Nội dung giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩ mở trường trung học phổ thông

Một phần của tài liệu Tuyển chọn và sử dụng hệ thống bài tập về giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm trong dạy học hóa học phần hóa học hữu cơ trường trung học phổ thông (Trang 32 - 34)

9. Cấu trúc khóa luận

1.3.3. Nội dung giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩ mở trường trung học phổ thông

- Khái niệm về vệ sinh an toàn thực phẩm. - Các yếu tố chống ngộ độc thực phẩm. - Cách phòng chống ngộ độc thực phẩm.

- Khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn thực phẩm an toàn. - Các nguồn năng lượng đối với sức khỏe con người.

- Ý thức và trách nhiệm bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng như cộng đồng.

1.3.4. Các kiểu triển khai giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm

- Kiểu 1: Giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm thông qua chương trình giảng dạy của môn học trong nhà trường.

+ Dạng 1: Nội dung chủ yếu của bài học, hay một phần môn học có sự trùng hợp với nội dung giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm.

+ Dạng 2: Một số nội dung của bài học hay một phần nhất định của môn học có liên quan trực tiếp tới nội dung giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm.

+ Dạng 3: Thiết kế nội dung liên môn của một số môn học có liên quan đến nội dung giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm thực phẩm.

22 Ngoài ra, ở một số phần nội dung của môn học, bài học khác, các ví dụ, bài tập, bài làm,… được xem như là một dạng tài liệu dùng để khai thác các vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Kiểu 2: Giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm được triển khai như một hoạt động độc lập.

Cách tiến hành của một hoạt động độc lập cần xác định chủ đề về hình thức của hoạt động, có thể chọn chủ đề và tổ chức theo các hình thức hoạt động tập thể, câu lạc bộ, tham quan, thực địa [19].

1.3.5. Một số hình thức phổ biến tổ chức các hoạt động giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm ở trường phổ thông

1.3.5.1. Hoạt động ở trên lớp

Thông qua môn học trong chính khóa, có các biện pháp sau: - Phân tích những vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm ở trường học.

- Khai thác thực trạng về vệ sinh an toàn thực phẩm của cộng đồng làm tư liệu để xây dựng bài học giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Xây dựng bài tập xuất phát từ kiến thức môn học hóa học, nhưng gắn liền với thực tế cuộc sống.

- Sử dụng các phương tiện dạy học làm nguồn tri thức được “vật chất hóa” như là điểm tựa, cơ sở để phân tích, khám phá các kiến thức cần thiết về vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Sử dụng các tài liệu tham khảo (các bài báo, các đoạn trích trong các sách phổ biến khoa học, các tư liệu, số liệu mới điều tra, công bố,…) để làm rõ thêm về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Thực hiện các tiết học có nội dung gần gũi với vệ sinh an toàn thực phẩm ở ngay chính trong một địa điểm thích hợp như cơ sở chế biến thực phẩm hay trong một bếp ăn tập thể,…

23

1.3.5.2. Hoạt động ngoài giờ lên lớp

- Báo cáo các chuyên đề về bảo vệ sức khỏe, vệ sinh an toàn thực phẩm, mối quan hệ giữa thực phẩm an toàn với sức khỏe con người do các nhà khoa học, các kỹ thuật viên hay giáo viên chuyên trách trình bày.

- Thực địa tìm hiểu vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm ở địa phương. - Tham gia tuyền truyền, vận động thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm. - Tham gia cắm trại, trò chơi.

- Tổ chức câu lạc bộ, hội nhóm hoạt động bảo vệ sức khỏe. - Tổ chức tìm hiểu về vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Tổ chức triển lãm, văn nghệ. - Xây dựng dự án và thực hiện.

- Hoạt động phối hợp với chính quyền địa phương, cộng đồng.

Một phần của tài liệu Tuyển chọn và sử dụng hệ thống bài tập về giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm trong dạy học hóa học phần hóa học hữu cơ trường trung học phổ thông (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)