Dạy học theo hướng tích hợp giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm trong giảng

Một phần của tài liệu Tuyển chọn và sử dụng hệ thống bài tập về giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm trong dạy học hóa học phần hóa học hữu cơ trường trung học phổ thông (Trang 36 - 43)

9. Cấu trúc khóa luận

1.4.2. Dạy học theo hướng tích hợp giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm trong giảng

giảng dạy hóa học ở trường THPT

1.4.2.1. Khái niệm tích hợp

Theo từ điển Giáo dục học: “Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học” [11].

1.4.2.2. Quan niệm về dạy học tích hợp

Dạy học tích hợp là phương pháp giảng dạy kết hợp một hoặc nhiều môn học nhằm làm sáng tỏ cho môn học mà giáo viên thấy sự cần thiết trong việc giảng dạy.

Dạy học tích hợp là định hướng dạy học trong đó giáo viên tổ chức, hướng dẫn để học sinh biết cách huy động, tổng hợp kiến thức, kỹ năng,… thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết có hiệu quả các nhiệm vụ học tập; thông qua đó hình thành những kiến thức, kỹ năng mới, phát triển được năng lực cần thiết.

Dạy học tích hợp có thể hiểu đó là một quan điểm dạy học nhằm hình thành và phát triển ở học sinh những năng lực cần thiết trong đó có năng lực vận dụng kiến thức để giải quyết có hiệu quả các tình huống thực tiễn. Đảm bảo cho HS có thể vận dụng kiến thức được học trong nhà trường vào các hoàn cảnh mới lạ, khó khăn, bất ngờ. Dạy học tích hợp đòi hỏi việc học tập ở nhà trường phổ thông phải được gắn với các tình huống cuộc sống mà HS có thể đối mặt và trở nên có ý nghĩa với HS, đảm bảo tính khoa học, cập nhật và phù hợp với khả năng nhận thức của HS [4].

Dạy học tích hợp không có phương pháp giảng dạy cụ thể, khi dạy học các nội dung tích hợp để đạt mục tiêu tích hợp thì cần sử dụng các phương pháp, hình thức dạy học khác nhau như dạy học dự án, dạy học theo trạm.

1.4.2.3. Đặc trưng của dạy học tích hợp

Mục đích của dạy học tích cực là để hình thành và phát triển năng lực học sinh, giúp học sinh vận dụng để giải quyết những vấn đề trong thực tiễn của cuộc sống. Bản chất của năng lực là khả năng của chủ thể kết hợp một cách linh hoạt, có tổ chức hợp lý các kiến thức, kỹ năng với thái độ, giá trị, động cơ, nhằm đáp ứng những yêu cầu phức hợp của một hoạt động, bảo đảm cho hoạt động đó đạt kết quả tốt đẹp trong một

26 bối cảnh (tình huống) nhất định; và phương pháp tạo ra năng lực đó chính là dạy học tích hợp. Dạy học tích hợp có những đặc điểm sau đây:[4]

- Thiết lập các mối quan hệ theo một logic nhất định những kiến thức, kỹ năng khác nhau để thực hiện một hoạt động phức hợp.

- Lựa chọn những thông tin, kiến thức, kỹ năng cần cho HS thực hiện được các hoạt động thiết thực trong các tình huống học tập, đời sống hàng ngày, làm cho HS hòa nhập vào thế giới cuộc sống.

- Làm cho quá trình học tập mang tính mục đích rõ rệt.

- Giáo viên không đặt ưu tiên truyền đạt kiến thức, thông tin đơn lẻ, mà phải hình thành ở học sinh năng lực tìm kiếm, quản lý, tổ chức sử dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong tình huống có ý nghĩa.

