0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Phân tích hồi quy tuyến tính bội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ QUẢN LÝ TÒA NHÀ CỦA TẬP ĐOÀN SSG TẠI TP HCM (Trang 68 -70 )

Sau khi cần loại bỏ 05 biến quan sát và tiến hành phân tích hồi quy đa bội, kết quả thu được như sau:

Bảng 4.10 Bảng Model Summary Model Summaryb

Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate

Durbin-Watson

1 .790a .624 .617 .711 1.811

a. Predictors: (Constant), NLTD, CSAT, VSMT b. Dependent Variable: HL

Nguồn:Tác giả tự tổng hợp từ kết quả phân tích SPSS

Trong Bảng 4.10 với hệ số R bình phương hiệu chỉnh bằng 0.617, các biến của mô hình đã giải thích được 61.7% sự thay đổi của biến phụ thuộc và 38.3% bị tác động bởi các sai số ngẫu nhiên và một số yếu tố khác. R2 hiệu chỉnh (Adjusted R Square) là 0.614. Như vậy, 61.4% thay đổi sự hài lòng của cư dân được giải thích bởi 10 biến độc lập.

Với mô hình có R bình phương hiệu chỉnh từ 50% trở lên, chúng ta đã có thể sử dụng để đưa vào nghiên cứu thực tiễn. Điều đó cho thấy độ tin cậy của mô hình trong việc đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cư dân căn hộ Opal

Saigon Pearl đối với dịch vụ quản lý tòa nhà của Công ty TNHH Vietnam Land SSG.

Xem xét hệ số Durbin- Watson để kiểm tra có hiện tượng tự tương quan hay không được tiến hành xem xét theo 3 khoảng sau đây: có hiện tượng tự tương quan khi nằm trong khoảng 1-3; có hiện tượng tự tương quan dương khi nằm từ 0-1 và hiện tượng tự tương quan âm nếu giá trị ở khoảng 3-4. Trong nghiên cứu này, giá trị Durbin – Waston có giá trị bằng 1.811 như vậy nằm trong khoảng từ 1 đến 3 nên kết luận mô hình này không có hiện tượng tự tương quan.

Bảng 4. 11 Kết quả hồi quy chuẩn hóa

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả phân tích SPSS

Nhận xét:

Trong bảng 4.11, cột mức ý nghĩa (Sig.) cho thấy:

Biến NLTD trong bảng kết quả hồi quy có hệ số Beta nhỏ nhất đạt giá trị 0.016. Do đó, biến này tương quan có ý nghĩa thấp nhất trong ba biến độc lập tác động yếu nhất lên biến phụ thuộc là HL. So sánh kết quả hồi quy chuẩn hóa với bảng kết quả Pearson thì biến NLTD có tương quan yếu nhất với biến HL với hệ số Pearson là 0.465. Như vậy, có sự phù hợp giữa hai bảng kết quả, gía trị Sig. trong bảng kết quả ma trận tương quan Pearson của biến NLTD với biến HL đạt giá trị 0.000 < 0.05. Vì vậy, có sự tương quan giữa biến NLTD và biến HL.

Các biến VSMT, CSAT có sig. < 0.05. Do đó, các biến này tương quan có ý nghĩa với biến HL với độ tin cậy lớn hơn 95%.

Coefficientsa Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. Collinearity Statistics

B Std. Error Beta Toleranc

e VIF 1 (Constant) -.180 .304 -.594 .553 VSMT .249 .099 .189 2.501 .013 .443 2.259 CSAT .755 .088 .635 8.607 .000 .464 2.156 NLTD .023 .089 .016 .256 .798 .642 1.557 a. Dependent Variable: HL

Hiện tượng đa cộng tuyến: kết luận dựa vào giá trị VIF trong bảng kết quả hồi quy chuẩn hóa. Theo các nhà nghiên cứu trước đây, giá trị này nhỏ hơn 10 thì sẽ không có hiện tượng đa cộng tuyến. Từ kết quả ở Bảng 4.9, giá trị VIF lớn nhất là 2.559 <10 nên không có hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình.

Giả định phân phối chuẩn phần dư, biểu đồ tần số của các phần dư Histogram được sử dụng làm căn cứ xem xét. Kết quả phân tích cho thấy, giá trị trung bình Mean bằng -7.76E-16 ≈ 0, độ lệch chuẩn Std.Dev = 0,990 ≈ 1 nên có thể đánh giá phân phối phần dư xấp xỉ chuẩn, mô hình không bị vi phạm giả thiết phân phối chuẩn phần dư.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ QUẢN LÝ TÒA NHÀ CỦA TẬP ĐOÀN SSG TẠI TP HCM (Trang 68 -70 )

×