PHƯƠNG THỨC ĐỐI TÁC CÔNG TƯ VIỆT NAM LÀ NƯỚC ĐẦU TƯ VÀO CƠ SỞ HẠ TẦNG (CSHT) CHIẾM 5,7% GDP, CAO

Một phần của tài liệu tap-chi-nha-dau-tu-so-thang-10 (Trang 60 - 61)

VIỆT NAM LÀ NƯỚC ĐẦU TƯ VÀO CƠ SỞ HẠ TẦNG (CSHT) CHIẾM 5,7% GDP, CAO NHẤT ASEAN. THEO ADB THÌ NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ CSHT CỦA VIỆT NAM GIAI DOẠN 2017- 2030 KHOẢNG 480 TỶ USD; MỘT PHẦN LÀ VỐN NGÂN SÁCH, ODA, VỐN TRÁI PHIẾU CÔNG TRÌNH, PHẦN LỚN LÀ VỐN XÃ HỘI CHỦ YẾU ĐƯỢC HUY ĐỘNG BẰNG PHƯƠNG THỨC ĐỐI TÁC CÔNG- TƯ (PRIVATE - PUBLIC PARTNERSHIP).

ĐỨC QUANG

Tuy vậy, thiếu cơ chế bảo lãnh, chia sẻ rủi ro là nguyên nhân chính hạn chế sự hấp dẫn với các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài. Cơ chế bảo lãnh, chia sẻ rủi ro đã được thảo luận trong nhiều diễn đàn, hội nghị nhưng do Nghị định này tuân thủ các quy định tại các luật hiện hành, nên được xem xét, bổ sung trong dự thảo Luật Đầu tư PPP.

Đối với nhà đầu tư trong nước, NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các dự án BOT, BT vì bản thân các ngân hàng thương mại khi cho vay dài hạn cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro do trong khi năng lực tài chính của nhà đầu tư có hạn, tài sản đảm bảo là quyền thu phí với chính sách và hợp đồng thu phí hay thay đổi, thiếu đồng bộ (tính đến tháng 9/2019 có 30 dự án BOT doanh thu không bảo đảm trả nợ cho ngân hàng).

Do vậy, Luật Đầu tư PPP (dự thảo) phải quy định rõ ràng, minh bạch cơ chế bảo lãnh, chia sẻ rủi ro để nhà đầu tư vay tín dụng NH: chủ đầu tư phải bố trí đủ vốn đối ứng, cơ quan nhà nước cam kết vốn hỗ trợ công trình, Bộ GTVT và chính quyền địa phương phải bảo đảm hoạt động của các trạm thu phí và lộ trình tăng phí.

Nhóm chuyên gia tư vấn của Hàn Quốc về Dự án “Hỗ trợ phát triển Khung pháp lý về Đầu tư PPP tại Việt Nam” kiến nghị: “Chính phủ hoặc chia sẻ rủi ro nhiều hơn với nhà đầu tư, hoặc đảm bảo lợi nhuận cao cho nhà đầu tư, nói cách khác là bảo lãnh dự án”. Hàn Quốc trước đây có hai cơ chế hấp dẫn nhà đầu tư: (1) đảm bảo doanh thu tối thiểu (MRG) và (2) cơ chế tự chủ đề suất dự án với Chính phủ. Hiện nay cơ chế MRG đang được thu hẹp; cơ chế chia sẻ rủi ro được xử lý thông qua Chính phủ trực tiếp chi trả khoản bảo lãnh hỗ trợ nhà đầu tư, hoặc đàm phán kéo dài thời gian Hợp đồng PPP.

Tại cuộc họp Ủy ban thường vụ Quốc hội, Ủy ban kinh tế đề xuất nhiều mức lãi suất tín dụng: nhà đầu tư bảo đảm 50% vốn đối ứng, vay 50% của NH thì được hưởng lãi suất 6%/năm (nhà nước cấp bù lãi suất); nếu nhà đầu tư chỉ bảo đảm 30% vốn đối ứng thì lãi suất tiền vay 9-11%/năm.

Có ý kiến không đồng tình vì cho rằng, thực chất của cơ chế này là cấp bù lãi suất đã được thực hiện trước đây, chưa giải quyết được vấn đề rủi ro tín dụng bắt nguồn từ rủi ro chính sách, làm cho thị trường tín dụng méo mó do nhiều lãi suất ưu đãi.

Một phần của tài liệu tap-chi-nha-dau-tu-so-thang-10 (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)