động của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, các hoạt động đổi mới sáng tạo đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới và xu hướng thành lập các trung tâm đổi mới sáng tạo diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Từ tháng 9/2015, Chính phủ Hàn Quốc đã thiết lập 17 Trung tâm xúc tiến ý tưởng sáng tạo kinh tế khu vực (CCEI với 18 văn phòng ở các địa phương) nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hoạt động trong lĩnh vực Công nghệ thông tin - Truyền thông và CMCN 4.0. Trong kế hoạch “Made in China 2025”, Chính phủ dự kiến sẽ thiết lập Mạng lưới các trung tâm đổi mới sáng tạo ngành chế tạo cấp quốc gia (mục tiêu là thiết lập 15 trung tâm vào năm 2020 và 40 trung tâm vào năm 2025). Năm 2018, với sự hỗ trợ của Chính phủ Thái Lan, Tập đoàn True của Thái Lan đã đầu tư xây dựng True Digital Park tại Bangkok với mục tiêu góp phần đưa Thái Lan trở thành một trung tâm toàn cầu cho sáng tạo số (digial innovation). Năm 2017, trung tâm đổi mới sáng tạo lớn nhất thế giới Station F đã được khai trương ở Paris và hiện đã có hơn một nghìn doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo đến từ khắp nơi trên thế giới.
NIC được xây dựng với mục tiêu và kỳ vọng trở thành một hệ sinh thái đổi mới sáng tạo quy mô lớn, chất lượng cao, góp phần thúc đẩy các hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp trong nước theo hướng đổi mới sáng tạo. NIC được thành lập nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực tiếp nhận và áp dụng công nghệ, nhất là công nghệ của CMCN 4.0, nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển, đổi mới sáng tạo trên phạm vi quốc gia, góp phần thực hiện Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. NIC sẽ là nơi các doanh nghiệp được hỗ trợ toàn diện về đổi mới sáng tạo để các mô hình kinh doanh sáng tạo nhanh chóng được hiện thực hóa, các sản phẩm và dịch vụ mới nhanh chóng được đưa ra thị trường. NIC sẽ hộ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong tất cả các vấn đề mà doanh nghiệp cần, từ thủ tục hành chính đến đào tạo nhân lực, tiếp cận vốn và tiếp cận thị trường…
Với vai trò là một trung tâm quốc gia, NIC sẽ kết nối, hỗ trợ và hợp tác với các cơ sở hỗ trợ đổi mới sáng tạo và phát triển công nghệ hiện tại, tạo thành hệ thống đổi mới sáng tạo trên khắp cả nước, qua đó, góp phần phát triển và nâng cấp năng lực công nghệ của nền kinh tế. Mục đích cuối cùng của NIC là nâng cao năng lực công nghệ và đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp, qua đó góp phần nâng cao năng suất lao động và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy bên cạnh những mô hình trung tâm đổi mới sáng tạo thành công có nhiều mô hình đã thất bại. Để NIC thành công, cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ của Chính phủ, các bộ, ngành để tạo
dựng các yếu tố thành công cần có của hệ sinh thái đổi mới sáng tạo xunh quanh NIC. Trong hệ sinh thái này, Chính phủ đóng vai trò quyết định. Chính phủ tạo ra thể chế, môi trường kinh doanh thuận lợi để thu hút các thành phần còn lại của hệ sinh thái. Sự tham gia của chính phủ có thể đẩy nhanh hoặc làm chậm lại quá trình phát triển của hệ sinh thái. Ở đây, Chính phủ không chỉ tạo thuận lợi về thủ tục đầu tư, kinh doanh, cắt giảm chi phí kinh doanh, mà còn hỗ trợ các bên bằng cách cho phép họ triển khai các sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới.
Cuộc cạnh tranh công nghệ - kinh tế hiện nay đòi hỏi các nước, nhất là các nước đi sau như Việt Nam, phải có cơ chế đặc thù, khác biệt với trước đây, đủ sức cạnh tranh với các nước tiên tiến để thu hút được các thành phần có chất lượng của hệ sinh thái. Các cơ chế đặc thù đó có thể được chia thành hai nhóm: (i) ưu đãi, khuyến khích và thể chế đặc thù để thu hút đầu tư; (ii) bộ máy chỉ đạo, quản lý đặc thù, khác biệt và chất lượng cao.
