Vì sao hàng loạt các hãng hàng không xếp hàng “xin” bay?

Một phần của tài liệu tap-chi-nha-dau-tu-so-thang-10 (Trang 53)

không xếp hàng “xin” bay?

Rõ ràng, thị trường hàng không Việt là “cô gái đẹp” nhưng “kiêu kỳ” nên nếu không đủ lực thì khó có thể chinh phục được. Tuy nhiên, hiện đã và đang có nhiều “đại gia” nhìn thấy tiềm năng lớn từ thị trường hàng không. Chia sẻ với Nhà Đầu tư, một doanh nhân (xin được giấu tên) cho biết: “Thị trường bất động sản đang chững lại, cung vượt quá cầu (ví dụ như Đà Nẵng chẳng hạn), đã đến lúc phải tìm hướng đi mới, mà thị trường hàng không là một điểm đến hấp dẫn, nếu vận hành tốt lợi nhuận sẽ ổn định trong hàng chục năm, thậm chí cả trăm năm”.

Dù đó là chia sẻ cá nhân, nhưng điều này không phải là không có lý, hãy nhìn vào một loạt các cái tên đình đám đang xếp hàng chờ giấy phép như: Hàng không ngôi sao Việt (Vietstar Airlines), đây là hãng hàng không liên doanh giữa Công ty TNHH MTV hàng

không Vietstar, Công ty Cổ phần Chuyển phát nhanh Tín Thành và Công ty sửa chữa máy bay A41 (thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân).

Vietstar Airlines được thành lập vào giữa năm 2016 với mức vốn điều lệ là 300 tỷ đồng. Tuy nhiên, hiện Vietstar Airlines vẫn chưa thể cất cánh. Điểm vướng của Vietstar Airlines là chọn sân bay Tân Sơn Nhất làm “thủ phủ”. Trong khi đó, nhà ga T3 mới chưa được xây dựng.

Hoặc như, Vietravel đã trình Bộ GTVT hồ sơ thành lập Hãng hàng không Lữ hành du lịch Việt Nam - Vietravel Airlines với mức đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng, 100% vốn của Vietravel. Với việc chọn cảng hàng không Phú Bài làm “căn cứ”, hãng này tự tin tuyên bố dự kiến bay vào tháng 1/2020.

Nhưng có lẽ thông tin đáng chú ý nhất phải kể đến sự tham gia của Tập đoàn Vingroup với sự ra mắt của Hãng hàng không Vinpearl Air. Tham vọng kinh doanh “bầu trời” của Vinpearl Air lộ diện rõ hơn khi xuất hiện tân “thuyền trưởng” Phan Xuân Đức, người từng là Phó Tổng Giám đốc Vietnam Airlines về làm Tổng giám đốc Vinpearl Air. Ngoài ra, Tập đoàn Vingroup còn “câu” được nhiều nhân sự từ Bộ GTVT, Cục Hàng không VN về với Vinpearl Air.

Hiện tại, Hãng hàng không Vinpearl Air của tỷ phú Phạm Nhật Vượng vẫn là một ẩn số thú vị đang được nhiều người quan tâm nhất. Trong một động thái mới nhất, Vinpearl Air đã có văn bản đề xuất gửi tới Bộ GTVT, cho phép chọn Nội Bài làm sân bay căn cứ. Gần như ngay lập tức, Cục hàng không Việt Nam đã “gật đầu” vì cho rằng, hiện Nội Bài “dư” điểm đỗ đáp ứng. Nêu nhớ, việc được chọn “thủ phủ” tại Nội Bài sẽ là lợi thế rất nhiều trong việc cạnh tranh kinh doanh giữa các hãng hàng không.

Nhận định về lợi thế cạnh tranh hàng không, một chuyên gia nhân định: “Rõ ràng Vinpearl Air là đối thủ đáng gờm khi hãng này có thể khai thác theo hướng combo bay - nghỉ dưỡng, lặp lại theo cách mà Bamboo Airways đang làm. Nhưng nên nhớ, các khu nghỉ dưỡng của Tập đoàn Vingroup luôn có số lượng khách rất đông, trải dài trên cả nước. Nếu giá vé tích hợp bay, nghỉ dưỡng, tham quan… sẽ là điều vô cùng hấp dẫn khách hàng”.

Hiện tại, dù Vinpearl Air đang là ẩn số nhưng những bước “chạy đà” của hãng hàng không này đang được các “đối thủ” theo dõi sát sao. Đặc biệt là thương hiệu của Tập đoàn Vingroup và tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã được khẳng định trong nhiều lĩnh vực. Theo dự đoán, Vinpearl Air sẽ đặt mục tiêu hãng hàng không 4 sao và tiến tới 5 sao trong tương lai không xa.

Một phần của tài liệu tap-chi-nha-dau-tu-so-thang-10 (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)