- Khắc phục được thói quen truyền đạt và tiếp thu kiến thức, kỹ năng rời rạc; giúp giảm tải kiến thức không thực sự có giá trị sử dụng; tăng tải kiến thức có ích. Để lựa chọn nội dung kiến thức đưa vào chương trình các môn học trước hết phải trả lời kiến thức nào cần và có thể làm cho HS biết huy động vào các tình huống có ý nghĩa. Biểu hiện của năng lực là biết sử dụng các nội dung và các kỹ năng trong một tình huống có ý nghĩa, chứ không ở tiếp thụ lượng tri thức rời rạc.

1.4.2.4. Phân loại dạy học tích hợp

- Tích hợp nội bộ môn học: giáo viên tập hợp các nội dung kiến thức ở các phần khác nhau trong môn học để xây dựng thanh chủ đề. Những nội dung này được tập hợp dựa trên chức năng hoặc ý nghĩa bản chất, khi mà chúng giúp giải quyết tương đối trọn vẹn một lớp các vấn đề có liên quan tới nhau.

- Kết hợp: nội dung gắn với thực tiễn được kết hợp đưa vào chương trình đã sẵn có của một môn học nào đó. Các môn học vẫn được học một cách riêng rẽ nhưng giáo viên có thể tìm thấy mối quan hệ giữa kiến thức của môn học mình đảm nhận với nội dung môn học khác. Dấu hiệu nhận biết dạng tích hợp này là giáo viên vẫn sử dụng tên bài, tên tiết theo phân phối chương trình môn học, chỉ lồng ghép thêm một số kiến thức liên quan đến bài dạy hoặc liên hệ kiến thức bài học sang môn khác.

- Vận dụng kiến thức liên môn (chủ đề hội tụ): dạy học tích hợp mức độ liên môn tạo ra kết nối giữa các môn học. Trong dạng tích hợp này các nội dung dạy học dạy học

27 xoay quanh một chủ đề, một vấn đề mà ở đó học sinh vận dụng một cách rõ ràng những kiến thức, kỹ năng của nhiều môn học khác nhau để tìm hiểu, làm rõ vấn đề đó. Dấu hiệu quan trọng để nhận ra dạng này là trong quá trình dạy học đòi hỏi học sinh vận dụng kiến thức của nhiều môn học khác nhau giải quyết nhiệm vụ. Các kiến thức trong loại hình này hầu hết đã được học ở các môn học riêng rẽ sau đó mới vận dụng trong chủ đề hội tụ/liên môn.

- Hòa trộn: Đây là cách tiếp cận ở cấp độ xây dựng chương trình, trong dạng này, việc học các kiến thức mới thuộc nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau được hòa trộn nhuần nhuyễn với nhau trong một môn học mới. Ranh giới giữa các kiến thức không còn tách bạch, riêng rẽ. Ví dụ đối với bộ môn khoa học tự nhiên sẽ được tiến hành bằng cách xây dựng trên các nguyên lí của khoa học tự nhiên chứ không tách bạch riêng rẽ kiến thức của khoa học vật lí, sinh học và hóa học.

1.4.2.5. Tác dụng của dạy học tích hợp

- Dạy học tích hợp đáp ứng tốt hơn sở thích, phong cách học tập của từng học viên. - Làm cho việc dạy học trở nên sinh động, hấp dẫn, HS dễ nhớ bài và tiếp cận sâu hơn vào việc học tập của bản thân mình.

- Giáo viên có thể quan tâm nhiều hơn tới từng học sinh trong lớp.

- Tăng cường tối đa tương tác xã hội trong lớp học, HS hình thành được kỹ năng, giáo dục thái độ hành vi cụ thể để giải quyết những vấn đề trong cuộc sống.

- Học sinh trở nên tự tin hơn, học tập hứng thú, sáng tạo, phát triển khả năng hợp tác, thảo luận nhóm.

- Học sinh có thể tiếp cận được nguồn tài nguyên học tập dồi dào.

- Hỗ trợ đầy đủ và kịp thời, tích hợp sẽ góp phần giải quyết vấn đề quá tải trong dạy học.

