Tư nhân hóa hoạt động đào tạo nhân lực hàng không

Một phần của tài liệu tap-chi-nha-dau-tu-so-thang-10 (Trang 55)

nhân lực hàng không

Nhằm đáp ứng nhu cầu phi công ngày càng cao tại Việt Nam và trên thế giới, ngày 16/08/2019, Trường Đào tạo nhân lực kĩ thuật cao ngành Hàng không, thuộc Tập đoàn Vingroup đã công bố chính thức tuyển sinh khóa 1 với số lượng dự kiến 400 học viên phi công. Học viên trúng tuyển sẽ được đào tạo trong 26 tháng, có cơ hội liên thông lên Đại học chuyên ngành quản trị Hàng không và được đảm bảo việc làm sau tốt nghiệp. Ngoài ra, học viên còn được tham gia chương trình hỗ trợ học phí, với mức hỗ trợ tối đa lên đến 50.000 USD/người và được ngân hàng hỗ trợ cho vay tới 75% gói học phí.

Ngay sau khi ký kết với Tập đoàn CAE (Canada) thoả thuận hợp tác đào tạo phi công, kỹ thuật bay và các nhân sự khác trong lĩnh vực hàng không, Tập

đoàn Vingroup mới đây đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Trường Cao đẳng kỹ thuật khoa học Hàng không Aviator - ACAST (Mỹ) và Học viện đào tạo Phi công - AAPA (Úc). Đồng thời, Trường Đào tạo nhân lực kĩ thuật cao ngành Hàng không Vinpearl Air công bố chính thức tuyển sinh 400 học viên phi công khóa 1.

Học viên trúng tuyển sẽ được đào tạo cơ bản tại 1 trong các Học viện đào tạo hàng đầu thế giới tại Mỹ hoặc Úc và huấn luyện chuyển loại tại Trường đào tạo nhân lực kỹ thuật cao ngành Hàng không Vinpearl Air, trong thời gian 26 tháng. Khi tốt nghiệp, các học viên sẽ được cấp chứng chỉ phi công tiêu chuẩn quốc tế CAAV, FAA và CASA; và có cơ hội học liên thông lên Đại học chuyên ngành quản trị Hàng không. Toàn bộ học viên đều được Vinpearl Air đảm bảo việc làm trong môi trường chuyên nghiệp và thu nhập hấp dẫn sau khi ra trường.

Theo đó, để giải quyết bài toán tài chính hỗ trợ các học viên, tất cả các học viên sẽ được ngân hàng cho vay tới 75% học phí, ân hạn trả gốc đến 26 tháng và trả dần khi bắt đầu đi làm. Ngoài ra, Tập đoàn Vingroup sẽ đứng ra bảo lãnh cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn vay ngân hàng, được hỗ trợ 100% lãi vay; những trường hợp đặc biệt khó khăn sẽ được hỗ trợ kinh phí lên đến 50.000 USD/học viên, trong đó một phần sẽ được trích để trả lãi ngân hàng, một phần được trừ vào học phí phải đóng.

Bên cạnh Vingroup, một tập đoàn tư nhân khác là FLC cũng đã vào cuộc bằng việc mở Viện đào tạo Hàng không Bamboo Airways có quy mô 10 hecta, tổng mức đầu tư gần 700 tỷ đồng cho giai đoạn thành lập và phát triển. Ngày 28/7 vừa qua, tại khu quy hoạch Trung tâm nghiên cứu đào tạo nguồn nhân lực thuộc Khu lõi Khu đô thị Du lịch sinh thái Nhơn Hội, Quy Nhơn, hãng hàng không Bamboo Airways của Tập đoàn FLC đã khởi công Viện đào tạo Hàng không Bamboo Airways.

Được biết, Viện đào tạo Hàng không Bamboo Airways dự kiến sau khi hoàn thành và đưa vào hoạt động vào năm 2022, sẽ đào tạo gần 3.500 học viên mỗi năm, tập trung trong các chuyên môn nghiệp vụ ngành như: Phi công, Tiếp viên hàng không, Kỹ thuật, Khai thác mặt đất, Điều hành Khai thác bay và các chức năng đào tạo cơ bản…

Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành hàng không như hiện tại, việc các doanh nghiệp tư nhân tham gia vào lĩnh vực đào tạo nhân lực cho ngành hàng không cho thấy sự tích cực, chủ động để đưa ngành này lên một tầm cao mới trong tương lai, khi mà Việt Nam đang hướng đến đưa ngành dịch vụ du lịch thành mũi nhọn của nền kinh tế.

Một phần của tài liệu tap-chi-nha-dau-tu-so-thang-10 (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)