Sử dụng hệ thống bài tập giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm trong giảng dạy

Một phần của tài liệu Tuyển chọn và sử dụng hệ thống bài tập về giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm trong dạy học hóa học phần hóa học hữu cơ trường trung học phổ thông (Trang 124 - 126)

9. Cấu trúc khóa luận

2.3. Sử dụng hệ thống bài tập giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm trong giảng dạy

Khi sử dụng hệ thống bài tập có nội dung giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm trong dạy học hóa học cần phải phù hợp về nội dung, phương pháp, kỹ thuật dạy học, kiến thức kinh nghiệm và khả năng nhận thức, tiếp nhận vấn đề của HS thì mới phát huy được hiệu quả tuyên truyền. Do vậy để sử dụng hệ thống bài tập giáo dục vệ sinh

114 an toàn thực phẩm trong giảng dạy hiệu quả, cần phải linh hoạt trong sử dụng bài tập vào các tiết học.

2.3.1. Sử dụng bài tập khi nghiên cứu tài liệu mới

Tiết nghiên cứu tài liệu mới là tiết học trong đó HS tiếp thu kiến thức chưa biết từ trước hoặc chưa biết một cách rõ ràng, chính xác hoặc có cách hiểu biết mới về kiến thức đã học, thấy rõ phạm vi giới hạn áp dụng kiến thức đã biết.

2.3.1.1. Sử dụng BTHH nêu và giải quyết vấn đề

Những kiến thức mới được GV đưa ra bằng các bài tập có nội dung về VSATTP gần gũi và liên quan trực tiếp đến sức khỏe của HS sẽ kích thích tính tò mò, tích cực tư duy của HS góp phần thu hút HS quan tâm vào nội dung bài học.

Ví dụ: Khi bắt đầu dạy bài “Amine” hóa học 12 GV có thể đặt vấn đề “Khi làm cá ta thấy có mùi tanh, để khử mùi tanh thì sau khi rửa sạch bằng nước ta sẽ dùng giấm hoặc quả có vị chua rửa lại. Vì sao?”. GV đặt 1 vấn đề rất gần gũi với đời sống, HS sẽ cảm thấy tò mò thích thú và hăng hái tìm hiểu bài học để giải đáp thắc mắc.

2.3.1.2. Sử dụng BTHH trong việc củng cố kiến thức kỹ năng

Đối với tiết học nghiên cứu tài liệu mới, kiến thức và kỹ năng mới được hình thành sẽ chưa vững chắc nếu không được củng cố ngay. Sử dụng BTHH trong đó có bài tập liên quan đến thực tiễn VSATTP là một hình thức củng cố, ôn tập, hệ thống hóa kiến thức một cách sinh động và có hiệu quả. Khi giải bài tập, HS phải nhớ lại kiến thức đã học, phải đào sâu một khía cạnh nào đó của kiến thức hoặc phải huy động kiến thức để có thể giải quyết được bài tập. Tất cả các thao tác tư duy đó góp phần củng cố, khắc sâu, mở rộng kiến thức cho HS.

Ví dụ: Khi dạy xong bài “Alcohol” lớp 11, thay vì các bài tập tính toán khô khan, năng lý thuyết GV có thể cho HS bài tập: Bia là loại thức uống chứa cồn ưa thích của người Việt Nam. Uống bia an toàn và có lợi cho sức khỏe nằm ở khoảng 1 – 3 đơn vị uống chuẩn (1 đơn vị uống chuẩn = 10g cồn). Với bia có độ cồn 5% và dung tích 330 ml, em hãy tính lượng bia giới hạn an toàn với sức khỏe con người?

HS vừa phát huy năng lực tính toán vừa thích thú khi tìm ra lượng bia an toàn và có thể tuyên truyền cho người thân.

115

Một phần của tài liệu Tuyển chọn và sử dụng hệ thống bài tập về giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm trong dạy học hóa học phần hóa học hữu cơ trường trung học phổ thông (Trang 124 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)