Giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm qua các bài tập hóa học

Một phần của tài liệu Tuyển chọn và sử dụng hệ thống bài tập về giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm trong dạy học hóa học phần hóa học hữu cơ trường trung học phổ thông (Trang 56 - 57)

9. Cấu trúc khóa luận

1.5.8. Giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm qua các bài tập hóa học

Trong quá trình HS tiếp thu kiến thức và vận dụng BTHH không còn là công việc khô khan, tẻ nhạt, nặng kiến thức với các câu hỏi và bài tập tính toán khô khan mà BTHH đã trở thành nguồn cung cấp kiến thức bổ ích cho HS. Hóa học là bộ môn khoa học nghiên cứu về chất và sự chuyển hóa của chất. Do đó, hóa học rất thuận lợi cho việc đưa nội dung VSATTP lồng ghép vào quá trình giảng dạy. Thông qua các bài tập hóa học có nội dung giáo dục VSATTP, HS sẽ vận dụng được các kiến thức đã học vào việc giải bài tập và được cung cấp thêm thông tin về sự chuyển hóa các chất trong quá trình vận chuyện, chế biến, sử dụng; những chất gây độc hại; những chất được phép sử dụng; cách xử lý ngộ độc;… từ đó HS sẽ có kiến thức vận dụng vào thực tiễn cách sử dụng thực phẩm đúng cách, an toàn và góp phần tuyên truyền cho gia đình và cộng đồng về VSATTP.

Bài tập giáo dục VSATTP có các đặc điểm cơ bản sau:[17]

- Yêu cầu của bài tập: Có các mức độ khó khác nhau, mô tả đủ tri thức, kỹ năng yêu cầu và định hướng theo kết quả.

- Hỗ trợ học tích lũy: Liên kết các nội dung qua suốt các năm học, giúp biết được sự gia tăng năng lực và vận dụng thường xuyên những điều đã học.

- Hỗ trợ cá nhân hóa việc học: Chẩn đoán và khuyến khích cá nhân, tăng khả năng, trách nhiệm của cá nhân với việc học tập và giúp cá nhân biến những sai lầm là cơ hội học tập.

- Xây dựng bài tập trên cơ sở chuẩn: Bài tập luyện tập đảm bảo tri thức cơ sở, có sự thay đổi bài tập đặt ra (mở rộng, chuyển giao, đào sâu và kết nối, xây dựng tri thức thông minh) và thử các hình thức luyện tập khác nhau.

- Bao gồm cả những bài tập cho hợp tác và giao tiếp: Tăng cường năng lực xã hội thông qua làm việc nhóm, đòi hỏi sự lập luận, lí giải, phản ánh để phát triển và củng cố tri thức.

46 - Tích cực hóa hoạt động nhận thức: Bài tập giải quyết vấn đề đòi hỏi sự kết nối với kinh nghiệm sống và phát triển các chiến lược giải quyết vấn đề.

Dựa trên các bậc nhận thức và chú ý đến đặc điểm của học tập định hướng năng lực, có thể xây dựng bài tập GDVSATTP theo các dạng:

- Các dạng bài tập tái hiện: Yêu cầu sự hiểu và tái hiện tri thức. Bài tập tái hiện không phải trọng tâm của bài tập phát triển năng lực cho HS.

- Các bài tập vận dụng: Các bài tập vận dụng những kiến thức trong các tình huống không thay đổi. Các bài tập nà nhằm củng cố kiến thức và rèn luyện các kỹ năng cơ bản, chưa đòi hỏi tính sáng tạo cao.

- Các bài tập giải quyết vấn đề: Các bài tập này đòi hỏi sự phân tích, tổng hợp, đánh giá, vận dụng kiến thức vào những tình huống thay đổi để giải quyết vấn đề. Dạng bài tập này đòi hỏi sự sáng tạo của người học.

- Các bài tập gắn với bối cảnh, tình huống thực tiễn: Các bài tập này giải quyết những vấn đề gắn với bối cảnh và tình huống thực tiễn. Dạng bài tập này tạo cơ hội cho HS có nhiều cách tiếp cận, nhiều con đường giải quyết khác nhau. Trong nghiên cứu của mình chúng tôi chú trọng nhiều vào dạng bài tập này [9].

Một phần của tài liệu Tuyển chọn và sử dụng hệ thống bài tập về giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm trong dạy học hóa học phần hóa học hữu cơ trường trung học phổ thông (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)