Cách tiếp cận mớ

Một phần của tài liệu tap-chi-nha-dau-tu-so-thang-10 (Trang 33 - 34)

Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 50 của BCT về “Nâng cao hiệu quả thu hút vốn FDI” và Nghị quyết 52 về “Chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư”, đề ra những định hướng, chủ trương mới theo hướng đổi mới, sáng tạo, xây dựng thể chế đồng bộ, minh bạch, tiếp cận chuẩn mực tiên tiến quốc tế.

Nghị quyết 50 đề ra định hướng:

“Xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách về đầu tư nước ngoài phù hợp xu hướng phát triển, tiếp cận chuẩn mực tiên tiến quốc tế và hài hoà với các cam kết quốc tế, bảo đảm sự đồng bộ, nhất quán, công khai, minh bạch và tính cạnh tranh cao”.

“Xây dựng thể chế, chính sách ưu đãi vượt trội, cạnh tranh quốc tế tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi thu hút các dự án lớn, trọng điểm quốc gia, dự án công nghệ cao..., thu hút các nhà đầu tư chiến lược, các tập đoàn đa quốc gia đầu tư, đặt trụ sở và thành lập các trung tâm nghiên cứu - phát triển (R&D), trung tâm đổi mới sáng tạo tại Việt Nam”.

“Xây dựng cơ chế khuyến khích, ưu đãi thoả đáng để tăng liên kết giữa đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước, các lĩnh vực cần ưu tiên thu hút; phát triển cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị, góp phần nâng cao giá trị gia tăng nội địa, sức cạnh tranh của sản phẩm và vị trí quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu. Khuyến khích chuyển giao công nghệ và quản trị cho doanh nghiệp Việt Nam. Có chính sách khuyến khích đối với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đào tạo, nâng cao kỹ năng, trình độ cho lao động Việt Nam; sử dụng người lao động Việt Nam đã làm việc, tu nghiệp ở các quốc gia tiên tiến”.

“Nâng cấp, hoàn thiện quy định của pháp luật về công nghiệp hỗ trợ, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Hỗ trợ doanh nghiệp trong nước kết nối với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ, dần tiến tới tự chủ công nghệ và tham gia chuỗi giá trị toàn cầu”.

Nghị quyết 52 đòi hỏi:

“Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư yêu cầu phải đổi mới tư duy về quản lý kinh tế, quản lý xã hội, xây dựng, hoàn thiện thể chế cho phù hợp. Cần có cách tiếp cận mở, sáng tạo, cho thí điểm đối với những vấn đề thực tiễn mới đặt ra, tạo mọi thuận lợi cho đổi mới sáng tạo. Tránh

mọi biểu hiện bàng quan, thiếu tự tin, thụ động, nhưng không chủ quan, nóng vội, duy ý chí”.

“Xác định nội dung cốt lõi của chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư của nước ta là thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên tất cả các ngành, lĩnh vực và thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, trọng tâm là phát triển kinh tế số, xây dựng đô thị thông minh, chính quyền điện tử, tiến tới chính quyền số”.

“Nhà nước ưu tiên chuyển giao và ứng dụng mạnh mẽ công nghệ mới trong các ngành, lĩnh vực; có trách nhiệm thúc đẩy nghiên cứu khoa học, công nghệ, tạo môi trường thuận lợi và hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm để người dân và doanh nghiệp là các chủ thể quyết định tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”.

“Hoàn thiện pháp luật, trước hết là pháp luật về doanh nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo, sở hữu trí tuệ, thương mại, đầu tư, kinh doanh để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển đổi số quốc gia và phát triển các sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh tế mới dựa trên nền tảng công nghệ số, Internet và không gian mạng; đồng thời ngăn chặn kịp thời các tác động tiêu cực cả về kinh tế và xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng. Bổ sung một số ngành nghề kinh doanh mới được ưu đãi đầu tư để thúc đẩy tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư...”.

