Phân loại bài tập hóa học

Một phần của tài liệu Tuyển chọn và sử dụng hệ thống bài tập về giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm trong dạy học hóa học phần hóa học hữu cơ trường trung học phổ thông (Trang 45 - 47)

9. Cấu trúc khóa luận

1.5.3. Phân loại bài tập hóa học

Hiện nay có rất nhiều cách phân loại bài tập khác nhau trong các tài liệu giáo khoa. Vì vậy cần có cách nhìn tổng quát về các dạng bài tập dựa vào việc nắm chắc các cơ sở phân loại.

Ở công đoạn dạy học bài mới ta nên phân loại bài tập hóa học theo nội dung để phục vụ cho việc dạy học và củng cố bài mới. Tên của mỗi loại có thể như tên các chủ đề dạy học.

Ví dụ: Ở lớp 11 THPT phần hóa hữu cơ, ta có: - Bài tập về hydrocarbon..

- Bài tập về dẫn xuất halogen – alcohol – phenol.

Ở công đoạn ôn tập, hệ thống hóa kiến thức, và kiểm tra – đánh giá do mang tính chất tổng hợp, có sự phối hợp giữa các chương nên ta phân loại dựa trên những cơ sở sau:

- Dựa vào hình thái hoạt động của học sinh khi giải bài tập có thể chia thành: Bài tập lí thuyết và bài tập thực nghiệm.

- Dựa vào tính chất của bài tập: có thể chia thành bài tập định tính và định lượng. - Dựa vào kiểu bài hoặc dạng bài có thể chia thành:

+ Bài tập xác định công thức phân tử của hợp chất. + Bài tập xác định thành phần phần trăm của hỗn hợp. + Bài tập nhận biết các chất.

+ Bài tập tách các chất ra khỏi hỗn hợp. + Bài tập điều chế các chất.

35 - Dựa vào chức năng của bài tập có thể chia bài tập đòi hỏi sự tái hiện kiến thức (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao), bài tập rèn luyện tư duy độc lập, sáng tạo (phân tích, tổng hợp, đánh giá).

- Dựa vào khối lượng kiến thức hay mức độ đơn giản hoặc phức tạp có thể chia thành: Bài tập cơ bản và bài tập tổng hợp.

Từ khái niệm, vai trò, chức năng của bài tập hóa học và mức độ nhận thức của HS, chúng tôi xây dựng hệ thống bài tập hóa học GDVSATTP sử dụng trong dạy học phần hóa học hữu cơ ở trường THPT theo các loại sau theo thang đo nhận thức của Nikko:

Loại 1: Bài tập GDVSATTP ở mức độ nhận biết.

Ở loại này, người học nhắc và nhớ lại kiến thức đã học. Loại bài tập này không có tác dụng phát triển năng lực cho HS.

Ví dụ: Sau khi dạy học xong nội dung “Saccharose” cho HS lớp 12, để giúp HS ôn tập và củng cố lại bài học, GV yêu cầu HS cho biết ứng dụng của saccharose trong công nghiệp thực phẩm.

Loại 2: Bài tập GDVSATTP ở mức độ thông hiểu.

Người học hiểu được nội dung, ý nghĩa kiến thức, có khả năng diễn dịch, diễn giải, giải thích, diễn đạt khái niệm theo ý hiểu của mình, lấy được ví dụ minh họa. Loại bài tập này có tác dụng phát triển năng lực sáng tạo của HS ở mức độ cơ bản nhất. Nó đòi hỏi một số kỹ năng nhất định.

Ví dụ: Sau khi dạy xong bài “Lipid” cho HS lớp 12, để biết khả năng vận dụng kiến thức đã học GV yêu cầu HS giải thích vì sao dân gian ta có câu “Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ/ Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”. Tại sao thịt mỡ và dưa hành được kết hợp cùng nhau.

Loại 3: Bài tập GDVSATTP ở mức độ vận dụng.

Người học vận dụng kiến thức đã học trong những tình huống cụ thể hay tình huống mới để giải quyết những vấn đề chỉ có một hoặc có nhiều đáp án đúng. Loại BT này có tác dụng phát triển năng lực sáng tạo của HS. Nó có đặc trưng là sự phát hiện hoặc tìm ra các quan hệ mới dựa vào cách sắp xếp các thông tin trước đây.

36

Ví dụ: Sau khi dạy xong chủ đề “Dẫn xuất Halogen – Alcohol – Phenol”, để tăng tính thực tiễn cho bài học, GV yêu cầu HS đề xuất quan điểm giải quyết bài tập sau: Cà rốt là loại củ có chứa đường và có hàm lượng vitamin A rất cao. Bạn Huyên rất thích ăn cà rốt sống vì cho rằng sẽ hấp thụ hết lượng vitamin A trong cà rốt giúp cơ thể khỏe mạnh. Theo em quan điểm của bạn Huyên có hợp lí hay không? Giải thích.

Loại 4: Bài tập GDVSATTP ở mức vận dụng cao.

Yêu cầu HS phải có khả năng phân tích, tổng hợp tốt, chọn lọc và xử lí nhanh các thông tin liên quan, đánh giá để lựa chọn các giải pháp phù hợp, tối ưu. Nó thể hiện sự hiểu biết sâu sắc các kiến thức khoa học, đặc biệt là các kiến thức chuyên sâu về hóa học. Loại bài tập này có tác dụng phát triển năng lực sáng tạo cho HS. Đặc trưng của loại bài tập này là những ý tưởng mới, giải pháp mới để giải quyết các vấn đề/nhiệm vụ đặt ra trong học tập và có thể có cả trong cuộc sống thực tiễn.

Ví dụ: Sau chiến tranh, thực phẩm là con đường chính phơi nhiễm dioxin. Người dân sống tại các điểm nóng dioxin đã và đang phải đối mặt với những nguy cơ về sức khỏe do phơi nhiễm với dioxin tồn tại trong môi trường. Hãy nếu các cách thức dioxin phơi nhiễm vào thực phẩm, CTCT của dioxin và tác hại của dioxin khi bị nhiễm trong thực phẩm.

Một phần của tài liệu Tuyển chọn và sử dụng hệ thống bài tập về giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm trong dạy học hóa học phần hóa học hữu cơ trường trung học phổ thông (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)