Hay như quy định về lựa chọn nhà đầu tư thông qua đấu giá đất, đấu thầu

Một phần của tài liệu tap-chi-nha-dau-tu-so-thang-10 (Trang 46 - 47)

tư thông qua đấu giá đất, đấu thầu

Dự án có gắn liền với quyền sử dụng đất, Luật Đất đai quy định các trường hợp đấu giá, không đấu giá đất (Điều 118); tuy nhiên Luật Đấu thầu lại chỉ quy định các trường hợp đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư (Điều 1.3 Luật Đấu thầu; Điều 1 Nghị định 30/2015/NĐ-CP). Như vậy, rõ ràng giữa 2 luật không quy định rõ đối với một mảnh đất, trường hợp nào thì xác định chủ đầu tư theo hình thức đấu giá, trường hợp nào thì xác định theo hình thức đấu thầu.

Ông Đậu Anh Tuấn cũng dẫn chứng sự “tréo ngoe” tại quy định thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư. Cụ thể, Luật Đất đai quy định HĐND cho phép chuyển mục đích sử dụng đất dưới 10 héc ta đất trồng lúa, dưới 20 héc ta đất rừng phòng hộ, đặc dụng; bộ, ngành cho phép chuyển mục đích sử dụng đất tại đảo, thị trấn ven biển (Điều 58). Tuy nhiên, Luật Nhà ở lại quy định: UBND cấp tỉnh có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất, không phân biệt loại đất được chuyển (Điều 32.1).

Với quy định “tréo ngoe” giữa 2 luật kể trên, câu hỏi đặt ra là, đối với dự án có đề xuất chuyển mục đích dưới 10 héc ta đất trồng lúa, dưới 20 héc ta rừng phòng hộ, đặc dụng thì thẩm quyền thuộc UBND hay HĐND? UBND chấp thuận chủ trương đầu tư nhưng không có Nghị quyết của HĐND thì giải quyết như thế nào? Thứ hai là, đối với dự án có đề xuất chuyển mục đích dưới 10 héc ta đất trồng lúa, dưới 20 héc ta rừng phòng hộ, đặc dụng tại đảo, thị trấn ven biển thì sẽ phải xin chấp thuận của bao nhiêu cơ quan (UBND, HĐND, Bộ, ngành?) và thủ tục nào trước? các thủ tục như thế nào?... “Ngoài những ví dụ điển hình kể trên, tôi tin rằng có thể tìm được rất nhiều trường hợp chồng chéo khác”, ông Đậu Anh Tuấn nói, nhấn mạnh rằng việc chồng chéo luật sẽ dẫn đến nhiều hệ quả, khiến doanh nghiệp và nhà đầu tư phải thực hiện nhiều thủ tục hành chính trùng lặp; đi lại mất thời gian, nộp nhiều hồ sơ; chi phí giao dịch tốn kém; tiếp nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra; đình trệ hoạt động; rủi ro nguy cơ vi phạm pháp luật…

Theo Trưởng ban Pháp chế VCCI, giải pháp cần làm hiện nay là rà soát đánh giá toàn diện thực trạng luật chồng luật. Cần sự phối hợp và thống nhất làm việc giữa Ban soạn thảo các luật: Đầu tư, Đất đai, Xây dựng, Bảo vệ Môi trường, PPP... Cần thiết phải dùng một luật sửa nhiều luật. Cùng với đó, cần cơ quan độc lập giúp Chính phủ rà soát, gác cổng. Công tác soạn luật cần chuyên nghiệp và độc lập, tách xây dựng pháp luật ra khỏi cơ quan cấp phép. “Tôi tin rằng, riêng Luật Đầu tư lần này nếu khắc phục được tình trạng chồng chéo sẽ tạo ra động lực phát triển mạnh mẽ trong quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam thời gian tới”, ông Đậu Anh Tuấn nói.

Sau hơn 18 tháng triển khai xây dựng, mới đây, Công ty TNHH UP Hà Tĩnh đã đưa vào hoạt động nhà máy sản xuất, chế tạo, gia công, lắp đặt các sản phẩm cơ khí, chế tạo máy. Đây được đánh giá là dự án có ý nghĩa về nhiều mặt, trong đó việc doanh nghiệp này tạo ra các sản phẩm cơ khí, chế tạo máy sẽ giúp nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư tại KKT Vũng Áng có thể hợp tác sửa chữa, lắp đặt, thay thế các thiết bị máy móc bị hư hỏng trong quá trình vận hành.

