Nội dung trao đổ

Một phần của tài liệu Tuyển chọn và sử dụng hệ thống bài tập về giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm trong dạy học hóa học phần hóa học hữu cơ trường trung học phổ thông (Trang 157 - 187)

- Ôn tập và kiểm tra kiến thức bài cũ của HS.

- GV giới thiệu các nhiệm vụ học tập và tạo cho HS không khí hứng thú học tập.

c. Sản phẩm:

- HS trình bày được nội dung các phần kiến thức theo yêu cầu của giáo viên. - Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, hướng dẫn HS hoạt động, kiểm tra, đánh giá HS.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- GV dẫn dắt vào bài: Ở bài trước chúng ta tìm hiểu về tính chất của hợp chất có nhóm -OH đính vào C no. Vậy những hợp chất có nhóm -OH đính trực tiếp vào C vòng thơm có tính chất như thế nào? Hôm nay cô và các em cùng đi tìm hiểu.

- HS lắng nghe.

147

(30 phút)

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về định nghĩa phenol (5 phút) a. Mục tiêu: Học sinh trình bày được định nghĩa về phenol.

b. Nội dung: Đàm thoại – vấn đáp – làm việc cá nhân - làm việc với SGK.

c. Sản phẩm:

- HS trình bày được nội dung các phần kiến thức theo yêu cầu của GV. - Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện: Đàm thoại – vấn đáp. GV tổ chức, thông tin, hướng dẫn HS hoạt động, hỗ trợ HS khi cần thiết, kiểm tra, đánh giá HS.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Nội dung

- GV cho ví dụ các chất về ancol và phenol. Yêu cầu HS so sánh sự giống và khác nhau về các chất. Từ đó rút ra định nghĩa về phenol.

- GV gọi 1 HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV chốt kiến thức định nghĩa về phenol.

- Phần phân loại giảm tải, GV cho HS tự đọc SGK. - HS lắng nghe. - HS quan sát và suy nghĩ. - HS trả lời, các HS khác lắng nghe và nhận xét. - HS lĩnh hội kiến thức. I. Định nghĩa

- Phenol là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm -OH liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon với vòng benzen.

- Phenol đơn giản: C6H5-OH.

Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về tính chất vật lí (5 phút)

a. Mục tiêu: Học sinh trình bày được những tính chất vật lí quan trọng của phenol.

b. Nội dung: Đàm thoại – vấn đáp – làm việc cá nhân - làm việc với SGK.

c. Sản phẩm:

- HS trình bày được nội dung các phần kiến thức theo yêu cầu của GV.

d. Tổ chức thực hiện: Đàm thoại – vấn đáp. GV tổ chức, thông tin, hướng dẫn HS hoạt động, hỗ trợ HS khi cần thiết, kiểm tra, đánh giá HS.

- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi

- HS lắng nghe. - HS quan sát và

II. Phenol

148 tính chất vật lí về trạng thái,

màu, nhiệt độ nóng chảy, tính độc, tính tan.

- GV gọi 1 HS trả lời câu hỏi. - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung. - GV chốt kiến thức về tính chất vật lí của phenol. suy nghĩ. - HS trả lời, các HS khác lắng nghe và nhận xét. - HS lĩnh hội kiến thức. - Trạng thái: chất rắn - Màu: không màu

- Nhiệt độ nóng chảy: 43oC. Để lâu, phenol chuyển thành màu hồng do bị oxi hóa chậm trong không khí.

- Tính độc: rất độc. Khi dây vào tay, nó gây bỏng da, do đó khi sử dụng phenol phải hết sức cẩn thận.

- Tính tan: rất ít tan trong nước lạnh, nhưng tan nhiều trong nước nóng và trong etanol.

Hoạt động 2.3. Tìm hiểu về cấu tạo (5 phút) a. Mục tiêu:

- Học sinh viết được công thức phân tử, công thức cấu tạo của phenol. - Giải thích mối quan hệ qua lại giữa nhóm -OH và vòng benzen. - Dự đoán tính chất hóa học của phenol.

b. Nội dung: Đàm thoại – vấn đáp – trực quan - làm việc cá nhân - làm việc với SGK.

c. Sản phẩm:

- Mô hình cấu tạo phân tử phenol do HS lắp ráp. - Câu trả lời của HS, CTCT của HS viết.

d. Tổ chức thực hiện: GV tổ chức, thông tin, hướng dẫn HS hoạt động, hỗ trợ khi cần thiết, kiểm tra, đánh giá HS.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Nội dung

- GV cho HS lắp ráp mô hình cấu tạo phân tử của phenol, quan sát. Yêu cầu HS viết CTPT và CTCT của phenol.

