nhân dân mà không đòi hỏi bất cứ một quyền lợi nào. Cụ Trịnh Đình Kính là người làm ra thủy tinh màu đầu tiên ở Việt Nam. Cụ đã “nuôi” và lo quần áo mặc cho gần một nửa các đại biểu Quốc hội khóa đầu tiên của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Cả hai cụ đã bước vào thương trường với ý chí tự chủ và tinh thần độc lập cao nhất và đã dâng hiến cho đất nước nhiều nhất những thành công tích lũy trong thương trường của mình.
Những doanh nhân như Trịnh Văn Bô, Ngô Tử Hạ, Nguyễn Sơn Hà, Trịnh Đình Kính… từ đầu thế kỷ 20, dưới chế độ cũ, đã kinh doanh thành công, đã làm nên những thương hiệu lớn.
Mỗi thương hiệu cá nhân sẽ làm nên thương hiệu gia đình và tạo ra thương hiệu quốc gia. Nhưng phải hiểu rằng, thương hiệu là thứ nổi lên rất nhanh và chìm đi cũng rất nhanh. Giữ được thương hiệu là điều quan trọng. Trong thương hiệu là sự trung thực, là sự chân thành, là vì người tiêu dùng, là văn hóa cá nhân của người chủ thương hiệu.
Trong thời đại này, với trí tưởng tượng của một nhà thơ, hai mươi năm trước, tôi cũng không thể
nào hình dung nổi, đến một ngày chúng ta có những doanh nhân với tài sản gần chục tỷ đô la như doanh nhân Phạm Nhật Vượng. Rồi tiếp đến là nhiều cái tên khác nữa… Chưa bao giờ Việt Nam có nhiều đại doanh nhân như bây giờ. Những người như Phạm Nhật Vượng, như những doanh nhân hàng đầu của chúng ta hiện nay mà thế giới đã phải kể đến, đấy thật sự là những bậc kỳ tài của đất nước, là niềm tự hào của chúng ta.
Trước đây, chúng ta đã có một thương hiệu lớn nhưng nó lại đặt trong lịch sử, đó là các cuộc chiến tranh chống ngoại xâm, giành lại độc lập cùng với bao nhiêu hy sinh, bao nhiêu gian khó và vật lộn.
Bây giờ, chúng ta phải có một thương hiệu khác cho đất nước thời kỳ mới, là biểu trưng cho sức mạnh của nền kinh tế, cho tinh hoa của vẻ đẹp đầy quyền lực của văn hóa cộng lại.
Những doanh nhân hàng đầu của chúng ta hiện nay, cùng với những người tiếp theo, đã và đang nối tiếp xuất hiện, càng ngày càng đông đảo hơn, với ý thức sâu sắc về văn hóa và sự cân bằng trong phát triển, sẽ là những người dựng xây nên thương hiệu mới cho đất nước trong thời kỳ mới.
69
Đọc báo chí tường thuật, một chi tiết làm tôi rất thú vị: Tại buổi lễ, bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch Tập đoàn BRG đã trình bày lại quá trình chuẩn bị và phát triển dự án. Bà cho biết: “Việc xây dựng thành phố này không phải dành cho thế hệ chúng ta mà quan trọng hơn chính là xây dựng một nền tảng vững chắc cho sự phát triển của nhiều thế hệ người Việt sau này”. Quay về phía Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đang lắng nghe, bà Nga nói: “BRG và tập đoàn đối tác Sumitomo Nhật Bản cam kết với Thủ tướng sẽ hoàn thành đúng tiến độ từng giai đoạn, không làm sai một lời nào luôn”.
Bà Nga đã nói với Thủ tướng bằng niềm tin và tâm huyết của mình, cũng là một lời cam kết trước tất cả mọi người về tiến trình thành phố sắp hiện lên. Nếu không dày công chuẩn bị, không dằng dặc trăn trở, không tận cùng tâm huyết và tự tin vào chính mình cùng các đối tác, đồng sự của mình thì không cam kết như thế.
Tôi có cảm giác mình được lan truyền mạnh mẽ những điều ấy. Tôi viết một bài ngắn, xúc cảm: “Xin chào Thành phố bờ Bắc sông Hồng!”. Bài viết nhận được nhiều chia sẻ, nhưng cũng có những ý kiến trái chiều. Một nhà văn có danh, hay phản biện, comment: “Tôi không tin vào những dự án như thế này!”. Tôi trả lời ngắn: “Chúng ta đủ thời gian để chờ đợi những gì sẽ diễn ra”.
***
Vào cuối năm 1892, một người đàn bà tên là Trần Thị Lan, 24 tuổi, đến tòa đốc lý nộp hồ sơ xin thành lập công ty để làm ăn như các công ty của người Hoa, người Pháp thời bấy giờ. Bà Trần Thị Lan là người phụ nữ Việt đầu tiên lập công ty, cũng là người Việt đầu tiên tậu xe hơi và lắp điện thoại
nhà riêng ở Việt Nam. Thành công nối tiếp thành công, bà Lan tổ chức các đội thuyền lớn thu mua lúa gạo để xuất khẩu, mở rộng mạng lưới cung cấp lương thực, thực phẩm và tham gia cả lĩnh vực kinh doanh vận tải sông, biển. Trên tàu sông biển của bà, chỉ có lái tàu và thợ xúc than là đàn ông, còn thủy thủ và phục vụ đều là đàn bà. Bà Lan làm nhiều việc thiện như cứu đói, phát chẩn. Có đợt bà cho giết hàng chục con bò, chia mỗi xuất một cân gạo cùng một lạng thịt bò để phát cho các hộ dân bị đói. Bà phát thuốc cho dân gặp dịch bệnh, can thiệp với nhà chức trách đòi giảm án hay tha bổng những người vì nghèo đói mà phải tội…
Trong lĩnh vực xây dựng, bà xây ngôi biệt thự ở Hội Vũ, đến nay vẫn còn, xây các dãy nhà ở khu vực Cửa Đông để cho thuê, nay là các phố Đường Thành, Cửa Đông, Hàng Da, xây trường Punigier, nay là trường Việt Đức.
Thành công trong kinh doanh, nhưng lại vô cùng bất hạnh trong đời tư và chịu nhiều định kiến. Bà trải qua ba đời chồng Việt, Hoa, Pháp, mà không có con. Bà có tên thường gọi là Tư Hồng. Cái chết của bà đến nay vẫn còn là một bí ẩn. Mộ bà hiện vẫn còn ở khu đền Hai Bà Trưng, trên bia chỉ khắc ba chữ “Cô Tư Hồng”.
***
Nữ doanh nhân Việt đầu tiên cách đây hơn một thế kỷ đã vượt lên hoàn cảnh, kinh doanh thành công, để lại những dấu ấn, mà cuộc đời sao bi kịch đến thế, sao lại phải chịu những định kiến oan nghiệt đến thế?
Từ đấy mà nghĩ về những nữ doanh nhân hàng đầu của chúng ta hôm nay. Thời thế, thách thức, vận hội đã khác xưa nhiều. Nhưng phải nói