Nguyên nhân của các tồn tại

Một phần của tài liệu giải pháp thu hút đầu tư vào khu công nghiệp nam cấm Nghệ An (Trang 74 - 77)

Thứ nhất, Nghệ An còn là một tỉnh nghèo, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm,

trình độ phát triển khoa học công nghệ còn thấp, nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển nhanh của nền công nghiệp hiện đại, nhất là với các doanh nghiệp nước ngoài. Chưa đủ ngân sách để giải phóng mặt bằng, di dời dân cư, tái định cư cho người dân trong phạm vi quy hoạch KCN. Lao động dồi dào nhưng

chất lượng thấp, thiếu lao động lành nghề, lao động có trình độ kĩ thuật, có khả năng vận hành các máy móc hiện đại, chủ yếu vẫn là lao động phổ thông. Vậy nên đã đành mất lợi thế về lao động, nhiều DN vẫn phải tuyển dụng lao động từ các tỉnh ngoài, lao động nước ngoài. Cán bộ trong các DN còn thiếu kinh nghiệm quản lý về thị trường, trình độ ngoại ngữ còn kém, chưa phát huy được năng lực trong công việc

Thứ hai, việc quy hoạch KCN Nam Cấm hiện tại còn nhiều điểm bất hợp lý,

có một số dự án xây dựng cơ sở hạ tầng trong khi ngân sách đầu tư không đủ, làm cho các dự án chậm tiến độ, dở dang ảnh hưởng tới sự phát triển KCN, đời sống nhân nhân địa phương, ngân sách tỉnh dành cho xây dựng KCN chủ yếu tập trung ở công tác quy hoạch, chuẩn bị đầu tư, trong khi đó, nguồn vốn xây dựng hạ tầng chủ yếu phụ thuộc vào nguồn ngân sách Trung ương vì vậy chưa chủ động trong việc xây dựng hạ tầng và GPMB tạo quỹ đất sạch. Do chính sách của Nhà nước về đất đai, giải phóng mặt bằng thay đổi liên tục. Mặt khác, sau khi Luật đất đai 2013 được ban hành và có hiệu lực từ ngày 1/7/2014, một số lĩnh vực chưa có văn bản hướng dẫn, vì vậy công tác bồi thường GPMB trong KCN vẫn còn gặp nhiều khó khăn nên đã tác động phần nào đến tiến độ của các dự án.

Thứ ba, các hoạt động quảng bá hình ảnh và XTĐT vào KCN Nam Cấm chưa chuyên nghiệp, cách xây dựng hình ảnh KCN Nam Cấm chưa tạo nhiều ấn tượng, chưa có nhiều hoạt động tiếp xúc trao đổi với doanh nghiệp. Các hình thức thu hút đầu tư diễn ra còn manh mún, nhỏ lẻ, chưa đủ sức mạnh để tìm kiếm các doanh nghiệp lớn, tiềm năng để đầu tư vào KCN, chưa có một chương trình thu hút đầu tư lớn nào dành cho doanh nghiệp nước ngoài. Các hoạt động thu hút đầu tư vẫn tập trung chủ yếu tại Ban quản lý Khu kinh tế Đông Na nên chưa đa dạng, phong phú, chưa bắt kịp với tình hình mới. Trong chương trình khuyến khích, ban hành danh mục kêu gọi đầu tư mới chỉ ở mức độ định tính, cách xây dựng chưa khoa học, thực tiễn, chưa thể hiện được các ngành nghề lợi thế của KCN muốn thu hút, dẫn tới tính khả thi của ban danh mục kêu gọi còn thấp, chưa thuyết phục nhà đầu tư.

Thứ tư, thủ tục hành chính đầu tư vào KCN Nam Cấm đã được thực hiện một

cách tích cực, cơ chế “một cửa-tại chỗ” đã bước đầu phát huy được hiệu quả, song các doanh nghiệp, nhà đầu tư vẫn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc với điều kiện, thủ tục đầu tư, vẫn tồn tại nhiều thủ tục phiền hà so với các KCN khác, khiến nhà đầu tư không hài lòng, thời gian giải quyết các khiếu nại đôi khi còn kéo dài, ảnh hưởng

đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vẫn còn một bộ phận cán bộ thể hiện thái độ, tác phong chưa tốt với các nhà đầu tư, làm mất thời gian, lòng tin, cơ hội thu hút đầu tư, nhất là đối với các doanh nghiệp FDI.

Thứ bảy, cơ chế quản lý nhà nước còn cồng kềnh, Ban quản lý KTT Đông Nam

chưa được ủy quyền về một số vấn đề liên quan đến địa phương (huyện Nghi Lộc) dẫn tới có sự chồng chéo quản lý KCN của nhiều cấp, xử lý khó khăn vướng mắc trong KCN chưa hợp lý, hiệu quả. Vẫn còn xuất hiện tình trạng gian lân thương mai, trốn thuế, đưa các thiết bị lạc hậu vào sử dụng, lạm thu ngân sách nhà nước do công tác quản lý Nhà nước chưa chặt chẽ, đồng bộ.

CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO KHU CÔNG NGHIỆP NAM CẤM Ở

Một phần của tài liệu giải pháp thu hút đầu tư vào khu công nghiệp nam cấm Nghệ An (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)