Các dạng ngộ độc thực phẩm thường gặp

Một phần của tài liệu Tuyển chọn và sử dụng hệ thống bài tập về giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm trong dạy học hóa học phần hóa học hữu cơ trường trung học phổ thông (Trang 25 - 28)

9. Cấu trúc khóa luận

1.2.4. Các dạng ngộ độc thực phẩm thường gặp

1.2.4.1. Ngộ độc thực phẩm Salmonella

Đây là loại nhiễm trùng, nhiễm độc thức ăn, thường xảy ra trong giai đoạn ngắn. Biểu hiện nhiễm độc do độc tố của vi trùng là buồn nôn, nhức đầu, choáng váng,… sốt, nôn, tiêu chảy nhiều lần, phân nhiều nước đôi khi có máu.

Bệnh lây qua thức ăn bị nhiễm vi khuẩn thương hàn như thịt gia súc, gia cầm mắc bệnh; trứng, cá bị ô nhiễm.

Để phòng tránh không nên ăn thịt gia súc, gia cầm bị ốm, chết. Đảm bảo điều kiện vệ sinh nơi giết mổ, bảo quản đúng cách nguyên liệu trước khi chế biến và bảo quản lạnh thức ăn chín [19].

15

1.2.4.2. Ngộ độc thực phẩm do tụ cầu (Staphylococcus)

Đây là bệnh nhiễm độc do độc tố của tụ cầu. Người bệnh thấy chóng mặt, buồn nôn, nôn dữ dội, đau quặn bụng, tiêu chảy, đau đầu, mạch nhanh, có thể sốt nhẹ.

Thực phẩm gây bệnh là các sản phẩm từ sữa, thịt gia cầm nấu chưa chín hoặc người bị nhiễm trùng mũi, họng, tay và ngoài da lây sang thức ăn.

Để phòng tránh phải kiểm tra sức khỏe người tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, đặc biệt là người viêm da có mủ, nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính phải cách ly khỏi dây chuyền sản xuất thực phẩm, nhất là thức ăn đã nấu chín [2].

1.2.4.3. Ngộ độc thực phẩm do Botulium

Là loại ngộ độc cấp tính rất nặng do độc tố của vi khuẩn Clostridium botulium phá hủy hệ thần kinh trung ương và hành tủy, dễ gây tử vong.

Triệu chứng chính của ngộ độc là giảm trương lực cơ như liệt mắt, vòm họng, lưỡi, hầu, liệt dạ dày ruột gây táo bón, trướng bụng, giảm trương lực cơ hô hấp gây khó thở, giảm tiết dịch, tiểu tiện khó. Đôi khi có hiện tượng phân ly mạch và nhiệt độ (mạch nhanh, nhiệt độ bình thường không sốt).

Thực phẩm gây ngộ độc gồm thịt, cá, rau đóng hộp bị ô nhiễm trong quá trình chế biến.

Biện pháp phòng tránh: Không ăn thịt, cá có dấu hiệu ôi thiu, bị ươn,… làm thức ăn nguội hoặc đóng hộp. Không sử dụng các đồ hộp có dấu hiệu phồng, với thức ăn khả nghi phải đun sôi lại ít nhất 1 giờ đồng hồ rồi mới dùng. Cá nếu chưa sử dụng ngay phải mổ bỏ hết ruột, mang, vây rửa sạch và ướp lạnh ngay [19].

1.2.4.4. Ngộ độc thực phẩm do virus

Điển hình nhất là virus gây bệnh viêm gan A (HAV) và Norwalk. Virus HAV nhiễm và ký sinh ở các loại nhuyễn thể rất khó làm sạch. Thực phẩm trung gian truyền HAV là rau sống, thức ăn chế biến nguội, bánh bao, bánh mì kẹp thịt và các loại nhuyễn thể (sò, ốc, hến) sống ở nguồn nước bẩn.

Triệu chứng chung khi mắc ngộ độc do HAV và Norwalk là tiêu chảy đối với người lớn và bị nôn đối với trẻ em.

16

1.2.4.5. Ngộ độc thực phẩm do sán lá gan nhỏ

Mầm bệnh là ấu trùng ở thịt và các loại cá chép, mè, trắm, trôi, diếc,…

Triệu chứng không rõ rệt, chỉ phát hiện rõ khi nhiễm trên 100 con sán khiến người bệnh bị rối loạn tiêu hóa, chán ăn, đi lỏng xen kẽ táo bón. Có thể mẩn ngứa, bạch hầu tăng, đau bụng, vàng da, gan to và cứng, có dấu hiệu viêm đường mật và xơ gan.

Phòng ngừa bằng cách không ăn gỏi cá, cá nướng chưa chín hoặc nấu chưa kỹ, ốc luộc chưa chín. Khi xác định đang bệnh cần điều trị bằng thuốc tẩy sán theo hướng dẫn của bác sĩ.

1.2.4.6. Ngộ độc thực phẩm do nấm mốc

Một số thực phẩm dễ bị nhiễm độc tố vi nấm Aflatoxin bao gồm các loại hạt như đậu phộng, bắp, đậu nành, hướng dương, điều, bột bắp, bột đậu nành, bột đậu phộng, bột dinh dưỡng trẻ em trong thành phần có chứa đậu nành, kẹo đậu phộng, đậu phộng chiên giòn,…

1.2.4.7. Ngộ độc do rau quả tồn dư thuốc bảo vệ thực vật

Triệu chứng gồm tổn thương hệ thần kinh (nhức đầu, mất ngủ, giảm trí nhớ, ra mồ hôi, nặng thì bị liệt do tổn thương thần kinh ngoại biên và não); tim mạch (co thắt mạch ngoại vi, loạn nhịp tim); hô hấp (viêm dạ dày, gan mật, co thắt đường mật); hội chứng thiếu máu, giảm bạch hầu, xuất huyết.

Ngoài ra, nhiễm thuốc bảo vệ thực vật còn có biểu hiện tổn thương cả hệ tiết niệu, nội tiết và tuyến giáp.

1.2.4.8. Ngộ độc thực phẩm do kim loại nặng

Arsenic, chì, thủy ngân và Seslenium gây kích động hệ thống thần kinh trung ương và nếu nồng độ cao có thể gây chết người. Rất nhiều loại thực phẩm thiên nhiên (rau, cá, tôm, cua, ốc,…) được trồng hoặc sống ở nguồn nước bẩn dễ nhiễm kim loại nặng nói trên.

1.2.4.9. Ngộ độc thực phẩm do các chất hóa học

Các chất hóa học có thể gây ngộ độc thực phẩm như phụ gia ngoài danh mục cho phép, phụ gia sử dụng không đúng liều lượng, phụ gia quá hạn. Bên cạnh đó, các vật

17 liệu bao gói, các chất tẩy rửa, chống gỉ sét,.. cũng là nguyên nhân gây ngộ độc nếu bị nhiễm trong thực phẩm.

Một phần của tài liệu Tuyển chọn và sử dụng hệ thống bài tập về giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm trong dạy học hóa học phần hóa học hữu cơ trường trung học phổ thông (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)