Văn hóa và sự cân bằng tối cần thiết trong phát triển

Một phần của tài liệu tap-chi-nha-dau-tu-so-thang-10 (Trang 68)

thiết trong phát triển

Chúng ta đã và đang bàn nhiều đến chủ đề “Doanh nhân văn hóa”. Thực sự, từ ngày Đổi mới đến nay, đã xuất hiện không ít những doanh nhân làm thay đổi đất nước và mang lại niềm tự hào cho đất nước. Nhưng cũng phải nói thật rằng: Bên cạnh đó, có những người giàu lên nhưng thế giới đồng tiền đã thống trị họ. Họ đã lợi dụng những khe hở lớn trong quản lý, trong luật pháp và chộp lấy thời cơ đó và phất lên. Có những người chỉ sau một cơn “xáo trộn” thời thế, đã trở nên rất giàu có. Sự giàu có đó không bền vững. Không bền vững ở đây chính là sự không bền vững trong việc bảo toàn an ninh môi trường và văn hóa. Có những công ty, tập đoàn mà sự phát triển “lệch” của họ lại trở thành mối đe dọa lớn đối với môi trường thiên nhiên và môi trường văn hóa của đất nước.

Nhiều ý kiến phân tích của những nhà nghiên cứu văn hóa, các nhà văn, nhà báo có uy tín đã cho thấy sự cần thiết tối quan trọng của việc cân bằng trong sự phát triển đất nước. Có người hỏi tôi: “Quan hệ giữa doanh nhân và nhà văn là thế nào?”. Tôi đưa ra một hình ảnh so sánh, cho dù đơn giản, nhưng chạm vào bản chất của mối quan hệ này. Đó là: Doanh nhân xây lên một ngôi nhà, còn nhà văn, các nhà trí thức, nghiên cứu sẽ bổ sung, làm ra đời sống tinh thần trong ngôi nhà đó. Nếu một ngôi nhà không có một đời sống tinh thần mang ánh xạ văn hóa lớn ở bên trong thì nó chỉ giống như một cái chuồng nuôi gia súc mà thôi.

Càng ngày càng nhiều hơn những doanh nhân nhận ra văn hóa là nền tảng cho mọi phát triển của quốc gia. Họ đã tham gia vào việc tài trợ cho những hoạt động văn hóa và gián tiếp tạo ra một đời sống văn hóa cho cộng đồng. Với những doanh nhân, hạnh phúc của họ là một phép trừ trong tài khoản của họ. Nếu họ chỉ nghĩ đến duy nhất một điều là làm cho tài khoản của họ mỗi ngày một lớn lên thì thực sự họ sẽ không tìm thấy hạnh phúc cho chính cá nhân họ. Vì nếu tài khoản của họ có 1000 tỷ, họ sẽ tham vọng có 1.500 tỷ, rồi 2.000 tỷ, rồi 5.000 tỷ… Cứ như thế, họ sẽ lao đầu cả đời để làm cho tài khoản của họ được cộng thêm cho tới khi chết cũng không thỏa mãn tham vọng của họ.

Nhưng nếu họ biết trừ đi 20 tỷ, 50 tỷ… trong tài khoản của họ để trồng một cái cây, mua một cuốn sách, nghe một bản nhạc, xem một bức tranh, chia sẻ với một người nghèo khó và bất hạnh... thì hạnh phúc đích thực sẽ bắt đầu xuất hiện trong con người họ.

Đối với một quốc gia cũng vậy. Nếu tất cả chỉ lao vào “kinh doanh” mà quên đi việc xây dựng một đời sống tinh thần thì quốc gia đó không có hạnh phúc và cũng không phát triển một cách bền vững được. Các quốc gia được thừa nhận là những quốc gia hạnh phúc nhất trên thế giới đều không phải là những quốc gia giàu có nhất. Tất nhiên, nếu một quốc gia còn chưa thoát ra khỏi tình trạng đói nghèo, thì cũng không thể tìm thấy được hạnh phúc.

Một phần của tài liệu tap-chi-nha-dau-tu-so-thang-10 (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)