Một số vấn đề khác

Một phần của tài liệu tap-chi-nha-dau-tu-so-thang-10 (Trang 35 - 36)

Bảo vệ cổ đông nhỏ trong công ty cổ phần là một nội dung quan trọng trong Luật Doanh nghiệp (sửa đổi), bởi vì quy định hiện hành: “cổ đông phải có 10% cổ phần trở lên mới có quyền đề cử người vào HĐQT”

đã làm cho các cổ đông nhỏ không được bình đẳng với cổ đông lớn.

Nhiều nước trên thế giới coi việc bảo vệ quyền lợi của cổ đông nhỏ là biện pháp bảo đảm dân chủ trong quản trị doanh nghiệp, có tác động huy động nguồn lực trong dân tham gia mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp như một kênh đầu tư, thay vì chỉ gửi tiết kiệm ở ngân hàng. Tuy vậy, cũng cần quy định tỷ lệ hợp lý đề phòng tình trạng lợi dụng việc góp cổ phần để gây rối, hoặc doanh nghiệp là đổi thu mua một vài % cổ phần để hình thành nhóm lợi ích đối lập với HĐQT doanh nghiệp. Tuy vậy, không nên giảm đột ngột từ 10% xuống 1%, mà hợp lý hơn là 3% hoặc 5% cổ phần.

Một thực trạng đáng buồn là tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn, thiếu minh bạch trong các luật liên quan đến đầu tư và kinh doanh. Thực trạng này gây khó khăn cho doanh nghiệp phải thực hiện nhiều thủ tục hành chính trùng lặp, làm nhiều hồ sơ tốn chi phí không cần thiết, tiếp nhiều đoàn thanh tra, rủi ro lớn khi được coi là “vi phạm pháp luật”; đồng thời cũng làm cho cơ quan nhà nước lúng túng trong xử lý thủ tục hành chính, không dám chịu trách nhiệm, dồn lên cấp trên và cấp cao nhất là Thủ tướng Chính phủ; không thống nhất giữa các địa phương.

Các doanh nghiệp kiến nghị với Quốc hội và Chính phủ rà soát tất cả các luật pháp có liên quan đến Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp để khắc phục cơ bản thực trạng chồng chéo, mâu thuẫn, thiếu minh bạch, nhất quán của hệ thống luật pháp.

35

Luật Đầu tư được sửa đổi lần này nhằm:

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả thu hút nguồn lực đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài phù hợp với quy hoạch, định hướng phát triển ngành, lĩnh vực, địa bàn trên cơ sở bảo đảm an ninh, quốc phòng, phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.

- Hoàn thiện các quy định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh, đồng thời cắt giảm một số ngành, nghề không cần thiết, bất hợp lý nhằm tiếp tục bảo đảm thực hiện đầy đủ, nhất quán quyền tự do kinh doanh của người dân, doanh nghiệp trong những ngành, nghề mà Luật không cấm hoặc quy định phải có điều kiện.

- Tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho hoạt động đăng ký đầu tư; cắt giảm chi phí và thủ tục hành chính trong hoạt động đầu tư, kinh doanh. Hoàn thiện cơ chế phân cấp quản lý giữa các cơ quan trung ương và cơ quan địa phương trên cơ sở đảm bảo hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh.

Tại Tờ trình số 400/TTr-CP ngày 4/10/2019, Chính phủ đã trình Quốc hội dự thảo Luật Đầu tư (sửa đổi), trong đó sửa đổi 36 điều, bổ sung 04 điều, bãi bỏ 2 điều của Luật Đầu tư năm 2014 với những nội dung chủ yếu sau:

Một phần của tài liệu tap-chi-nha-dau-tu-so-thang-10 (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)