.2 Dự báo dân số tỉnh Nghệ An đến năm 2020

Một phần của tài liệu giải pháp thu hút đầu tư vào khu công nghiệp nam cấm Nghệ An (Trang 49 - 55)

Đơn vị: người, %

Chỉ tiêu 2011 2015 2020 Tăng trưởng BQ

2011-2015 2016-2020 Tổng số 2.954.633 3.046.023 3.180.227 0,76 0,87 Nam 1.471.403 1.523.122 1.595.795 0,87 0,94 Nữ 1.483.230 1.522.901 1.584.432 0,66 0,80 Dân số dưới tuổi lao động 729.470 732.058 783.981 0,09 1,38

- Tỷ trọng so với tổng dân số 24,69 24,03 24,65

Dân số trong tuổi lao động 1.866.557 1.910.645 1.909.462 0,59 -0,01

- Tỷ trọng so với tổng dân số 63,17 62,73 60,04

Dân số ngoài tuổi lao động 358.606 403.320 486.784 2,98 3,83

- Tỷ trọng so với tổng dân số 12,14 13,24 13,31

Nguồn: Cục Thống kê Nghệ An.

Quy mô dân số trong độ tuổi lao động giai đoạn 2011-2015 có tăng nhẹ do hiện tượng xuất cư vẫn diễn ra mạnh trong thời gian tới. Dự báo dân số trong độ tuổi lao động 1.909 nghìn người vào năm 2020, tăng thêm 43 người so với năm 2011, tăng bình quân 2%/ năm giai đoạn 2011-2015 và tăng bình quân 1%/ năm giai đoạn 2016-2020. Như vậy trong giai đoạn 2011-2020, cứ mỗi năm lực lượng dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh được bổ sung thêm khoảng 5.000 người. Số lượng lao động trong độ tuổi có nhu cầu làm việc đạt khoảng 1.571 nghìn người vào năm 2015 và đạt khoảng 1.536 nghìn người vào năm 2020, chiếm tỷ trọng khoảng 80% dân số trong tuổi lao động và khoảng 49,7% dân số toàn tỉnh, đây là điều kiện thuận lợi để phát triển KCN Nam Cấm khi có nguồn nhân lực dồi dào, đầy tiềm năng để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất ngày càng gia tăng tại các doanh nghiệp trong KCN. Khi KCN Nam Cấm đi vào hoạt động, nhiều lao động địa phương đã được tuyển dụng vào các nhà máy, xí nghiệp sản xuất, ước tính năm 2010 KCN Nam Cấm có khoảng 35% lao động địa phương (huyện Nghi Lộc), 25% lao động địa phương khác trong tỉnh, 25% lao động ngoại tỉnh và 15% lao động nước ngoài. KCN Nam

Cấm đã tạo thêm được nhiều việc làm cho người lao động địa phương, công việc tương đối ổn định cho người dân, đời sống nhân dân được cải thiện.

Mặt khác, chất lượng nguồn nhân lực của Nghệ An còn thấp, chỉ có khoảng 40% trong số đó đã qua đào tạo và có tay nghề trước khi vào làm, còn lại doanh nghiệp đều phải đào tạo lại. Tính đến tháng 12/2016, KCN Nam Cấm đã thu hút được 1524 người lao động, trong đó số lao động có trình độ đại học chiếm 20%, trình độ trung cấp nghề chiếm 36.9%, tỉ lệ lao động phổ thông (chưa qua đào tạo) là 43.1%. Theo đánh giá của chủ đầu tư, người lao động có chăm chỉ làm việc, chấp hành tốt các kỉ luật, quy định của doanh nghiệp, tỉ lệ lao động bỏ việc ( nhất là vào mùa xuân) rất thấp chỉ khoảng 3-5%, so với các KCN ở Bình Dương, Đồng Nai có tỉ lệ này khoảng 10-15% cho thấy được chính sách, môi trường làm việc phù hợp để thu hút ngày càng nhiều lao động đến với KCN. Tuy nhiên, chất lượng lao động chưa cao, số lao động phải đào tạo lại còn chiếm tỉ lệ lớn, doanh nghiệp luôn phải đào tạo lại nên rất tốn thời gian, chi phí. Số lao động là kỹ sư, kỹ thuật cao, quản lý cao cấp chưa có nhiều, đa số vẫn phải tuyển ngoài tỉnh, nước ngoài. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh các cơ sở đào tạo nhân lực chất lượng cao đang thực hiện rất nhiều chương trình đào tạo tiên tiến, hiện đại nhằm bắt kịp với nhu cầu ngành nghề đòi hỏi trình độ cao, Đại học Vinh đào tạo khoảng 20 ngành nghề khác nhau liên quan đến công nghiệp, quy mô 3000 sinh viên/ năm, một số trường đại học, cao đẳng kĩ thuật, các trường trung cấp và đào tạo nghề ước tính đào tạo được 1000-1200 lao động. Theo đánh giá khảo sát nghề nghiệp của Sở LĐTB-XH tỉnh Nghệ An diễn ra vào quý II/ 2016 thì khả năng tiếp nhận và vận dụng công nghệ vào sản xuất lao động chưa tốt, vấn đề trở ngại ngôn ngữ đối với các doanh nghiệp nước ngoài là rất lớn do trình độ ngoại ngữ người lao động còn kém. KCN Nam Cấm chưa tổ chức riêng hội thảo, chương trình hướng nghiệp cho người lao động để doanh nghiệp trong KCN và người lao động tiếp xúc trực tiếp, tìm hiểu nhau ( mỗi năm chỉ tổ chức 1-2 lần, tập trung cả tỉnh), lao động trong KCN ít được tham gia vào các cuộc thi tay nghề, nên không nâng cao được kiến thức và kỹ năng trong công việc. Trong kì thi tay nghề toàn quốc lần thứ 5 năm 2015, với sự tham gia của gần 500 lao động đại diện cho một số nhóm ngành đến từ 20 KCN trên cả nước, kết quả xếp hạng KCN Nam Cấm 15/20, đứng đầu là KCN Vsip Bình Dương.

