.13 Cơ cấu ngành nghề đầu tư vào KCN Nam Cấm tính đến 2/2015

Một phần của tài liệu giải pháp thu hút đầu tư vào khu công nghiệp nam cấm Nghệ An (Trang 70 - 77)

STT Nhóm ngành nghề Tổng số dự án

Tổng số vốn đầu tư (đồng)

Tỷ trọng (%)

1 Công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản và thực phẩm

17 3.969.112.191.185 21.62

2 Công nghiệp khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng

25 6.781.637.573.653 36.94

3 Công nghiệp cơ khí lắp ráp 12 3.638.658.817.266 19.82 4 Công nghiệp dệt, may, da giày 2 826.133.434.798 4.5 5 Công nghiệp sản xuất hàng

tiêu dùng và dịch vụ khác

8 3.142.978.756.387 17.12

Tổng 66 18.358.520.773.291 100

Cơ cấu ngành nghề đầu tư vào KCN Nam Cấm có thể phân theo 5 nhóm ngành bao gồm các ngành về chế biến nông lâm, thủy sản và thực phẩm; công nghiệp khai thác sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí lắp ráp, công nghiệp dệt máy, da giày và công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, dịch vụ. Nhóm ngành nghề có mức đầu tư cao nhất là công nghiệp khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng với 25 dự án, tổng số vốn đầu tư 6.781 tỷ đồng, chiếm 36.94% số vốn đầu tư vào KCN, thứ hai là nhóm ngành công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm có 17 dự án với tổng vốn đầu tư 3.969 tỷ đồng, chiếm 21.62% số vốn đầu tư, thấp nhất là nhóm ngành công nghiệp dệt máy, da giày chỉ có 2 dự án với tổng vốn đầu tư 826 triệu đồng, chiếm 4.5%. Các nhóm ngành công nghiệp khai thác chiếm tỉ lệ cao nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn mang tính truyền thống, ít dự án công nghệ cao, phụ thuộc nhiều vào tài nguyên thiên nhiên trong khi tài nguyên đang ngày càng cạn kiệt, mức độ ô nhiễm cao. Nhóm ngành công nghiệp dệt may, da giày có tỉ lệ thấp do vùng này tỉ lệ lao động nữ thấp, lao động nữ di cư vào miền Nam khá cao nên doanh nghiệp trong ngành này luôn khát nguồn lực.

Bảng 2.14 Kết quả sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp hoạt đông trong KCN từ năm 2010-2017

TT Chỉ tiêu / Năm 2010 2011 2015 2017

1 Giá trị SXCN (tỷ đồng) 212,8 300 456 550

2 Giá trị XK (tỷ đồng) 69,5 100 200 265

3 Nộp ngân sách (tỷ đồng) 22,9 35 60 80

4 Tạo việc làm (người) 651 750 850 1200

Nguồn Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam

Kể từ năm 2010, các dự án thu hút đầu tư vào KCN Nam Cấm đã bắt đầu phát huy hiệu quả, đặc biệt trong việc đóng góp cho ngân sách của tỉnh. Trong giai đoạn 2010-2017, thu ngân sách tỉnh từ các doanh nghiệp hoạt động trong KCN liên tục tăng qua các năm. Năm 2010, chỉ chiếm tỷ trọng 10,36% ,đến năm 2013 chiếm tỷ trọng 30,32% tổng thu ngân sách của cả KKT, kết quản năm 2015 nộp ngân sách trên 60 tỷ đồng (chiếm hơn 7.5% tổng thu ngân sách của tỉnh). Dự kiến, năm 2018

nộp ngân sách trên 100 tỷ đồng. Các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh đã đi vào ổn đỉnh, giá trị sản xuất tăng khoảng 22,5%/ năm, giá trị xuất khẩu tăng chứng tỏ các doanh nghiệp đang phát triển, mở rộng thị trường sang nước ngoài thúc đẩy phát triển thương mại.

2.4. Đánh giá chung về hoạt động thu hút đầu tư vào KCN Nam Câm ở tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010- 2017 Nghệ An giai đoạn 2010- 2017

2.4.1. Điểm đạt được

Như đã phân tích ở trên, KCN Nam Cấm đã có những cơ chế- chính sách từng bước đổi mới, hoàn thiện, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng kỹ thuật như một số dự án về cấp điện, hệ thống giao thông, hệ thống thông tin liên lạc đã được sử dụng còn một số dự án vẫn đang triển khai, sắp đi vào sử dụng nhằm phục vụ cho hoạt động chung của KCN Nam Cấm, cụ thể như sau:

Thứ nhất, đã hoàn thành cơ bản công tác quy hoạch chi tiết các khu chức năng trong KCN theo đúng quy hoạch chung về xây dựng KCN mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt tại QĐ số 1534/QĐ- TTg, các dự án về cơ sở hạ tầng bên ngoài hàng rào KCN đang được triển khai như dự án cảng nước sâu Cửa Lò, dự án đầu tư xây dựng bến cảng số 5, số 6 cảng Cửa Lò, đã triển khai xây dựng 4 tuyến đường giao thống chính đi vào KCN Nam Cấm để đảm bảo lưu thông, đi lại cho các nhà máy, nối với đường quốc lộ 1A nhưng vì một số lý do nên tiến độ còn chậm.