Thông lệ tốt trên thế giới cho thấy các nước đều có các ưu đãi, khuyến khích mạnh mẽ để thu hút nhân tài, startup và doanh nghiệp trong nước và quốc tế đến các trung tâm đổi mới sáng tạo. Các khuyến khích bao gồm chi phí thuê văn phòng thấp, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân thấp, tài trợ nghiên cứu, hỗ trợ về nơi ở, v.v. Thể chế đặc thù thường bao gồm thủ tục hành chính đơn giản, tự do kinh doanh hoàn toàn hoặc trong một khung khổ thử nghiệm (regulatory sandbox) rõ ràng. Trong bối cảnh Việt Nam, việc tạo dựng một môi trường thể chế thuận lợi tối đa cho NIC sẽ là yếu tố quyết định thành công của NIC. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam đã chuyển sang Singapore hoạt động vì môi trường thể chế của Việt Nam chưa thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh đổi mới sáng tạo.
Kinh nghiệm thành công trên thế giới cũng cho thấy các trung tâm đổi mới sáng tạo cần có bộ máy điều phối, quản lý và hỗ trợ đặc biệt với sự tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp của nhà nước. Trong bối cảnh Việt Nam, bộ máy này có thể do nhà nước thành lập nhưng phải có cơ chế hoạt động linh hoạt và hiệu quả như doanh nghiệp tư nhân. Điều này đỏi hỏi nhà nước phải thiết kế một mô hình quản lý, vận hành kiểu mới, đặc thù, không theo các quy định hiện hành về các cơ quan công lập. Cụ thể, cần có một đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính hoàn toàn và được phép hoạt động theo cơ chế thị trường, nhất là được tuyển dụng người quản lý giỏi với mức lương tương xứng. Đơn vị sự nghiệp này phải có sự hỗ trợ từ các nguồn tài trợ tư nhân để giảm thiểu sự phụ thuộc vào ngân sách nhà nước và có đủ nguồn lực để xây dựng một bộ máy quản lý chất lượng cao và hết lòng vì nhiệm vụ.
65
PV: Thưa PGS.TS Trần Đình Thiên, để du lịch phát triển bền vững, có một bài toán đặt ra là làm sao hài hoà giữa làm kinh tế du lịch và bảo tồn thiên nhiên. Tại sao ngồi trên núi tài nguyên du lịch mà chúng ta vẫn nghèo?
PGS.TS Trần Đình Thiên: Câu chuyện bảo tồn và phát triển là chủ đề thảo luận, tranh luận, thậm chí xung đột đã được đặt ra từ rất lâu và ở mọi quốc gia chứ không phải chỉ ở riêng Việt Nam.
Xây dựng khách sạn, nhà hàng trên bãi cát, làm bãi biển mất đi vẻ hoang sơ, hay phải chặt một số cây cối, cải tạo ao hồ, đầm lầy để phát triển hạ tầng du lịch - đó là thực chất đánh đổi tài nguyên để phát triển, để thỏa mãn nhu cầu khám phá và tận hưởng cuộc sống của nhiều người.
Để hiểu đúng về phát triển, trước hết, phải thừa nhận tiền đề: Không thể phát triển nếu không có sự đánh đổi. Tiếp đó, phải thống nhất được (về nguyên tắc) mức độ có thể chấp nhận để sự đánh đổi là phát triển chứ không phải là sự hủy hoại tài nguyên, môi trường, là “phản phát triển”.
Đồng thuận nhận thức hai vấn đề trên là việc không dễ dàng, nhất là đối với vế thứ hai. Sự khác biệt ý kiến, thậm chí, xung đột trong quan điểm về
lợi ích phát triển là thường thấy. Tuy nhiên, vẫn luôn luôn tồn tại những cơ sở, những nguyên tắc chung để giải đúng bài toán “phát triển du lịch hài hòa với bảo tồn thiên nhiên”.
Vậy theo ông, chìa khóa nào để giải quyết vấn đề phát triển du lịch bền vững?
Trước hết, phải hiểu đúng khái niệm “đánh đổi” - tổng thể, tích cực, không bị phiến diện và cực đoan. Trong thời gian qua, thực tế nhiều địa phương cho thấy việc mạnh dạn “đánh đổi” đã mang lại những kết quả phát triển tích cực rõ ràng.
Đà Nẵng là một ví dụ điển hình. Cách đây 30 năm, bãi biển Thanh Khê hầu như không có người ở. Một bãi cát hoang sơ, chỉ có cát, nước mặn và gió bão. Theo ngôn ngữ kinh tế thị trường, bãi cát hoang sơ đó có rất ít, thậm chí có thể nói, không có giá trị kinh tế.
Nhưng giờ đây thì sao? Bãi biển Thanh Khê được thế giới biết đến là một trong vài chục bãi biển đẹp nhất hành tinh, Đà Nẵng trở thành một địa chỉ du lịch tầm cỡ, “đáng đến và đáng sống”. Mỗi năm, hàng triệu du khách đến đây để khám phá và tận hưởng. Giá trị đất ở đây tăng hàng trăm, hàng ngàn lần. Người dân Đà Nẵng hưởng lợi ích phát triển rõ ràng.