Trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan

Một phần của tài liệu Tuyển chọn và sử dụng hệ thống bài tập về giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm trong dạy học hóa học phần hóa học hữu cơ trường trung học phổ thông (Trang 48 - 52)

9. Cấu trúc khóa luận

1.5.5. Trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan

1.5.5.1. Trắc nghiệm tự luận

TNTL đòi hỏi HS phải nhớ lại kiến thức, phải biết sắp xếp và diễn đạt ý kiến của mình một cách chính xác rõ ràng [20].

Bài TNTL trong một chừng mực nào đó được chấm điểm một cách chủ quan, điểm bởi những người chấm khác nhau có thể không thống nhất. Một bài tự luận thường có ít câu hỏi vì phải mất nhiều thời gian để viết câu trả lời.

Khi viết câu hỏi tự luận, GV cần phải diễn đạt câu hỏi một cách rõ nghĩa, đầy đủ, cần làm rõ những yêu cầu trong câu trả lời cả về độ dài của nó; việc chấm bài tốn thời gian.

a) Các dạng câu hỏi TNTL

Câu hỏi tự luận có sự trả lời mở rộng: Loại câu hỏi này có phạm vi tương đối rộng và khái quát, HS được tự do diễn đạt tư tưởng và kiến thức trong câu trả lời nên có thể phát huy óc sáng tạo và suy luận. Loại câu trả lời này được gọi là tiểu luận.

38 ❖Câu tự luận với sự trả lời có giới hạn: Loại này thường có nhiều câu hỏi với nội dung tương đối hẹp. Mỗi câu trả lời là một đoạn ngắn nên việc chấm điểm dễ hơn. Có 3 loại câu trả lời có giới hạn.

- Loại câu điền thêm và trả lời đơn giản. Đó là một nhận định viết dưới dạng mệnh đề không đầy đủ hay một câu hỏi được đặt ra mà HS phải trả lời bằng một câu hay một từ (trong TNKQ được gọi là câu điền khuyết).

- Loại câu từ trả lời đoạn ngắn trong đó HS có thể trả lời bằng hai hoặc ba câu trong giới hạn của GV.

- Giải bài toán có liên quan tới trị số có tính toán số học đề ra một kết quả cụ thể đúng theo yêu cầu của đề tài.

1.5.5.2. Trắc nghiệm khách quan

a) Các dạng câu hỏi trắc nghiệm

Câu hỏi TNKQ có thể chia làm 5 loại chính sau:

- Câu trắc nghiệm “đúng – sai”: Câu này được trình bày dưới dạng câu phát biểu và HS trả lời bằng cách lựa chọn một trong hai phương án đúng hoặc sai.

- Câu trắc nghiệm có nhiều lựa chọn: Câu trắc nghiệm có nhiều câu trả lời để lựa chọn (hay câu hỏi nhiều lựa chọn) là loại câu được dùng nhiều nhất và có hiệu quả nhất. Một câu hỏi nhiều câu trả lời (câu dẫn) đòi hỏi HS tìm ra câu trả lời đúng nhất trong nhiều khả năng trả lời có sẵn, các khả năng, các phương án trả lời khác nhau nhưng đều có vẻ hợp lý (hay còn gọi là các câu nhiễu).

- Câu trắc nghiệm ghép đôi: Đây là loại hình đặc biệt của loại câu hỏi nhiều lựa chọn, trong đó HS tìm cách ghép những câu trả lời ở cột này với các câu hỏi ở cột khác sao cho phù hợp.

- Câu trắc nghiệm điền khuyết: Đây là câu hỏi TNKQ mà HS phải điền từ hoặc cụm từ thích hợp với các chỗ để trống.

Có 2 cách xây dựng dạng này:

39 + Không cho trước để HS phải tự tìm. Lưu ý phải soạn thảo dạng câu này như thế nào đó để các phương án điền là duy nhất.

- Câu hỏi bằng hình vẽ: Trên hình vẽ sẽ cố ý để thiếu hoặc chú thích sai yêu cầu HS chọn một phương án đúng hay đúng nhất trong số các phương án đã đề ra, bổ sung hoặc sửa chữa sao cho hoàn chỉnh, loại câu hỏi này được sử dụng khi kiểm tra kiến thức thực hành hoặc quan sát thí nghiệm của HS.

b) Kỹ thuật biên soạn câu TNKQ ❖Giai đoạn chuẩn bị

- Xác định mục tiêu: Xác định mục tiêu muốn kiểm tra – đánh giá cho rõ ràng. Cần phân chia nội dung chương trình thành các nội dung cụ thể và xác định tầm quan trọng của từng nội dung đó để phân bố trọng số. Các mục tiêu phải được phát biểu dưới dạng những điều có thể quan sát được, do được đề đặt ra các yêu cầu về mức độ đạt được của kiến thức, kỹ năng.