- GV gọi 1 HS lên bảng viết CTPT và CTCT.

- GV giải thích mối quan hệ

- HS lắng nghe và lắp ráp mô hình. - HS quan sát và suy nghĩ. - HS lên bảng, các HS khác quan sát và nhận 2. Cấu tạo - CTPT: C6H6O. - CTPT C6H5OH hoặc

149 qua lại giữa nhóm -OH và

vòng benzen:

+ Vòng benzen làm cho liên kết O-H phân cực hơn → H

ở nhóm OH của phenol linh động hơn của ancol.

+ Nhóm -OH làm tăng mật độ e trong vòng benzen (nhất là ở vị trí o-, p-) → phenol dễ thế hơn benzen. + Do ảnh hưởng qua lại của nhóm OH và vòng benzen làm cho liên kết C-O của phenol bền hơn của ancol.

xét.

- HS lĩnh hội kiến thức.

Hoạt động 2.4. Tìm hiểu về tính chất hóa học (10 phút) a. Mục tiêu:

- Học sinh trình bày được tính chất hóa học của phenol: Phản ứng thế H ở nhóm OH, phản ứng thế nguyên tử H của vòng benzen.

- Tính axit của dung dịch phenol.

b. Nội dung: Đàm thoại – vấn đáp – trực quan - làm việc cá nhân - làm việc với SGK.

c. Sản phẩm:

- HS trình bày được nội dung các phần kiến thức theo yêu cầu của giáo viên.

- Cách nhận xét và giải thích hiện tượng của HS, cách viết phương trình phản ứng của HS.

d. Tổ chức thực hiện: GV tổ chức, thông tin, hướng dẫn HS hoạt động, hỗ trợ khi cần thiết, kiểm tra, đánh giá HS.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Nội dung

Tác dụng với dung dịch brom

- GV chiếu video thí nghiệm phản ứng của phenol với dung dịch brom. Yêu cầu HS quan sát và cho biết hiện tượng, viết phương trình

- HS quan sát và suy nghĩ.

3. Tính chất hóa học

a. Phản ứng thế nguyên tử H của nhóm -OH

* Tác dụng với kim loại kiềm

2C6H5OH + 2Na →𝑡° 2C6H5ONa + H2↑

150 phản ứng.

- GV gọi 1 HS nêu hiệu tượng và viết phương trình phản ứng.

- GV rút ra nhận xét:

+ Ảnh hưởng của nhóm - OH đến vòng benzen, đó là: Nguyên tử H trong phân tử phenol dễ bị thay thế hơn nguyên tử H trong benzen. + Nhận biết phenol bằng dung dịch brom.

Tác dụng với dung dịch

HNO3

- GV chiếu video thí nghiệm phản ứng phenol với dung dịch HNO3. Yêu cầu HS quan sát và cho biết hiện tượng, viết phương trình phản ứng.

- GV gọi 1 HS lên bảng viết phương trình

- GV lưu ý axit picric dùng làm thuốc nổ, bảo vệ thực vật, hóa chất xét nghiệm trong y học. - GV kết luận tính chất hóa học: Ảnh hưởng của vòng benzen đến nhóm -OH và ảnh hưởng của nhóm -OH đến vòng benzen được gọi là kết quả ảnh hưởng qua lại giữa các nguyên tử trong phân tử. - HS lên bảng viết phương trình, các HS khác quan sát và nhận xét. - HS lĩnh hội kiến thức. - HS quan sát và suy nghĩ. - HS lên bảng viết phương trình, các HS khác quan sát và nhận xét. - HS lĩnh hội kiến thức.

* Tác dụng với dung dịch bazơ

C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O

→ Nhận xét: Ảnh hưởng của vòng benzen đến nhóm -OH, đó là: Vòng benzen làm tăng khả năng phản ứng của nguyên tử H trong nhóm -OH hơn so với phân tử ancol.

b. Phản ứng thế nguyên tử H của vòng benzen

* Tác dụng với dung dịch brom

→ Nhận xét: Nguyên tử H trong phân tử phenol dễ bị thay thế hơn nguyên tử H trong benzen.