Thứ hai, tính đến 2/2018 KCN Nam Cấm đã thu hút được 101 dự án, trong đó có 86 dự án có vốn đầu tư trong nước, 25 dự án có vốn đầu tư nước ngoài. Các dự án cơ bản phù hợp với quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực mà KCN đã đặt ra như công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí lắp ráp… đã góp phần thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XVII và Nghị quyết 26-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng phát triển KCN và phát triển ngành công nghiệp.

Thứ ba, UBND tỉnh và Ban quản lý KTT Đông Nam đã xây dựng nhiều chủ trương, chính sách hợp lý nhằm thu hút đầu tư vào KCN, đồng thời thắt chặt việc kiểm tra, giám sát, quản lý các hoạt động trong KCN. Luôn lắng nghe tâm tư, ý kiến của nhà đầu tư trong quá trình trước và sau khi triển khai dự án để giúp họ tháo gỡ khó khăn, luôn đồng hàng cùng sự phát triển của doanh nghiệp.

2.4.2. Điểm tồn tại.

Nếu so với tiềm năng và lợi thế của KCN Nam Cấm có được so với tình hình hoạt động thu hút đầu tư và phát triển KCN như hiện nay là chưa tốt, chưa tương

xứng với tiền năng sẵn có, do một số tồn tại như sau:

Thứ nhất, kết cấu hạ tầng của KCN Nam Cấm còn chậm và thiếu đồng bộ, theo quy định của Chính phủ về hỗ trợ vốn ngân sách nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật KCN Nam cấm thì Chính phủ chỉ hỗ trợ về đền bù giải phóng mặt bằng, xây dựng công trình xử lý nước tập trung của KCN, phần còn lại phải trích từ ngân sách của tỉnh, nhưng do ngân sách tỉnh còn khó khăn nên tiến độ nhiều dự án còn chậm và thiếu đồng bộ.

Mặt khác, KCN Nam Cấm đang ở tình trạng chạy theo số lượng thu hút dự án mà chưa chú trọng đến chất lượng, việc kiểm tra, thẩm định trước và sau dự án còn yếu, đặc biệt là vấn đề yêu cầu xử lý môi trường của các doanh nghiệp. Việc bố trí quy hoạch còn nhiều bất cập, các dự án giao thông triển khai còn chậm gây ảnh hưởng lớn đến vấn đề di chuyển của các doanh nghiệp, nhu cầu về một số hệ thống dịch vụ chưa đáp ứng kịp thời, nhất là trong giờ cao điểm, chất lượng dịch vụ còn thấp trong khi mức giá lại cao là nỗi băn khoăn của nhiều nhà đầu tư làm tăng chi phí sản xuất…

Thứ hai, vấn đề quản lý hành chính nhà nước của UBND tỉnh và Ban quản lý KTT Đông Nam còn thiếu, hệ thống quản lý chưa hiện đại, giảm tính kiểm tra, giám sát, theo dõi. Cách triển khai các chính sách, quy định pháp luật đến nhà đầu tư còn chậm, cơ chế quản lý “một cửa” tại Ban quản lý chưa phát huy hết hiệu quả khi còn một số thủ tục hành chính chưa được ủy quyền, các hệ thống thông tin, ứng dụng tin học chưa được sử dụng phổ biến trong các giao dịch đầu tư, cấp phép, trình độ quản lý, chuyên môn chưa được cao chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Thứ ba, công tác XTĐT chỉ mới chú trọng đến giai đoạn trước khi đầu tư. Các chương trình quảng bá hính ảnh và xúc tiến đầu tư chưa hoàn thiện, chưa đổi mới nhiều vẫn mang bản sắc truyển thống, chưa tạo được nhiều sức hút cho nhà đầu tư nước ngoài, chưa có một chiến lược xây dựng thương hiệu KCN cụ thể, các kênh quảng bá hình ảnh, xúc tiến đầu tư còn ít, chưa đủ mạnh khiến cho hiệu quả xúc tiến đầu tư không cao.

