Nguyên tắc tuyển chọn và xây dựng

Một phần của tài liệu Tuyển chọn và sử dụng hệ thống bài tập về giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm trong dạy học hóa học phần hóa học hữu cơ trường trung học phổ thông (Trang 69 - 71)

9. Cấu trúc khóa luận

2.2.1. Nguyên tắc tuyển chọn và xây dựng

Dựa vào mục đích, kỹ thuật và phương pháp dạy học hóa học, nội dung chương trình giáo dục hóa học phổ thông mới và đặc điểm của bộ môn hóa học, bên cạnh đó dựa vào năng lực và tâm lí của HS có thể tuyển chọn, xây dựng và thiết kế các BTHH có nội dung liên quan với thực tiễn cụ thể là giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm trong giảng dạy dựa vào các nguyên tắc sau:

Nội dung các bài tập phải đảm bảo tính chính xác, tính khoa học, tính hiện đại của nội dung kiến thức hóa học và các môn khoa học có liên quan.

Trong một BTHH, bên cạnh nội dung hóa học còn có những dữ liệu thực tiễn. Những dữ liệu đó cần phải được đưa vào một cách chính xác, không tùy tiện thay đổi làm trái với khoa học.

Ví dụ: Hàm lượng Ethanol trong máu là 0,1 – 0,3% thì khả năng phối hợp của các hoạt động của con người bị ảnh hưởng gây nên sự mất cân bằng. Khi xây dựng bài tập thực tiễn tuyệt đối không thay đổi tùy tiện hàm lượng này. Làm như vậy là phi thực tế, không chính xác khoa học.

Bài tập phải gần gũi với cuộc sống và kinh nghiệm của HS.

Những vấn đề thực tiễn có liên quan đến hóa học rất nhiều và rộng. Nếu BTHH có nội dung về những vấn đề gần gũi với kinh nghiệm, với đời sống và môi trường

59 xung quanh HS thì sẽ tạo cho các em động cơ và hứng thú mạnh mẽ khi giải bài tập. Ngược lại, khi đưa các bài tập mang tính thực tiễn nhưng quá xa lạ với HS hoặc quá nhiều các bài tập thực tiễn bắt HS ghi nhớ có thể sẽ làm HS nhàm chán và mất đi sự hứng thú.

Ví dụ: Vì sao thức ăn, đồ uống có vị chua không nên đựng trong đồ dùng bằng kim loại mà nên đựng trong đồ dùng bằng thủy tinh, sành sứ?

HS với những kinh nghiệm và sự quan sát, tiếp xúc trong thực tế kết hợp với kiến thức hóa học được tiếp thu sẽ suy nghĩ và lựa chọn phương án trả lời, giải thích sự lựa chọn của mình. HS sẽ có được sự hào hứng và ghi nhớ được kiến thức nhanh chóng khi GV đưa ra đáp án đúng.

Bài tập phải đảm bảo tính mục tiêu của chương trình, chuẩn kiến thức, kỹ năng và định hướng phát triển năng lực cho HS.

Các BTHH mang tính chất thực tiễn tuy nhiên không thể tách xa nội dung bài học mà phải luôn có nội dung sát với chương trình mà HS được học. Từ kiến thức đã được học HS có thể theo suy nghĩ và vận dụng vào các câu hỏi thực tiễn cũng như vận dụng trong đời sống một cách chuẩn xác nhất.

Ví dụ: Khi dạy bài Alkyne (hóa học lớp 11) có thể đặt vấn đề tại sao người ta lại sử dụng đất đèn CaC2 để rấm trái cây?

Bài tập phải đảm bảo logic sư phạm và tính hệ thống.

Các tình huống thực tiễn thường phức tạp hơn những kiến thức hóa học phổ thông trong chương trình, nên khi xây dựng BTHH cho HS phổ thông GV cần phải có kỹ năng xử lý sư phạm để làm đơn giản tình huống thực tiễn. Các yêu cầu giải BTHH cũng phải phù hợp với trình độ và năng lực của HS. Cụ thể:

- Với HS yếu hoặc trung bình GV nên sử dụng câu hỏi ở mức nhận biết và thông hiểu (dựa trên mức độ nhận thức của HS).

- Với HS khá hoặc giỏi nên sử dụng câu hỏi ở mức vận dụng và vận dụng cao.

- Khi kiểm tra – đánh giá cần sử dụng các loại BTHH ở mức nhận biết, thông hiểu và vận dụng để tạo điều kiện cho tất cả HS đều có thể trả lời được câu hỏi kiểm tra.

60 Các BTHH trong chương trình cần phải sắp xếp theo từng chủ đề, từng nội dung giảng dạy và theo mức độ phát triển của HS.

Bài tập phải phát huy được tính tích cực tìm tòi và vận dụng tối đa kiến thức đã có của HS để giải quyết có hiệu quả nhiệm vụ đặt ra trong bài.

GV cần phải đặt ra vấn đề giúp HS tư duy vận dụng các kiến thức của bản thân tìm ra kết quả của bài tập giúp HS hình thành được những năng lực đặc thù của môn học. Tránh các bài tập quá đơn giản không kích thích tư duy hoặc quá khó làm HS nhàm chán.

Ví dụ: Khi dạy bài alcohol GV có thể đặt vấn đề “Tại sao rượu được ủ càng lâu thì càng ngon và giá thành lại cao hơn rượu bình thường?”.

Một phần của tài liệu Tuyển chọn và sử dụng hệ thống bài tập về giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm trong dạy học hóa học phần hóa học hữu cơ trường trung học phổ thông (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)