* Tác dụng với dung dịch HNO3

=> Kết luận: Ảnh hưởng của vòng benzen đến nhóm -OH và ảnh hưởng của nhóm -OH đến vòng benzen được gọi là kết quả ảnh hưởng qua lại giữa các nguyên tử trong phân tử.

Hoạt động 2.5. Tìm hiểu về ứng dụng phenol (5 phút) a. Mục tiêu:

151 - HS trình bày được tác dụng của phenol đối với việc bảo quản thực phẩm.

b. Nội dung: Đàm thoại – vấn đáp - làm việc cá nhân – làm việc theo nhóm - làm việc với SGK và internet.

c. Sản phẩm:

- HS trình bày được các ứng dụng của phenol.

- HS đạt được năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn.

d. Tổ chức thực hiện: GV tổ chức, thông tin, hướng dẫn HS hoạt động, hỗ trợ khi cần thiết, kiểm tra, đánh giá HS.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Nội dung

- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và nêu các ứng dụng chủ yếu của phenol. - GV gọi 1 HS trả lời. - GV nhận xét, bổ sung và kết luận về ứng dụng của phenol. - GV đặt vấn đề: Thịt gác bếp là món ăn đặc sản độc đáo của đồng bào Thái đen ở vùng cao Tây Bắc chuyên dùng để thiết đãi khách quý. Chỉ bằng phương pháp tẩm ướp các loại gia vị và hun khói bếp mà không cần dùng thêm chất bảo quản nào, thịt gác bếp có thể dự trữ được trong vòng 1 tháng. Vì sao khói bếp có tác dụng giữ cho thịt không bị hỏng? - Yêu cầu HS làm việc nhóm tìm hiểu trên internet và trình bày. - HS lắng nghe và suy nghĩ. - HS trả lời, các HS khác lắng nghe và nhận xét. - HS lĩnh hội kiến thức. - HS lắng nghe và làm việc theo nhóm.

- Nguyên liệu tổng hợp nhựa phenol – fomanđehit dùng chế tạo đồ dân dụng.

- Tổng hợp nhựa ure-formandehit dùng làm chất kết dính.

- Sản xuất thuốc nổ (axit picric), thuốc diệt cỏ 2,4D (2,4- diclophenolxiaxetic), chất diệt nấm (nitrophenol)…

152 - GV gọi 1 HS trả lời.

- GV mời HS nhóm khác bổ sung.

- GV giải thích: Khói có khả năng bảo quản thực phẩm là do hợp chất phenol trong khói – có khoảng 20 hợp chất phenol khác nhau trong thành phần khói, nhưng nhiều nhất là: phenol, vanillin, guaiacol, 4-methyl guaiacol, 4-propyl guaiacol, 4-vinyl guaiacol và o,m,p- crezol. Các hợp chất này được hấp thụ chọn lọc và thấm vào thịt, hấp thụ mạnh ở thịt có độ ẩm cao.

Ngoài ra những chất khác

trong khói như

hydroquinon, hắc ín... có tác dụng chống oxy hoá rõ rệt. Khi hun khói nguyên liệu, phần mỡ của thịt sẽ bị chảy, khô quắt lại. Chính vì vậy phần chất béo trong thịt sẽ bị loại bỏ nhiều, người ăn không còn cảm giác ngấy. Tuy nhiên cũng có ý kiến lo ngại rằng trong khói có rất nhiều chất như vậy, liệu chúng có chứa các chất gây hại cho cơ thể? Thực tế trong sản phẩm hun khói có một số chất thuộc loại phenol và andehit có hại

- HS trả lời. - HS lĩnh hội kiến thức.

153 nhưng do lượng tồn đọng

trên sản phẩm ít và các chất trên phản ứng sinh hoá hoặc hoá học làm giảm nhẹ hoặc tiêu mất độc tính như formandehit khi kết hợp với protit sinh ra hợp chất có gốc metylen không độc, phenol khi vào cơ thể bị oxy hoá, tự giải độc..."

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP (5 phút)

a. Mục tiêu: Củng cố kiến thức vừa được học xong, luyện tập các kiến thức đã học.

b. Nội dung: Dạy học trên lớp – hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: Bài làm của HS, kỹ năng trình bày bài làm.

d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh luyện tập, hỗ trợ khi cần thiết, kiểm tra, đánh giá học sinh.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- GV phát phiếu trắc nghiệm gồm 8 câu. Yêu cầu HS làm trong vòng 3 phút lấy 5 bạn nhanh và đúng nhất cộng 2 điểm vào kiểm tra miệng.