2.2.4. Môi trường sống và làm việc.

KCN Nam Cấm và UBND tỉnh Nghệ An luôn tạo môi trường sống và chăm lo tốt cho lao động và doanh nghiệp trong KCN. KCN đã cho xây dựng hệ thống

trường học đáp ứng đủ nhu cầu cho con em người lao động, có 3 trường mầm non, 2 trường tiểu học, 2 trường THCS, 1 trường THPT. Hệ thống y tế đáp ứng tương đối nhu cầu của KCN, bệnh viện đa khoa được bố trí cách KCN 18km, quy mô 500 giường bệnh; bệnh viện quốc tế quy mô 300 giường bệnh, có dịch vụ y tế tốt, có thể giải quyết được nhiều trường hợp khám và cấp cứu. KCN luôn tổ chức các đợt thăm khám định kì cho người lao động của các doanh nghiệp, tổ chức các buổi hội thảo, chăm sóc sức khỏe phụ nữ cho lao động nữ trong KCN, điều này được rất nhiều doanh nghiệp đánh giá cao.

Thời gian qua, KCN luôn mong muốn đá ứng nhu cầu sinh hoạt cho công nhân, có khoảng 60% lao động ngoài địa phương tham gia lao động ở KCN nhưng hiện nay KCN chỉ mới có 2 khu nhà ở cho người lao động với khoảng 150 phòng phục vụ cho khoảng 500 lao động, còn lại lao động vẫn phải thuê trọ ngoài và ở xa không thuận tiện cho việc đi lại. Các công đoàn của doanh nghiệp đang có đề xuất xây dựng thêm nhà ở cho người lao động, hỗ trợ chi phí sinh hoạt thì dự kiến năm 2018-2020 sẽ cho xây dựng và mở rộng khu nhà ở công nhân ở khu C, khu A đặc biệt dành cho lao động thu nhập thấp với quy mô 450 phòng cho khoảng 2000 người. Ngoài ra, KCN cũng đang khuyến khích các doanh nghiệp triển khai dịch vụ “xe chuyên chở nhân viên” từ nội thành vào KCN nhưng chưa có nhiều doanh nghiệp tham gia.

Ngoài ra, các bất đồng giữa doanh nghiệp và công nhân được giải quyết thỏa đáng, khi xảy ra tranh chấp giữa hai bên ngoài công đoàn đứng ra thì KCN cũng tham gia đóng góp ý kiến, cùng tham gia giải quyết theo quy định luật Lao động. Tính đến hết tháng 12/2016, số vụ tranh chấp lao động giảm xuống ở mức thấp nhất trong 5 năm (1.2%).

2.2.5. Lợi thế ngành đầu tư.

KCN Nam Cấm có vị trí thuận lợi gần nhiều nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất, KCN Nam Cấm nằm trên quốc lộ 1A tiện lợi cho việc vận chuyện hàng hóa qua đường bộ, cách khu đá vôi có trữ lượng 300 triệu m3 khoảng 70km về phía Bắc, cách khu đất sét là nguyên liệu chính cho sản xuất xi măng với trữ lượng 200 triệu tấn, 982 triệu tấn đá trắng, 260 triệu m3 đất bazan, cách biển khoảng 20km. KCN Nam Cấm được bố trí quy hoạch khá hợp lý, tạo điều kiện phát triển công nghiệp, thương mại.