Thứ tư, đất đai đã được quy hoạch cấp phép đầu tư nhưng triển khai còn chậm nên chưa lôi cuốn được các dự án khác đầu tư vào, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng đến tiến độ triển khai dự án của doanh nghiệp, tạo tâm lý ngại đầu tư. Tại KCN Nam Cấm vẫn còn tồn tại khoảng 7 dự án đầu tư với diện tích thuê đất khoảng trên 25 ha đất đã được cấp phép nhưng vẫn chưa được giải phóng mặt bằng hơn 1 năm nay, công tác triển khai của công ty

phát triển KCN Nghệ An tại các công trình kết cấu hạ tầng chưa tốt, sự hợp tác phối hợp giữa Ban quản lý và công ty chưa cao khiến công tác hoàn thiện cơ sở hạ tầng gặp nhiều trở ngại.

Thứ năm, các ngành nghề đầu tư chủ yếu vào KCN Nam Cấm là công nghiệp chế biến nông lâm, thủy sản, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, đây là ngành nghề phụ thuộc khá nhiều vào tài nguyên sẵn có, phương thức sản xuất còn thủ công truyển thống có rất ít doanh nghiệp thực hiện theo phương thức hiện đại, áp dụng công nghệ cao nên gây ô nhiễm môi trường là điều khó tránh khỏi. Mặt khác, nhiều nhà máy vẫn cố tình xả thải nước thải chưa qua xử lý vào khu xử lý chung gây nhiều bất cập trong quá trình xử lý của KCN. Hiện nay, KCN Nam Cấm chưa có mức quy định về ô nhiễm khí thải, tiếng ồn cho các doanh nghiệp trong khi có nhiều phản ánh của người dân sống gần KCN về ô nhiễm không khí, tiếng ồn ảnh hưởng đến đời sông sinh hoạt dân cư.

Thứ sáu, chất lượng lao động còn thấp chủ yếu là lao động phổ thông chưa qua đào tạo hoặc phải đào tạo lại, doanh nghiệp thiếu lao động trình độ cao, tay nghề giỏi, trình độ ngoại ngữ lao động còn yếu, các trung tâm thực hành, các trường đại học, cao đẳng chưa trang bị máy móc, thiết bị mới để cập nhật cho học sinh, sinh viên, chưa có nhiều môi trường để lao động thử sức nâng cao tay nghề nên lao động thường khó thích nghi với môi trường làm việc, đặc biệt là môi trường doanh nghiệp nước ngoài. Tỉnh chưa chú trọng đúng ngành nghề cần đào tạo, mục tiêu đào tạo nên chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp, số lượng lao động ngoại tỉnh và lao động nước ngoài vẫn khá cao làm tăng sự cạnh tranh, giảm cơ hội việc làm cho lao động địa phương.

Thứ bảy, doanh nghiệp trong KCN chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, trình độ kỹ thuật các dự án ở mức trung bình, rất ít dự án công nghệ cao, chưa thu hút được các doanh nghiệp lớn trong nước và nước ngoài nên sản phẩm tạo ra có giá trị thấp, việc tìm đầu ra cho doanh nghiệp còn gặp khó khăn, chưa thâm nhập được vào các thị trường lớn trong nước và thị trường quốc tế.

2.4.3. Nguyên nhân của các tồn tại.

Thứ nhất, Nghệ An còn là một tỉnh nghèo, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm,

trình độ phát triển khoa học công nghệ còn thấp, nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển nhanh của nền công nghiệp hiện đại, nhất là với các doanh nghiệp nước ngoài. Chưa đủ ngân sách để giải phóng mặt bằng, di dời dân cư, tái định cư cho người dân trong phạm vi quy hoạch KCN. Lao động dồi dào nhưng

chất lượng thấp, thiếu lao động lành nghề, lao động có trình độ kĩ thuật, có khả năng vận hành các máy móc hiện đại, chủ yếu vẫn là lao động phổ thông. Vậy nên đã đành mất lợi thế về lao động, nhiều DN vẫn phải tuyển dụng lao động từ các tỉnh ngoài, lao động nước ngoài. Cán bộ trong các DN còn thiếu kinh nghiệm quản lý về thị trường, trình độ ngoại ngữ còn kém, chưa phát huy được năng lực trong công việc

