9. Cấu trúc khóa luận
1.3.2. Mục tiêu giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩ mở trường THPT
Thông qua các hoạt động giáo dục cụ thể, thiết thực trong trường phổ thông giúp cho học sinh nâng cao nhận thức về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, giúp các em học sinh tự bảo vệ sức khỏe của bản thân và mọi người xung quanh; góp phần tuyên truyền đến người thân, cộng đồng về vệ sinh toàn thực phẩm nhằm hình thành ý thức và phòng tránh bệnh tật, đảm bảo sức khỏe để học tập và làm việc [19].
Giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm không phân biệt cho từng đối tượng, vì thế mục tiêu giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm ở cấp học nói chung và trường trung học phổ thông nói riêng có mục tiêu đem lại cho đối tượng các vấn đề sau:
1.3.2.1. Kiến thức
- Hiểu biết bản chất các vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm: tính phức tạp, quan hệ nhiều mặt, nhiều chiều, sự đa dạng của các nguồn thực phẩm, cũng như mối quan hệ giữa thực phẩm với các nguồn gây ngộ độc thực phẩm, mối quan hệ chặt chẽ giữa sức khỏe con người với sự phát triển.
- Cung cấp lý thuyết về các quá trình tự nhiên, xã hội có liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm.
1.3.2.2. Năng lực, phẩm chất
- Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của các vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm như một nguồn lực để sinh sống, lao động và phát triển, đối với bản thân cũng như đối với cộng đồng, quốc gia và quốc tế, từ đó có thái độ, cách ứng xử đúng đắn trước các vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng cho mình quan niệm đúng đắn về ý thức trách nhiệm, về giá trị nhân cách.
21 - Tri thức, kỹ năng, phương pháp hành động để nâng cao năng lực trong việc lựa chọn phong cách sống thích hợp với việc sử dụng một cách hợp lí và khôn ngoan các nguồn thực phẩm, hạn chế tối đa các yếu tố gây ngộ độc thực phẩm.
- HS hình thành được các năng lực chung và năng lực đặc thù môn hóa học cần được phát triển trong hoạt động học để chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức đã học giải quyết vấn đề theo yêu cầu bài học và đời sống.
- Mở ra nhiều cơ hội giúp học sinh tích lũy nhiều kinh nghiệm nhờ giáo dục trực tiếp trong đời sống hàng ngày (như lựa chọn thực phẩm, chế biến thực phẩm).
- HS phát triển các phẩm chất như trách nhiệm, trung thực, chăm chỉ trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập và vận dụng kiến thức vào cuộc sống.