Sau khi về Việt Nam, doanh nhân Nguyễn Ngọc Mỹ - Chủ tịch Tập đoàn VABIS thành lập một số công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, viễn thông, giáo dục, giải trí, du lịch… Đặc biệt, năm 2000, với việc thành lập Công ty Dịch vụ Thể thao Thi đấu Giải trí (SES), ông Mỹ được biết đến là người đầu tiên đưa môn thể thao đua chó giải trí (môn thể thao giải trí độc đáo) du nhập vào Việt Nam.
Môn thể thao đua chó giải trí tại Việt Nam được chính thức cấp phép hoạt động từ năm 2001. Công ty của ông Mỹ đã bỏ tiền đầu tư và nâng cấp Sân vận động Lam Sơn tại TP. Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) từ một sân vận động bị bỏ hoang phế, cỏ dại, sình lầy thành một sân vận động kết hợp đua chó khang trang, hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc gia.
Chỉ một thời gian ngắn, sau khi được giới thiệu với công chúng, môn đua chó giải trí đã thu hút hàng ngàn du khách trong nước, ngoài nước và người dân địa phương thuộc mọi lứa tuổi đến xem. Ngoài việc mang đến cho công chúng những phút giây giải trí thoải mái khi theo dõi trực tiếp các trận đua quyết liệt (có tốc độ khoảng 60km/giờ trên 1 đường đua dài 450m), khán giả còn có cơ hội dự thưởng trong mỗi vòng đua và tham gia các chương trình khuyến mãi hấp dẫn…
Từ mô hình ở Vũng Tàu, Chủ tịch VABIS Nguyễn Ngọc Mỹ tiếp tục đầu tư về Hà Tĩnh với việc đầu tư xây dựng Khu du lịch nghỉ dưỡng, giải trí cao cấp tại bờ biển Xuân Thành. Đây là khu du lịch nghỉ dưỡng, giải trí cao cấp đạt tiêu chuẩn 5 sao đầu tiên của tỉnh Hà Tĩnh.
Tuy nhiên, khi các công trình của ông Nguyễn Ngọc Mỹ hoàn thiện cũng là lúc phải ngừng hoạt động
vì “vướng” quy định của pháp luật. Trường đua chó ở Hà Tĩnh được hoàn thành sau 2 năm xây dựng nhưng sau đó Nghị định 06 năm 2017 của Chính phủ về kinh doanh đặt cược đua ngựa, đua chó và bóng đá quốc tế ra đời khiến dự án này bị tắc lại, dù đã có cả giấy phép đầu tư, giấy phép kinh doanh. Lý do là trong Nghị định 06 có chữ cá cược; còn trước đó, tại thời điểm xin giấy phép đầu tư, không có chữ này. “Giờ xét theo nghị định mới, chúng tôi không có trong quy hoạch. Tính phải trình lại quy hoạch để xin phê duyệt của Thủ tướng. Hiện, 900 con chó và 100 con ngựa cần được chăm sóc, sáng ăn, trưa ăn, chiều ăn, tốn kém mỗi tháng cả tỷ đồng mà bỏ đi thì không nỡ. Sang năm 2020, nếu không thông, công ty chúng tôi không biết phải xoay xở ra sao”, ông Mỹ nói.
Từ câu chuyện công việc kinh doanh bị trì hoãn do vướng quy định pháp lý, ông Nguyễn Ngọc Mỹ cho rằng, việc sửa đổi Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp cũng như rà soát lại các luật và các quy định dưới luật là rất cần thiết, để các quy định không bị chồng chéo, gây bất ngờ, khó thực hiện và cản trở hoạt động của doanh nghiệp.
Ông Phan Lê Hoàng, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Thái Bình Dương (Pacific Corpration) cho rằng Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp năm 2014 là hai luật có vai trò hết sức quan trọng đối với cộng đồng doanh nghiệp. Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện, một số quy định của các luật này đã bộc lộ những bất cập, hạn chế cần được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình mới.
Về thủ tục đầu tư trong Dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư, ông Hoàng đề nghị giữ nguyên quy định như hiện nay, đó là: “Đối với dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh, dự án thực hiện trên địa bàn của địa