GDTC trong nhà trường để HS và GV hiểu rõ tầm quan trọng của HĐ giáo dục thể chất.

- Thành lập tổ hoạt động ngoài trời, phân bổ chi phí hoạt động trong năm.

3.2.2. Tăng cường công tác bồi dưỡng chuyên môn, kỹ năng to chức hoạt động giáo dục thể chất cho đội ngũ giáo viên dạy GDTC, xây dựng đội, ngũ giáo viên đảm bảo về chất lượng

a) Mục tiêu của biện pháp

Nhằm bồi dưỡng, nâng cao chất lượng cho GV giảng dạy môn GDTC ở trường TH có kiến thức và kỹ năng tổ chức các hoạt động dạy học Thể dục, hoạt động ngoại khóa GDTC giúp định hướng HS vào các môn thể thao mà các em yêu thích ngoài các nội

dung cơ bản trong chương trình môn học, khơi dậy và phát triển năng lực thể chất của các em. Ngoài các kỹ năng về sư phạm GV GDTC cần được trang bị một số kỹ năng cần thiết như: Kỹ năng tổ chức các hoạt động tập thể, kỹ năng thiết kế và tổ chức hoạt động học tập, hoạt động rèn luyện TDTT theo thế mạnh hoặc theo sự yêu thích của các em, động viên khích lệ người học tham gia.

b) Nội dung và hình thức tổ chức thực hiện

- Đối với đội ngũ GV, GV GDTC:

+ Chủ động bồi dưỡng chuyên môn cá nhân, kỹ năng tổ chức hoạt động, năng lực tự học tập và sáng tạo trong công việc.

- Đối với cán bộ quản lý:

+ Tạo điều kiện cho đội ngũ GV GDTC tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn, các lóp huấn luyện những môn thể thao phù hợp với thế mạnh của địa phương, từ đó GV có thể lựa chọn những môn phù hợp với điều kiện csvc của cơ sở giáo dục để áp dụng, tập huấn lại cho đội ngũ GV nhà trường về những kiến thức được tập huấn.

+ Nhà trường cần xây dựng kế hoạch, bồi dưỡng tại chỗ đáp ứng yêu cầu về kỹ năng tổ chức hoạt động cho GV nói chung và chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ GV GDTC nói riêng trong toàn trường. Tổ chức biên soạn tài liệu hướng dẫn cho GV tham khảo khi tổ chức HĐ GDTC cho HS hoặchuấn luyện HS tham gia các môn thể thao.

+ Tăng cường bồi dưỡng cho GV năng lực xây dựng kế hoạch HĐ GDTC của trường phù hợp với các nội dung luyện tập thể thao, hoạt động ngoại khóa được tổ chức thực hiện theo kế hoạch hoạt động chung của Phòng, bộ môn GDTC, kế hoạch dạy học nội dung lồng ghép, tích hợp vào từng đơn vị bài học cụ thể.

+ Lập kế hoạch bồi dưỡng cho GV môn GDTC năng lực tổ chức, phân công, giám sát các H5 GDTC. Trong kế hoạch của các trường cần thể hiện rõ việc phân công, giao nhiệm vụ cụ thể cho cá nhân, lớp hoặc khối lớp luyện tập, chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho các HĐ GDTC. Các tổ, GV tự kiểm tra, điều chỉnh trong quá trình luyện tập, tạo điều kiện cho HS tập luyện có kết quả, bảo đảm tính chính xác, công bằng, công khai. Mời đại diện các trường, đoàn thể, HS đánh giá động viên sự cố gắng của GV, HS các lớp, các đội trong các cuộc thi cấp trường để tạo hiệu ứng khích lệ phong trào thể thao nhà trường.

c) Lưu ỷ khi áp dụng

- Cán bộ quản lý phải thường xuyên cập nhật, rà soát văn bản, bổ sung các tài liệu về kỹ năng tổ chức các hoạt động tập thể, kỹ năng thiết kế và tổ chức hoạt động học tập, hoạt động rèn luyện TDTT, tài liệu về HĐ GDTC, hoạt động ngoài giờ lên lóp.

- Các kế hoạch phải bám sát mục tiêu giáo dục chung và phù họp với đặc điểm trường.

3.2.3. Đổi mới phương pháp dạy và học, đa dạng hóa các hình thức tổ chức hoạtđộng GDTC cho học sình trong nhà trường động GDTC cho học sình trong nhà trường

a) Mục tiêu của biện pháp

Đổi mới phương pháp dạy học, chuyển từ việc tiếp thu kiến thức một cách thụ động sang chủ động, tăng cường tương tác giữa GV với HS, HS với HS nhằm tiếp thu tri thức và rèn luyện kỹ năng cần thiết trong HĐ GDTC ở nhà trường.

b) Nội dung và hình thức tổ chức thực hiện

Chuyển hình thức học từ việc truyền thụ nội dung thành tiếp cân phát triển năng lực của HS. Thay vì quan tâm đến việc HS học được gì, thì sẽ chú trọng đến việc HS vận dụng được những gì thông qua quá trình học tập.