- Lập bảng đặc trưng: Sau khi phân chia nội dung chương trình thành nội dung dạy học cụ thể, tiến hành lập bảng đặc trưng bằng cách dùng ma trận hai chiều để phân bố câu hỏi theo trọng số nội dung và mục tiêu cần kiểm tra. Phân loại từng loại câu hỏi trắc nghiệm theo hai chiều cơ bản: Một chiều là chiều các nội dung quy định trong chương trình và chiều kia là chiều các mục tiêu dạy học hay các yêu cầu kiến thức, kỹ năng, năng lực của HS,.. cần đạt được sau khi phải kiểm tra lại các nội dung hay các mục tiêu của câu hỏi. Số lượng câu hỏi tùy thuộc vào mức độ quan trọng của mỗi loại mục tiêu và mỗi loại nội dung.

- Tùy theo nội dung dạy học và mục tiêu dạy học mà chúng ta chọn loại câu hỏi như câu hỏi có nội dung định tính, định lượng, câu hỏi có nội dung hiểu, biết vận dụng. - Cần chọn ra những câu hỏi có mức độ khó, phù hợp với yêu cầu đánh giá và mức độ nhận thức của HS.

- Ngoài ra, GV phải chuẩn bị đủ tư liệu nghiên cứu, tài liệu tham khảo để có kiến thức chuyên môn vững chắc, nắm vững nội dung chương trình, nắm vững kỹ thuật biên soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan.

40 ❖Giai đoạn thực hiện

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các bước ở giai đoạn chuẩn bị mới bắt đầu chuẩn bị câu hỏi. Muốn có bài tập trắc nghiệm khách quan hay, nên theo các quy tắc tổng quát sau: - Bản sơ thảo câu hỏi nên được soạn trước một thời gian trước khi kiểm tra.

- Số câu hỏi ở bản sơ thảo đầu tiên có nhiều câu hỏi hơn số câu hỏi cần dùng trong bài kiểm tra.

- Mỗi câu hỏi nên liên quan đến mục tiêu nhất định. Có như vậy, câu hỏi mới có thể biểu diễn mục tiêu dưới dạng đo được hay quan sát được.

- Mỗi câu hỏi phải được diễn đạt rõ ràng, không nên dùng các cụm từ có ý nghĩa mơ hồ như: “thường thường”, “đôi khi”, “có lẽ”, “có thể”,… vì như vậy HS thường đoán mò câu trả lời từ cách diễn đạt hơn là vận dụng sự hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.

- Mỗi câu hỏi phải mang đầy đủ ý nghĩa chứ không tùy thuộc vào phần trả lời chọn lựa để hoàn tất ý nghĩa.

- Các câu hỏi nên đặt dưới thể xác định hơn là thể phủ định. - Tránh dùng nguyên văn những câu trích từ sách hay bài giảng. - Tránh dùng những câu có tính chất “đánh lừa” học sinh.

- Tránh để HS đoán được câu trả lời dựa vào dự kiện cho ở những câu hỏi khác nhau. - Các câu hỏi nên có độ khó vừa phải khoảng từ 40% đến 60% số HS tham gia làm bài kiểm tra trả lời được.

- Nên sắp đặt các câu hỏi theo thứ tự mức độ khó dần và câu hỏi cùng loại được xếp vào một chỗ.

- Các chỗ trống để điền câu trả lời nên có chiều dài bằng nhau.

- Phải soạn thảo kỹ đáp án trước khi cho HS làm bài kiểm tra và cần báo trước cho HS cách cho điểm mỗi câu hỏi.

- Trước khi loại bỏ câu hỏi bằng phương pháp phân tích thống kê, phải kiểm tra lại câu hỏi cẩn thận, tham khảo ý kiến đồng nghiệp, chuyên gia vì đôi khi câu hỏi đó cần kiểm

41 tra – đánh giá một mục tiêu quan trọng nào đó mà chỉ số thống kê không thật sự buộc phải tuân thủ để loại câu hỏi đó.

Một phần của tài liệu Tuyển chọn và sử dụng hệ thống bài tập về giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm trong dạy học hóa học phần hóa học hữu cơ trường trung học phổ thông (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)