Trong KCN Nam Cấm có quy hoạch các ngành, lĩnh vực theo khu khác nhau. Mỗi khu được định hướng chuyên môn nhất định, bố trí thích hợp các doanh

nghiệp có cùng ngành nghề, doanh nghiệp phụ trợ gần nhau nhằm thúc đẩy cạnh tranh, hợp tác, nhiều doanh nghiệp trở thành bạn hàng thân thiết với nhau.

Mặt khác, con đường tìm kiếm thị trường, thâm nhập vào thị trường tiêu thụ chính của DN trong KCN vẫn còn nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp nhỏ trong giai đoạn đầu hầu như không tìm được đầu ra cho sản phẩm. Bởi có rất nhiều doanh nghiệp từ rất nhiều nơi thâm nhập vào thị trường trong tỉnh nên mức độ cạnh tranh cao, còn với các thị trường lớn như Hà Nội hay TP. Hồ Chí Minh thì càng khó khăn hơn. Vì vậy KCN Nam Cấm cần có những chính sách mở của, liên kết thị trường cho doanh nghiệp tạo bước đệm ban đầu cho doanh nghiệp thâm nhập thị trường.

2.2.6. Thủ tục hành chính.

Giống như các KCN khác, khi tiến hành đầu tư vào KCN Nam Cấm các doanh nghiệp đều phải thực hiện các thủ tục hành chính về quy hoạch xây dựng nhà máy, xí nghiệp; đăng kí giấy phép kinh doanh; thủ tục thuê đất, sử dụng đất, môi trường; thủ tục giữa doanh nghiệp với người lao động và một số thủ tục khác, số thủ tục hành chính cần hoàn thiện khoảng 20 thủ tục khác nhau. Nếu như trước đây, chủ đầu tư phải đến rất nhiều cơ quan nhà nước khác nhau để hoàn thiện chứng từ, giấy phép, mất rất nhiều thời gian, công sức, làm giảm cơ hội đầu tư thì hiện nay, UBND tỉnh đã ban hành quyết định số 48/2004/QĐ.UB ngày 18/5/2004 quy định về quản lý đầu tư xây dựng trên địa bàn các KCN của tỉnh Nghệ An, QĐ số 78/2005 quy định về phân cấp trách nhiệm thực hiện một số nội dung quản lý đầu tư và xây dựng, nói rõ vai trò, nhiệm vụ của các ban ngành trong công tác quản lý KCN. Đặc biệt với QĐ số 181/2003/QĐ.TTg ngày 4/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế “một cửa”, KCN Nam Cấm đã nhanh chóng triển khai thực hiện ủy quyền cấp phép đầu tư, duyệt kế hoạch xuất nhập khẩu, đăng kí kinh doanh của doanh nghiệp trong KCN Nam Cấm cho Ban quản lý KKT Đông Nam, khi có bất kì vướng mắc về thủ tục hành chính, nhà đầu tư đều được giải quyết tại bộ phận một cửa của Ban quản lý. Sau khi đi vào triển khai cho đến nay, cơ chế “một cửa” đã tạo được hiệu ứng tốt đến các nhà đầu tư, có rất nhiều nhà đầu tư hài lòng với cơ chế mới này, thái độ phục vụ được đánh giá khá tốt, hướng dẫn cẩn thận, giải quyết vướng mắc trong thời gian ngắn nhất.

Theo quy định, thời gian cấp phép đầu tư từ 20 ngày đối với dự án vốn đầu tư nước ngoài, 15 ngày đối với các dự án có vốn đầu tư nước ngoài nhưng Ban quản lý đã linh hoạt rút ngắn xuống còn 3-5 ngày, nhiều trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể phê duyệt kế hoạch xuất nhập khẩu hàng hóa trong vòng

1-2 ngày. Thủ tục cấp phép lao động cho lao động nước ngoài được thực hiện trong 3 ngày. Những cách xử lý linh hoạt của Ban quản lý đã tạo sức hút mạnh mẽ đối với nhà đầu tư, các cuộc đối thoại giữa KCN với doanh nghiệp được tổ chức hàng năm thì Ban quản lý luôn nhận được lời khen từ phía doanh nghiệp về xử lý thủ tục hành chính, điều này là niềm vui, động lực cho cán bộ nhân viên Ban quản lý làm việc tốt hơn. Bên cạnh đó, vẫn còn một số ý kiến cho rằng hệ thống thủ tục hành chính chưa hiện đại, ít cập nhật so với nhiều KCN khác, hệ thống đăng kí thủ tục trên mạng còn chậm, chưa cập nhật nhiều thủ tục để doanh nghiệp có thể thực hiện hoàn toàn trên mạng, một số thủ tục hành chính vẫn phải đến các cơ quan chức năng khác đê thực hiện, sự ủy quyền đối với Ban quản lý là chưa hoàn toàn 100%, vẫn cần nâng cấp và cải thiện nhiều hơn.