- Khuyến khích học sinh tìm tòi khám phá và phát triển tính tự chủ [4].

1.4.2.6. Các nguyên tắc cơ bản khi tích hợp GDVSATTP thông qua môn hóa học ở trường phổ thông

Trong quá trình giảng dạy tích hợp GDVSATTP cần phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:

28 - Không làm thay đổi tính đặc trưng môn học, không biến bài học của bộ môn thành bài vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Khai thác nội dung GDVSATTP có chọn lọc, có tính tập trung vào những chương mục nhất định.

- Phát huy cao độ các hoạt động tích cực nhận thức của HS và các kinh nghiệm thực tế các em đã có, vận dụng tối đa mọi khả năng để HS tiếp xúc trực tiếp và giải quyết các vấn đề liên quan đến VSATTP trong đời sống.

1.4.2.7. Nội dung tích hợp GDVSATTP trong chương trình hóa hữu cơ tương ứng chương trình giảng dạy ở trường THPT

Bảng 1.1. Nội dung tích hợp GDVSATTP trong chương trình hóa hữu cơ tương ứng chương trình giảng dạy ở trường THPT

Chủ đề/ Nội dung giảng dạy

Kiến thức Kỹ năng, thái độ

Lớp 11

Đại cương về Hóa học hữu cơ

- Xác định phần trăm về khối lượng các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ. - Xác định công thức phân tử hợp chất hữu cơ.

- Viết được công thức phân tử và xác định được thành phần nguyên tố của một số hợp chất liên quan vấn đề VSATTP. - Thực hiện được các thí nghiệm về chưng cất thường, chiết một số hợp chất hữu cơ. Hydrocarbon - Hydrocarbon không no (alkene, alkyne). - Arene (hydrocarbon thơm).

- Một số loại tinh dầu có mùi thơm đặc trưng được sử dụng làm hương liệu trong công nghệ thực phẩm (menthol, menthone – tinh dầu bạc hà,…).

- Sử dụng đúng hóa chất được cho phép làm hương liệu trong công nghiệp thực phẩm.

- Lựa chọn thực phẩm phù hợp (rau, củ, quả,

29 - Một số terpen trong

động, thực vật có lợi cho sức khỏe con người (vitamin A, carotene,…). - Phản ứng điều chế thuốc trừ sâu 6,6,6 từ benzene.

trứng,…) để góp phần nâng cao sức khỏe, phòng chống bệnh tật cho bản thân.

- Dư lượng thuốc trừ sâu tồn tại trong thực vật rất nguy hiểm cho sức khỏe người sử dụng. Mỗi cá nhân cần phải biết lựa chọn các loại rau quả an toàn và rửa sạch trước khi chế biến và sử dụng. Dẫn xuất Halogen - Alcohol – Phenol. - Dẫn xuất halogen. - Alcohol - Phenol

- Các loại thuốc bảo vệ thực vật: DDT, 2,4 – D dư thừa trên thực vật là nguồn gốc gây ngộ độc thực phẩm.

- Rượu là đồ uống, nếu dùng quá nồng độ thường ngộ độc rượu (say rượu). - Quy trình sản xuất rượu an toàn.

- Tính chất và tác hại của methanol.

- Cấu tạo của chất 3 – MCPD bị cấm sử dụng trong nước tương.

- Chất diệt cỏ 2,4 – D được sản xuất từ phenol

- Vận dụng vào cuộc sống biết rửa sạch hoặc sát trùng các loại rau quả trước khi sử dụng.

- Phát biểu được tác hại của rượu đối với sức khỏe còn người. Có ý thức hơn khi sử dụng rượu hoặc vận động người thân không sử dụng rượu.

- HS vận dụng kiến thức lựa chọn các loại nước tương an toàn.

- Các thuốc bảo vệ thực vật khá bền và còn tồn dư trong các loại rau, củ, quả;

30 do đó trong quá trình sử dụng cần phải có biện pháp khử độc.