- Đối với giảo viên '.

đảm bảo; kiến thức xã hội; kỹ năng truyền đạt giúp HS áp dụng các nội dung kỹ thuật trong học tâp, tập luyện vào cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Đóng góp sáng kiến, mạnh dạn đề xuất những yêu cầu cần thiết phục vụ công tác chuyên môn trong HĐ GDTC giúp nâng cao chất lượng dạy và học.

+ Thay đổi phương pháp dạy học môn Thể dục, không quá cứng nhắc theo nội dung chương trình mà cần lồng ghép, phối hợp các hoạt động GDTC trong quá trình học tập chính khoá, ngoại khoá.

+ Quá trình dạy học cần được thực hiện bằng cách tổ chức nhiều HĐ GDTC, tập luyện TDTT giúp HS chủ động khám phá kiến thức chưa biết, thay vì thụ động tiếp nạp những kiến thức có sẵn trong trường trình SGK. GV là người trực tiếp tổ chức hoạt động tập luyện và hướng dẫn, chỉ đạo HS tìm tòi kiến thức mới, vận dụng kiến thức đã biết một cách sáng tạo để giải quyết tình huống trong học tập và thực tiễn,...

+ Hướng dẫn cho HS cách khai thác kiến thức có ở SGK và tài liệu học tập khác, rèn luyện thói quen tìm kiếm thông tin và suy luận để tìm ra kiến thức mới, đồng thời định hướng cho các em cách tư duy để từng bước hình thành khả năng sáng tạo.

+ Chú trọng việc kết hợp giữa học tập cá nhân và học tập hợp tác, tăng sự tương tác giữa giáo viên và học sinh, học sinh và học sinh. Từng học sinh có cơ hội thể hiện sự hiểu biết của mình, ghi nhận đóng góp của cá nhân khi cùng giải quyết nhiệm vụ học tập chung.

+ Tăng cường tổ chức các HĐ GDTC theo hình thức sinh hoạt câu lạc bộ thể thao trong nhà trường, chọn những môn thế mạnh của nhà trường để đầu tư tập luyện đội tuyển vừa mang tính hiệu ứng vừa sẵn sàng lực lượng tham gia các phong trào TDTT cấp thành phố.

- Đổi với cán bộ quản lỷ:

+ Cần xác định được những vấn đề trọng tâm trong việc đổi mới phương pháp dạy và học của HĐ GDTC: cần xây dựng mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức, đánh giá; Lập kế hoạch hoạt động, kết hợp bộ phận chuyên môn thực hiện kế hoạch, chỉ đạo các bộ phân liên quan phối hợp thực hiện kế hoạch, giám sát mức độ thực hiện kế hoạch để có những điều chỉnh phù hợp trong việc đảm bảo mục tiêu đề ra.

+ Chuẩn bị phương tiện hỗ trợ cho HĐ GDTC trong việc đổi mới. Chỉ đạo khai thác và sử dụng CNTT vào hoạt động dạy học. Lấy ý kiến về chất lượng giảng dạy từ GV và HS. Tạo động lực, khen thưởng GV có thành tích tốt trong thực hiện phương pháp dạy học đổi mới.

+ Chỉ đạo GV GDTC xây dựng chương trình môn học theo hướng dẫn "Chương

trình giáo dục phổ thông môn giáo dục thể chất’’(Ban hành kèm theo Thông tư số

32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018)

+ Phối hợp với Ban hoạt động ngoài giờ lên lớp, giáo viên GDTC; Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; Đội TNTP Hồ Chí Minh, Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh xây dựng chương trình HĐ GDTC trong năm học.

+ Có cơ chế khuyến khích GV ựr học, tự bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thực hiện đổi mới phương pháp.

c) Lưu ỷ khỉ áp dụng

- Trong quá trình dạy học, cần phải đảm bảo sử dụng đầy đủ và hiệu quả các thiết bị hỗ trợ dạy học theo quy định ở mức tối thiểu. Ngoài ra, có thể dùng thêm dụng cụ, đồ dùng dạy học tự làm nếu xét thấy thực sự cần thiết cho quá trình dạy học nhưng phải

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh ở các trường tiểu học tại thành phố quảng ngãi tỉnh quảng ngãi (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w