2.2.7. Thương hiệu địa phương.

KCN Nam Cấm được thành lập năm 2003, đã hoạt động 15 năm và khẳng định được thương hiệu riêng của mình, luôn nổi bật trong giới đầu tư KCN của tỉnh. Điều này có được nhờ vị trí địa lý thuận lợi, điều kiện tự nhiên tốt, chính sách đầu tư, công tác quản lý, xúc tiến đầu tư được thực hiện tốt.

Theo kết quả đánh giá của doanh nghiệp đã, đang hoạt động trong KCN Nam Cấm tham gia khảo sát “ Lý do chọn KCN Nam Cấm để đầu tư ?” (100 doanh

nghiệp) vào năm 2017, nội dung của khảo sát là bảng hỏi doanh nghiệp lấy ý kiến với 3 lý do nổi bật mà chủ đầu tư quyết định đầu tư vào KCN Nam Cấm.

Bảng 2.3 Kết quả cuộc khảo sát “Lý do nhà đầu tư lựa chọn KCN Nam Cấm?”

Lý do lựa chọn Tỉ lệ

Lý do 1: Đầu tư chỉ đơn giản vì muốn đầu tư vào KCN

Nam Cấm

15.08%

Lý do 2: Do đã có nhiều doanh nghiệp đầu tư thành công

và muốn được như họ

25.02%

Lý do 3: Thương hiệu của KCN Nam Cấm rất ấn tượng, là

điểm đến hấp dẫn, có nhiều tiềm năng trong tương lai

59.9%

Tổng 100%

Theo đó, chiếm tỉ lệ 59.9% số phiếu cho rằng Thương hiệu KCN Nam Cấm rất ấn tượng, là điểm đến hấp dẫn, có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai đã chứng tỏ được hình ảnh KCN trong mắt nhà đầu tư, tuy không phải là một tỉ lệ quá cao nhưng đã cho thấy được sự nỗ lực của KCN Nam Cấm trong thời gian vừa qua để xây dựng được vị thế, tên tuổi KCN như hiện nay, trên địa bàn tỉnh có rất nhiều KCN khác hiện đại và có tuổi đời lâu năm hơn KCN Nam Cấm như KCN Bắc Vinh, KCN Cửa Lò nhưng KCN Nam Cấm vẫn luôn là nằm trong top đầu của ngành công nghiệp tỉnh Nghệ An.

2.2.8. Các chính sách ưu đãi đầu tư vào KCN Nam Cấm.

Chính sách đất đai

Căn cứ Quyết định số 81/2014/QĐ-UBND ngày 02/6/2014 của UBND tỉnh Nghệ An, ban hành quy trình về trình tự, thủ tục rà soát, kê khai hiện trạng sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất cho các tổ chức trong nước đang sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Quyết định số 06/2015/QĐ-UBND ngày 21/01/2015 của tỉnh Nghệ An ban hành quy định về trình tự, thủ tục thực hiện dự án đầu tư trực tiếp có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Miễn thuê đất, thuê mặt nước cho các dự án sử dụng đất xây dựng nhà ở cho công nhân trong KCN theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng nội bộ KCN có thẩm quyền phê duyệt. Khi đầu tư vào các dự án đang trong quá trình hoàn thiện cơ sở hạ tầng thì được hưởng chính sách ưu đãi là miễn thuê đất trong 5 năm đầu, các dự án san lấp và xây dựng cơ sở hạ tầng được miến 10 năm đầu phí thuê đất. Ngoài ra, theo nghị định 36/CP, các doanh nghiệp đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng được hỗ trợ 100% kinh phí bồi thường, cấp điện nước, thông tin liên lạc.

Chính sách thuế

- Thuế thu nhập doanh nghiệp: căn cứ thông tư số 96/2015/TT-BTC và thông tư số 78/2014/TT-BTC. Các dự án đầu tư mới vào KCN được hưởng mức thuế suất 17% thu nhập chịu thuế trong 10 năm đầu kể từ năm đầu tiên DN có doanh thu và được tính 20% trong những năm tiếp theo, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm đầu, trong 9 năm tiếp theo được giảm 50% số thuế phải nộp.

- Thuế xuất- nhập khẩu: doanh nghiệp được miễn thuế nhập khẩu hàng hóa theo quy định tại Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13. Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa là TSCĐ như máy móc,

thiết bị, phương tiện vận tải chuyên dụng, xe đưa đón nhân viên, công nhân từ 24 chỗ trở lên. Miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 5 năm đối với các nguyên vật liệu, thành phẩm trong nước chưa sản xuất được để phục vụ sản xuất của dựa án.

Một phần của tài liệu giải pháp thu hút đầu tư vào khu công nghiệp nam cấm Nghệ An (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)