Thứ hai, việc quy hoạch KCN Nam Cấm hiện tại còn nhiều điểm bất hợp lý,

có một số dự án xây dựng cơ sở hạ tầng trong khi ngân sách đầu tư không đủ, làm cho các dự án chậm tiến độ, dở dang ảnh hưởng tới sự phát triển KCN, đời sống nhân nhân địa phương, ngân sách tỉnh dành cho xây dựng KCN chủ yếu tập trung ở công tác quy hoạch, chuẩn bị đầu tư, trong khi đó, nguồn vốn xây dựng hạ tầng chủ yếu phụ thuộc vào nguồn ngân sách Trung ương vì vậy chưa chủ động trong việc xây dựng hạ tầng và GPMB tạo quỹ đất sạch. Do chính sách của Nhà nước về đất đai, giải phóng mặt bằng thay đổi liên tục. Mặt khác, sau khi Luật đất đai 2013 được ban hành và có hiệu lực từ ngày 1/7/2014, một số lĩnh vực chưa có văn bản hướng dẫn, vì vậy công tác bồi thường GPMB trong KCN vẫn còn gặp nhiều khó khăn nên đã tác động phần nào đến tiến độ của các dự án.

Thứ ba, các hoạt động quảng bá hình ảnh và XTĐT vào KCN Nam Cấm chưa chuyên nghiệp, cách xây dựng hình ảnh KCN Nam Cấm chưa tạo nhiều ấn tượng, chưa có nhiều hoạt động tiếp xúc trao đổi với doanh nghiệp. Các hình thức thu hút đầu tư diễn ra còn manh mún, nhỏ lẻ, chưa đủ sức mạnh để tìm kiếm các doanh nghiệp lớn, tiềm năng để đầu tư vào KCN, chưa có một chương trình thu hút đầu tư lớn nào dành cho doanh nghiệp nước ngoài. Các hoạt động thu hút đầu tư vẫn tập trung chủ yếu tại Ban quản lý Khu kinh tế Đông Na nên chưa đa dạng, phong phú, chưa bắt kịp với tình hình mới. Trong chương trình khuyến khích, ban hành danh mục kêu gọi đầu tư mới chỉ ở mức độ định tính, cách xây dựng chưa khoa học, thực tiễn, chưa thể hiện được các ngành nghề lợi thế của KCN muốn thu hút, dẫn tới tính khả thi của ban danh mục kêu gọi còn thấp, chưa thuyết phục nhà đầu tư.

Thứ tư, thủ tục hành chính đầu tư vào KCN Nam Cấm đã được thực hiện một

cách tích cực, cơ chế “một cửa-tại chỗ” đã bước đầu phát huy được hiệu quả, song các doanh nghiệp, nhà đầu tư vẫn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc với điều kiện, thủ tục đầu tư, vẫn tồn tại nhiều thủ tục phiền hà so với các KCN khác, khiến nhà đầu tư không hài lòng, thời gian giải quyết các khiếu nại đôi khi còn kéo dài, ảnh hưởng

đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vẫn còn một bộ phận cán bộ thể hiện thái độ, tác phong chưa tốt với các nhà đầu tư, làm mất thời gian, lòng tin, cơ hội thu hút đầu tư, nhất là đối với các doanh nghiệp FDI.

Thứ bảy, cơ chế quản lý nhà nước còn cồng kềnh, Ban quản lý KTT Đông Nam

chưa được ủy quyền về một số vấn đề liên quan đến địa phương (huyện Nghi Lộc) dẫn tới có sự chồng chéo quản lý KCN của nhiều cấp, xử lý khó khăn vướng mắc trong KCN chưa hợp lý, hiệu quả. Vẫn còn xuất hiện tình trạng gian lân thương mai, trốn thuế, đưa các thiết bị lạc hậu vào sử dụng, lạm thu ngân sách nhà nước do công tác quản lý Nhà nước chưa chặt chẽ, đồng bộ.

CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO KHU CÔNG NGHIỆP NAM CẤM Ở

TỈNH NGHỆ AN

3.1. Định hướng và mục tiêu đẩy mạnh thu hút đầu tư vào KCN Nam Cấm ở tỉnh Nghệ An. tỉnh Nghệ An.

Nghệ An đang trong giai đoạn thực hiện chủ trương chuyển dịch nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, trở thành tỉnh công nghiệp lớn của khu vực phía Bắc, trọng tâm là chú trọng phát triển các khu công nghiệp. KCN Nam Cấm thuộc KTT Đông Nam Nghệ An, được tỉnh lựa chọn là KCN trọng điểm, đặt mềm móng, định hướng cho ngành công nghiệp phát triển trong thời gian tới, tập trung vào các ngành lợi thế và cạnh tranh trong và ngoài nước như công nghiệp lắp ráp thiết bị, cơ điện tử; công nghiệp cơ khí, chế tạo, công nghiệp sản xuất vật liệu mới, ưu tiên các dự án

Một phần của tài liệu giải pháp thu hút đầu tư vào khu công nghiệp nam cấm Nghệ An (Trang 70 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)