HS lắng nghe và làm phiếu trắc nghiệm.

HOẠT ĐỘNG 4. VẬN DỤNG (5 phút)

a. Mục tiêu:

- Vận dụng các kiến thức giải quyết các vấn đề thực tiễn.

- HS viết được phương trình điều chết chất diệt cỏ 2,4 – D. Nêu được tác hại của nó đối với thực phẩm.

b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm:

- Phương trình điều chế chất diệt cỏ 2,4 – D.

- HS nêu được các tìm hiểu của mình về nhiệm vụ được giao.

d. Tổ chức thực hiện: GV tổ chức, HS tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan, quan sát và lắng nghe.

154

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- GV hướng dẫn cho HS tìm hiểu về chất diệt cỏ 2,4 – D.

- Yêu cầu HS về nhà viết phương trình điều chế thuốc diệt cỏ 2,4 – D. Tìm hiểu tác hại khi sử dụng thực phẩm nhiễm chất này.

- HS lắng nghe.

IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 1. Tổng kết

- GV:

+ Đánh giá nhận xét tinh thần thái độ của HS trong tiết học. + Chốt lại kiến thức đã học.

2. Hướng dẫn tự học ở nhà

- Bài tập SGK trang 193.

- Chuẩn bị bài “Luyện tập: Dẫn xuất halogen, ancol và phenol”.

V. PHỤ LỤC

PHIẾU TRẮC NGHIỆM Câu 1: Phenol là một hợp chất có tính

A. lưỡng tính. B. bazo yếu. C. axit mạnh. D. axit yếu.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây đúng về phenol?

A. Phenol tham gia phản ứng thế khó hơn benzen. B. Dung dịch phenol làm đổi màu quỳ tím.

C. Phenol tan nhiều trong nước lạnh.

D. Cho nước brom vào dung dịch phenol thấy có kết tủa.

Câu 3: Ảnh hưởng của nhóm -OH đến nhân thơm C6H5- trong phân tử phenol làm cho phenol

A. dễ tham gia phản ứng thế trong nhân thơm. B. khó tan trong nước.

C. tác dụng được với dung dịch kiềm. D. có tính độc.

Câu 4: Để phân biệt phenol và ancol etylic người ta dùng

A. Na. B. NaOH. C. dd Br2. D. HCl

155 A. Na, NaOH, HCl. B. K, KOH, Br2.

C. NaOH, Mg, Br2. D. Na, NaOH, Na2CO3.

Câu 6: Benzen không phản ứng với dung dịch brom nhưng phenol làm mất màu nâu đỏ của dung dịch brom nhanh chóng vì lí do nào sau đây?

A. Phenol có tính axit.

B. Do ảnh hưởng của nhóm -OH, cả vị trí ortho và para trong phenol trở nên giàu điện tích âm, tạo điều kiện cho tác nhận Br- nhanh chóng tấn công.

C. Tính axit của phenol yếu hơn cả axit cacbonit. D. Phenol là dung môi hữu cơ phân cực hơn benzen.

Câu 7: Phenol lỏng và ancol etylic đều phản ứng được với

A. dd Na2CO3. B. kim loại Na. C. dd HBr. D. NaOH.

Câu 8: Một chất tác dụng với dung dịch natri phenolat (C6H5ONa) tạo thành phenol là A. CO2. B. NaCl. C. Na2CO3. D. C2H5OH.

Đáp án:

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8

Đáp án D D A C D B B A

C. Kế hoạch dạy học bài 42: LUYỆN TẬP: DẪN XUẤT HALOGEN, ANCOL VÀ PHENOL (Hóa học 11)

I. Mục tiêu 1. Kiến thức

- HS ôn tập lại kiến thức liên quan đến nội dung bài học ancol và phenol. - HS viết được công thức cấu tạo, biết cách gọi danh pháp ancol và phenol.

- HS nêu được tính chất hóa học, viết được phương trình hóa học thể hiện tính chất hóa học của ancol và phenol.

- HS nêu được cách phân biệt ancol, phenol bằng phương pháp hóa học.

- HS áp dụng được kiến thức đã học về ancol, phenol để giải quyết được các bài

Một phần của tài liệu Tuyển chọn và sử dụng hệ thống bài tập về giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm trong dạy học hóa học phần hóa học hữu cơ trường trung học phổ thông (Trang 157 - 187)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)