Tìm kiếm đầu ra cho doanh nghiệp, phát triển và mở rộng thị trường

Một phần của tài liệu giải pháp thu hút đầu tư vào khu công nghiệp nam cấm Nghệ An (Trang 84 - 85)

Thị trường là vấn đề quan trọng của mỗi doanh nghiệp khi sản xuất kinh doanh, thị trường được xét đến bao gồm thị trường cung ứng nguyên liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất và quan trọng nhất là thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Đối với thị trường đầu vào cung ứng nguyên vật liệu sản xuất cho doanh nghiệp. Hiện nay, nguồn nguyên liệu để cung ứng cho các doanh nghiệp trong KCN dồi dào nhưng chất lượng chưa tốt, khá phân tán, chưa có quy hoạch . Theo thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An năm 2014, có khoảng 50% các doanh nghiệp trong KCN Nam Cấm thuộc các ngành chế biến, cơ khí chưa có nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định. Vậy nên Tỉnh cần có hướng giải quyết như sau:

giữa các KCN tránh tình trạng khủng hoảng thừa, thiếu nguồn nguyên liệu ảnh hưởng đến hoạt động SXKD của doanh nghiệp.

Thứ hai, đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát và công khai đại chúng về các quy hoạch , đồng thời xử lý các trường hợp tự phát ảnh hưởng đến quy hoạch đã đặt ra, đảm bảo phát triển vùng nguyên liệu theo đúng quy hoạch nhưng vẫn bảo vệ môi trường.

Thứ ba, ngoài việc phát triển vùng nguyên liệu trong tỉnh, cần phải thu hút nguồn nguyên liệu từ các tỉnh lân cận bằng cách liên kết hợp tác, trao đổi.

Đối với vấn đề đầu ra cho sản phẩm của DN, cần liên tục tìm kiếm và mở rộng quan hệ với các thị trường lớn trong nước và thị trường quốc tế. Thực tế UBND tỉnh phối hợp với các bộ ngành chỉ mới chú trọng công tác XTĐT mà chưa quan tâm đến thị trường đầu ra của doanh nghiệp, giúp họ tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ. Vậy nên, cần đưa ra chiến lược về công tác tìm kiếm và mở rộng thị trường tiệu thụ cho doanh nghiệp trong KCN qua nhiều kênh khác nhau như tổ chức hội chợ, triểm lãm trưng bày, quảng cáo sản phẩm, hỗ trợ xây dựng thương hiệu sản phẩm, qua các kênh truyền thông, đồng thời tiến hành điều tra, khảo sát thị trường để tiến hành dự báo từ đó lên kế hoạch xây dựng chiến lược thị trường, chiến lược SXKD hiệu quả, phù hợp theo từng giai đoạn.

Đẩy mạnh và mở rộng hợp tác, quan hệ giữa các DN để hỗ trợ nhau về nguyên vật liệu đầu vào, đầu ra sản phẩm, cùng nhau phát triển. Tránh xảy ra độc quyền, ép giá làm rối loạn thị trường. Đẩy mạnh công tác quản lý, chống hàng giả, hàng buôn lậu, kém chất lượng để tạo môi trường lành mạnh cho doanh nghiệp tham gia. Thường xuyên thanh tra, giám sát chất lượng sản phẩm để thúc đẩy doanh nghiệp không chỉ sản xuất theo số lượng và phải chú trọng chất lượng sản phẩm, nhằm tăng sức cạnh tranh trên thị trường nhất là thị trường quốc tế, đảm bảo lợi ích cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng. Tạo dựng niềm tin, uy tín với khách hàng.

Một phần của tài liệu giải pháp thu hút đầu tư vào khu công nghiệp nam cấm Nghệ An (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)