- Tuyên truyền vận động người trồng rau không sử dụng các hóa chất độc hại, khó bị phân hủy, hướng tới quá trình trồng rau sạch, an toàn. Hợp chất Carbonyl (Aldehyde – Ketone – Carboxylic acid). - Hợp chất Carbonyl (Aldehyde và Ketone). - Carboxylic acid. - Dung dịch formol dùng làm chất bảo quản thực phẩm là nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm.

- Một số acid có trong quả, sữa chua (lactic acid) rất tốt cho quá trình tiêu hóa.

- Một số acid được dùng làm chất phụ gia hoặc chất bảo quản.

- Phát biểu được tác hại của chất bảo quản thực phẩm với sức khỏe con người. Từ đó, góp phần tuyên truyền mọi người không sử dụng các chất bảo quản thực phẩm độc hại. - Lựa chọn và sử dụng các nguồn thực phẩm hợp lý không những an toàn mà còn nâng cao sức khỏe cho bản thân.

Lớp 12

Ester - Lipid - Một số Ester có mùi thơm được sử dụng là hương liệu trong công nghệ thực phẩm.

- Tính chất của dầu, mỡ. - Ứng dụng của chất béo và acid béo.

- Sử dụng đúng các chất tạo hương được cho phép trong quá trình sản xuất bánh, kẹo, nước uống,… - Có biện pháp bảo quản và sử dụng dầu, mỡ hợp lý.

31 Carbohydrate - Đặc điểm cấu tạo, trạng

thái tự nhiên, tính chất, ứng dụng của các loại carbohydrate.

- Phân biệt đường ăn thông thường và đường hóa học bị cấm sử dụng trong thực phẩm.

- Sự chuyển hóa tinh bột trong cơ thể con người.

- Sử dụng các loại carbohydrate đúng và hợp lý để phát huy giá trị dinh dưỡng của chúng.

- HS vận dụng vào cuộc sống biết cách bảo quản đường, mật ong.

- HS nêu được tác hại của đường hóa học, từ đó biết lựa chọn các sản phẩm bánh kẹo, nước uống,… an toàn, không sử dụng đường hóa học.

Hợp chất chứa nitrogen. - Amine.

- Amino acid, peptide và protein.

- Các amine đều là những chất có độc tính cao như nicotine gây ung thư phổi. - Chất gây mùi tanh của cá.

- Một số chất có nguồn gốc amine gây ngộ độc thực phẩm.

- Tham gia thải loại NH3

chất gây độc hệ thần kinh (NH3 + glutamic → glutamine).

- Thành phần chính của bột ngọt là sodium glutamic và tác hại của chất này.

- Có ý thức phòng tránh hay sử dụng hợp lí nguồn thực phẩm.

- Viết được công thức và tác hại của melamine. Sữa nhiễm melamine cần phải được loại bỏ.

- Nếu dùng nhiều bột ngọt sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh, do đó không nên lạm dụng chất này.

32 Protein và enzyme. - Nguồn gốc, cấu tạo và

tính chất của protein. - Một số thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao.

- Một số tác nhân làm cho protein trong thịt, cá, trứng,… bị biến đổi, không còn giá trị dinh dưỡng cao.

- Lựa chọn được các thực phẩm giúp nâng cao sức khỏe. - Sử dụng, chế biến thực phẩm đúng cách để không làm biến chất các protein có trong đó. Polymer - Công thức, tính chất và phương pháp điều chế một số loại polymer được sử dụng trong đồ dùng, vật dụng chứa đựng, bảo quản và chế biến thực phẩm.

- HS lựa chọn được các cật dụng được tạo nên từ các polymer an toàn trong suốt quá trình sử dụng.

Một phần của tài liệu Tuyển chọn và sử dụng hệ thống bài tập về giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm trong dạy học hóa học phần hóa học hữu cơ trường trung học phổ thông (Trang 36 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)