Ông Giang Thanh Hy, Giám đốc xưởng - Công ty TNHH UP Hà Tĩnh cho biết: “Chúng tôi chuyên về sản xuất, chế tạo, gia công, lắp đặt các sản phẩm tấm thép chịu mài mòn, thiết bị luyện kim, bảo dưỡng và phục hồi các loại con lăn. Đây sẽ là một trong các dự án công nghiệp phụ trợ, sản xuất những sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng có thể cung cấp cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư đang hoạt động tại đây. Chúng tôi hy vọng thời gian tới có thể mở rộng thị trường ra toàn Việt Nam”.

Dự án của Formosa Hà Tĩnh khi đi vào hoạt động ổn định đã tạo sức hút mạnh mẽ đối với nhiều doanh nghiêp, nhà đầu tư trên các lĩnh vực công nghiệp phụ trợ, công nghiệp hậu thép. Việc phát triển song song giữa các doanh nghiệp, sẽ tạo thuận lợi cho tất cả các bên và tạo thế đứng vững chắc lâu dài cho các doanh nghiệp.

Ngoài Công ty TNHH UP Hà Tĩnh, hiện có một số doanh nghiệp trên địa bàn thị xã Kỳ Anh chuyên cung cấp đá vôi cho Formosa Hà Tĩnh để luyện cốc, trong đó phải kể đến Công ty Đại Phúc, Công ty Phong Thanh Bảo (thị xã Kỳ Anh). Mỗi tháng 2 đơn vị này cung cấp 90.000 tấn đá vôi, chiếm 2/4 khối lượng đá vôi cung cấp cho Formosa, với doanh thu mỗi tháng trên 200 tỷ đồng, tạo việc làm cho hàng trăm lao động.

Tiến sỹ Trần Mạnh Hùng, nguyên Phó trưởng khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh Trường Đại học Hà Tĩnh cho rằng: “Formosa Hà Tĩnh muốn phát triển nhanh và bền vững thì ngoài năng lực sản xuất của bản thân họ còn phải có các đối tác cung ứng đầu vào đảm bảo chất lượng, ổn định, chi phí thấp, kịp thời. Ngoài ra, họ cần có đối tác sử dụng các sản phẩm đầu ra của mình để tạo thành chuỗi liên kết. Vì vậy, việc hình

thành các nhà máy cung ứng, các dịch vụ phụ trợ sau thép tại KKT Vũng Áng là hết sức cần thiết”.

Đến thời điểm này, trên địa bàn KKT Vũng Áng có 137 doanh nghiệp được cấp phép đầu tư, với số vốn đăng ký trên 12 tỷ USD và trên 50.000 tỷ đồng. Trong đó, các dự án về cảng biển, điện năng, luyện thép, hậu thép, công nghiệp phụ trợ đang đóng vai trò chủ công, chiếm trên 2/3 tổng số doanh nghiệp đầu tư vào khu kinh tế trong thời gian qua.

Hiện nhiều sản phẩm về thép, hậu thép, sản phẩm công nghiệp phụ trợ của các doanh nghiệp trong KKT Vũng Áng đang nhận được sự quan tâm, hợp tác đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, Dương Tất Thắng cho rằng: “Nếu ngành sản xuất sau thép phát

triển thì sẽ kéo theo các doanh nghiệp phụ trợ khác tham gia phát triển như: Thương mại, dịch vụ cho quá trình vận chuyển, đóng gói, cảng biển, logistics… Đây là một lĩnh vực mà tỉnh phải ưu tiên, trên cơ sở tiếp tục nhìn nhận vai trò trọng tâm là Formosa và kết nối với các dịch vụ phụ trợ phục vụ sản xuất thép, sau thép, từ đó thúc đẩy phát triển sản xuất tại KKT Vũng Áng”.

Việc hình thành, phát triển các doanh nghiệp quanh trục xoay luyện thép, hậu thép, công nghiệp phụ trợ, đang tạo ra sự sôi động trong hoạt động của KKT Vũng Áng. Và đây cũng được xác định là hạt nhân quan trọng của khu kinh tế, từ đó đẩy mạnh phát triển cảng biển, logistics, điện năng và nhiều ngành nghề khác, đưa KKT Vũng Áng phát triển ngày càng sôi động và trở thành đầu tàu kinh tế của Hà Tĩnh.

Một phần của tài liệu tap-chi-nha-dau-tu-so-thang-10 (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)