9. Cấu trúc khóa luận
1.5.7. Sử dụng bài tập hóa học trong giảng dạy
❖Sử dụng bài tập hóa học để hình thành khái niệm hóa học
Khi hình thành khái niệm GV thường nêu lên định nghĩa hoặc cho HS đọc định nghĩa rồi GV giải thích, qua đó HS ghi nhớ các dấu hiệu bản chất.
GV cũng có thể lựa chọn, xây dựng hệ thống BTHH phù hợp để điều khiển hướng dẫn HS tư duy, tìm ra những dấu hiệu bản chất của khái niệm cần hình thành và phát biểu được khái niệm bằng ngôn ngữ hóa học. Sau đó, GV chỉnh lý, phát biểu chính xác hóa khái niệm và tổ chức cho HS vận dụng khái niệm đó.
❖Sử dụng các bài toán có nội dung biện luận để tăng cường tính suy luận cho HS khi học BTHH
Nhiều bài toán có phần tính toán rất đơn giản nhưng có nội dung biện luận hóa học phong phú, sâu sắc là phương tiện tốt để rèn luyện tư duy hóa học cho HS.
❖Sử dụng bài tập thực nghiệm
Khi giải bài tập thực nghiệm, HS phải biết vận dụng kiến thức để giải bằng lí thuyết sau đó tiến hành thí nghiệm để kiểm nghiệm tính đúng đắn của những bước giải bằng lí thuyết và rút ra kết luận về cách giải.
44 ❖Sử dụng bài tập thực tiễn
Việc tăng cường sử dụng bài tập thực tiễn trong các bài dạy giúp HS vận dụng các kiến thức hóa học để giải quyết các vấn đề thực tiễn có liên quan đến hóa học. Thông qua việc giải các bài tập thực tiễn HS sẽ thấy việc học hóa học có ý nghĩa hơn, hứng thú hơn.
❖Sử dụng sơ đồ, đồ thị trong việc giải, chữa bài tập
Dùng sơ đồ khi giải, chữa bài tập GV tiết kiệm được lời nói và thời gian vì nó là hình thức trình bày ngắn gọn nhất, cô đọng nhất, nêu bật được những dấu hiệu bản chất của các định nghĩa, các hiện tượng và khái niệm.
❖Sử dụng bài tập trong hoạt động ngoài giờ lên lớp
Trong các hoạt động ngoại khóa, ngoài việc cho HS tự tiến hành biểu diễn các thí nghiệm vui, GV có thể cho HS làm một số bài tập GDVSATTP giúp HS vận dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống, qua đó khơi gợi niềm đam mê khoa học nói chung và hóa học nói riêng. GV có thể giao trước bài tập cho cá nhân, nhóm hoặc tập thể (một lớp hoặc nhiều lớp), yêu cầu HS thu thập, phân tích và xử lý thông tin. Cuối buổi sinh hoạt ngoại khóa GV có thể giao thêm bài tập cho HS viết bài thu hoạch.
Trong học tập hóa học, bài tập hóa học là một trong những hoạt động chủ yếu để phát triển tư duy cho HS. Vì vậy, GV cần phải tạo điều kiện để thông qua hoạt động này các năng lực tư duy được phát triển, HS sẽ có những phẩm chất tư duy mới, thể hiện ở:
- Năng lực nhận thức hóa học.
- Tìm hiểu thế giới dưới góc độ hóa học. - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.
Để có được những kết quả trên, GV cần ý thức được mục đích của hoạt động giải BTHH, không phải chỉ là tìm ra đáp án đúng mà còn là phương tiện khá hiệu quả để rèn luyện tư duy hóa học cho HS, BTHH phong phú và đa dạng, để giải được BTHH cần phải vận dụng nhiều kiến thức cơ bản, sử dụng các thao tác tư duy so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa,… Qua đó HS thường xuyên được rèn luyện ý thức tự giác trong học tập, nâng cao khả năng hiểu biết của bản thân.
45 Thông qua hoạt động giải bài tập sẽ giúp cho tư duy được rèn luyện và phát triển thường xuyên, đúng hướng, thấy được giá trị lao động, nâng khả năng hiểu biết thế giới của HS lên mọt tầm cao mới, góp phần cho quá trình hình thành nhân cách toàn diện của HS [14].