Dự thảo Luật Đầu tư (sửa đổi) có Danh mục các ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư nhưng quy định tiêu chuẩn ưu đãi quá cao không những doanh nghiệp vừa và nhỏ, mà cả tập đoàn kinh tế lớn cũng không thể thực hiện được:

- Dự án thành lập mới và mở rộng Trung tâm R&D có vốn đầu tư từ 6.000 tỷ đồng (258 triệu USD) trở lên. Thực tế các Trung tâm R&D chỉ cần vốn đầu tư 5- 10 triệu USD, ít có Trung tâm 50- 100 triệu USD (ngoại trừ Trung tâm R&D của Samsung đang xây dựng có vốn đầu tư 500 triệu USD, bao gồm Trung tâm thương mại). Trung tâm R&D có chức năng nghiên cứu công nghệ mới do đó chủ yếu phải có đội ngũ cán bộ nghiên cứu giỏi, tiếp cận phương thức nghiên cứu hiện đại.

- Dự án thuộc ngành nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư có vốn đầu tư từ 30.000 tỷ đồng (1,3 tỷ USD) trở lên và giải ngân tối thiểu 10.000 tỷ đồng trong thời gian ba năm. Vốn đầu tư dự án công nghệ tương lai như AI, Fintech, Blockchain, Robot từ

33

10 đến 100 triệu USD là có thể vận hành được. Thực tế thu hút FDI 9 tháng năm 2019 không có dự án nào vượt quá 300 triệu USD.

- Mức ưu đãi bổ sung không quá 50% mức ưu đãi cao nhất. Quy định này khá mơ hồ, mà nên tiếp cận theo hướng: mức ưu đãi tùy thuộc vào của các sáng chế, phát minh; đối với những sáng chế, phát minh có giá trị lớn ở tầm quốc gia thì được hưởng ưu đãi rất đặc biệt như miễn thuế dài hạn,

- Hiện nay chính sách ưu đãi của nước ta chủ yếu là miễn, giảm thuế; trong khi nhiều nước không chỉ có ưu đãi thuế mà còn cả đất đai, điều kiện đầu tư, ưu đãi tài chính, trợ cấp Chính phủ (như TPHCM đã thực hiện đối với Intel).

Cần điều chỉnh tiêu chí của những dự án được hưởng ưu đãi đặc biệt phù hợp với thực tế, để có thể thu hút nhanh, nhiều dự án công nghiệp tương lai của các THCS lớn của thế giới.

Dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) cần lưu ý các vấn đề sau đây:

- Cuộc CMCN 4.0 đang bắt đầu thực hiện ở nước ta, có nhiều vấn đề mới nảy sinh mà chưa có pháp luật điều chỉnh, điển hình là Grab và Uber, Fintec, AI, một số ngành nghề không tồn tại, một số ngành nghề mới xuất hiện; do đó cần có cách tiếp cận thích hợp để 1) không lấy luật pháp hiện hành điều chỉnh hành vi mới và 2) không căn cứ vào luật pháp hiện hành để xử lý theo hướng “vi phạm luật pháp” vì cả hai đều cản trở việc thực hiện theo hướng đổi mới, sáng tạo.

- Cách tiếp cận khoa học là “cách tiếp cận mở, sáng tạo, cho thí điểm đối với những vấn đề thực tiễn mới đặt ra, tạo mọi thuận lợi cho đổi mới sáng tạo” (NQ 52 BCT), khi chưa có luật thì Quốc hội ủy quyền cho Chính phủ ban hành Nghị định để điều chỉnh các hành vi mới vừa du nhập vào nước ta nhằm không tạo ra khoảng trống pháp lý, đồng thời từ thực tiễn và kinh nghiệm quốc tế để xây dựng luật pháp.

Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) cần có các quy định đối với các nội dụng quan trọng này.

Một phần của tài liệu tap-chi-nha-dau-tu-so-thang-10 (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)