Sau hơn 1 năm bắt tay hợp tác kinh doanh với nhà sản xuất thiết bị mô phỏng buồng lái hàng đầu Canada (CAE Inc), mới đây, Hãng hàng không Vietnam Airlines (VNA) đã đưa vào khai thác Tổ hợp thiết bị mô phỏng buồng lái (SIM). Bài toán khó về đào tạo phi công ngay ở trong nước đã có lời giải.
Hiệu trưởng Trường đào tạo phi công Bay Việt Nguyễn Nam Liên, từng là cơ trưởng dòng siêu tàu bay Boeing 787 cho rằng, xã hội hóa huấn luyện phi công không đồng nghĩa với chất lượng thấp, mà là thực tiễn toàn cầu được áp dụng rộng rãi ở hầu hết các hãng hàng không trên thế giới. Vấn đề đặt ra là hãng hàng không phải đưa ra tiêu chuẩn yêu cầu đầu vào phù hợp và theo dõi sát sao hoạt động huấn luyện nhằm kiểm soát chất lượng phi công khi tuyển dụng.
Việc tài trợ huấn luyện phi công thông thường
chỉ xảy ra ở một trong ba trường hợp: Khi điều kiện kinh tế - xã hội không cho phép đầu tư của tư nhân; các hãng hàng không mới phát triển cần quy hoạch nguồn lực phi công theo kế hoạch phát triển đội tàu bay hoặc một số hãng hàng không lớn muốn duy trì chất lượng huấn luyện nghiêm ngặt theo chuẩn đặc thù của hãng. Nhược điểm của phương án đầu tư tài trợ chi phí huấn luyện phi công là giá thành chi phí cao, cơ chế xin - cho dễ phát sinh tiêu cực và khó dự báo được số lượng thành công.
Thực tiễn xã hội hóa huấn luyện phi công đã giải quyết được nhược điểm của các phương án nêu trên bởi ưu thế về sự lựa chọn ứng viên rộng, chất lượng bảo đảm khách quan và tiết kiệm đáng kể chi phí đầu tư tạo nguồn nhân lực của hãng hàng không. Ví dụ, giai đoạn 2009-2010, VNA có đề án đào tạo 200 phi công cơ bản, chi phí đầu tư 650 tỷ đồng. Nhưng với chính sách xã hội hóa từ năm 2013, chưa tính các nguồn khác, VNA đã tuyển dụng được 210 phi công