Nguồn Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An
Ghi chú: - UBND tỉnh (TP): UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương - Sở KH & ĐT: Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Ban Quản lý: Ban Quản lý các KCN, KCX, KCNC, KKT…
- Hướng dẫn và hỗ trợ cho doanh nghiệp giải quyết nhanh chông các khó khăn, trở ngại mà họ gặp phải trong quá trình thực hiện dự án.
- Tiếp nhận, tổng hợp các ý kiến, đề xuất của các doanh nghiệp gửi đến các cơ quan có thẩm quyền để xử lý.
Ban hành các danh mục các dự án được kêu gọi.
Lập danh sách tên các dự án được kêu gọi đầu tư phân theo từng ngành, nhóm ngành kinh tế, khu vực theo quy định cụ thể với một số chỉ tiêu như: quy hoạch, đất đai, vốn, địa điểm triển khai dự án…công bố rộng rãi trên các phương tiện truyền thông để các doanh nghiệp lựa chọn đầu tư. Tùy thuộc vào mục tiêu thu hút đầu tư của từng địa phương đặt KCN mà Ban quản lý KCN sẽ thành lập danh mục cụ thể. Mục tiêu thu hút đầu tư gồm: mục tiêu định tính, mục tiêu định lượng. Ban hành các danh mục các dự án được kêu gọi rõ ràng, chi tiết để nhà đầu tư có thể dễ dàng xem xét khi lựa chọn đầu tư như:
- Ngành nghề ưu tiên thu hút đầu tư vào các khu trong KCN, nhằm tạo dựng các khu có một tính chất tập trung, chuyên biệt cụm hay nhóm ngành nào đó như KCN Tân Tạo ưu tiên cho ngành nghề công nghiệp hiện đại, ưu tiên 3 ngành là cơ
khí-điện tử, chế biến hàng hóa nông sản, lương thực, thực phẩm và hóa mĩ phẩm- dược phẩm.
- Số lượng và bố trí doanh nghiệp có cùng ngành hay quốc gia đầu tư, kết hợp ngành phụ trợ vào KCN, khi có nhiều doanh nghiệp từ nhiều quốc gia khác nhau đầu tư vào KCN sẽ giúp các doanh nghiệp học hỏi được kinh nghiệm quản lý, công nghệ sản xuất, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp học hỏi, trao đổi, hợp tác tạo thành công đồng KCN phát triển vững mạnh.
Phát triển cơ sở hạ tầng.
Xây dựng các hệ thống bên trong KCN và ngoài KCN như hệ thống giao thông, hệ thống cấp điện, nước, xử lý nước thải, hệ thống cây xanh…. Cơ sở hạ tầng quyết định một phần rất quan trọng đến việc thu hút đầu tư, nếu cơ sở hạ tầng tốt kéo theo chi phí đầu tư giảm, môi trường đầu tư thuận lợi giúp doanh nghiệp phát triển.
Xây dựng bảng giá dịch vụ trong KCN.
Các chi phí mà nhà đầu tư cần quan tâm khi hoạt động sản xuất kinh doanh trong KCN bao gồm: giá thuê đất, giá thuê nhà kho, bến bãi, chi phí điện nước, phí xử lý nước thải chung, phí cơ sở hạ tầng, phí môi trường…
Đối với các nhà đầu tư nước ngoài thì giá thuê đất là vấn đề không lớn do cơ cấu vốn đầu tư của họ tương đối lớn nhưng các nhà đầu tư nước ngoài thì rất quan tâm đến vấn đề này, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. KCN cần có chính sách thuê đất dài hạn, hợp lý và ổn định sẽ tạo sức hút nhà đầu tư hơn, bên cạnh đó một KCN mà có hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn thiện thường có mức giá cho thuê xấp xỉ với mức giá bên ngoài nên nhiều nhà đầu tư có thể xem xét và cân nhắc lựa chọn KCN đang trong quá trình hoàn thiện để được nhiều ưu đãi đầu tư hơn.
1.2.3.Các chỉ tiêu đánh giá kết quả thu hút đầu tư vào khu công nghiệp.
- Tổng số dự án đầu tư vào KCN.
Tổng số dự án đầu tư vào KCN là tổng số dự án mà nhà đầu tư đồng ý bỏ vốn đầu tư tại KCN và được chấp thuận cấp phép. Số lượng dự án đầu tư phản ánh kết quả công tác thu hút đầu tư vào KCN trong một KKT, so với các KCN khác. Trong bối cảnh cạnh tranh thu hút đầu tư hiện nay thì việc cải thiện môi trường đầu tư là rất quan trọng. Để tăng chỉ tiêu này thì đòi hỏi phải thu hút được các nhà đầu tư tiềm năng, vậy nên cần phải cải thiện, nâng cao chất lượng, đổi mới công tác XTĐT.
- Tổng số vốn đăng ký.
Tổng số vốn đăng ký là tổng số vốn mà nhà đầu tư đăng ký trước khi triển khai đầu tư dự án vào KCN, tổng vốn đầu tư đăng ký phản ánh lượng vốn mà KCN thu hút được từ doanh nghiệp.
- Nộp ngân sách nhà nước
Nộp ngân sách nhà nước là khoản thu từ thuế thu nhập doanh nghiệp trong KCN. Khoản thu này phụ thuộc vào tình hình hoạt động của doanh nghiệp
- Tỉ lệ lấp đầy KCN.
Tỷ lệ lấp đầy KCN được tính bằng tổng diện tích đất đã cho thuê/ tổng diện tích KCN. Tỷ lệ này càng cao thì càng chứng tỏ hiệu quả của việc thu hút đầu tư, bởi xây dựng một KCN đã khó thì việc thu hút đầu tư vào KCN còn trở ngại hơn, cần có chính sách để mời gọi các nhà đầu tư đến với KCN
- Tỉ lệ vốn đầu tư thực hiện so với nhu cầu.
Tỉ lệ vốn đầu tư thực hiện so với nhu cầu là tổng số vốn đầu tư thực hiện trên tổng vốn đầu tư đăng ký, cho thấy tổng số tiền đã chi ra so với tổng số vốn đã đăng kí trước khi triển khai dự án của công cuộc đầu tư như chi phí cho công tác xây dựng, mua sắm, lắp đặt máy móc thiết bị, quản lý. Tỉ lệ này phụ thuộc vào tiến độ triển khai thực hiện dự án đầu tư và năng lực tài chính của DN, nếu dự án được triển khai càng nhanh thì dự án càng sớm hoàn thành và đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Để đạt được điều này, nhà đầu tư phải có đủ năng lực kỹ thuật và tài chính để triển khai đầu tư còn chính quyền phải triển khai cấp phép, hỗ trợ nhà đầu tư sau khi được cấp phép.
Tỉ lệ vốn đầu tư thực hiện so với nhu cầu (%) = vốn thực hiện
𝐯ố𝐧 đă𝐧𝐠 𝐤ý x 100.
- Nguồn vốn bình quân của một dự án.
Nguồn vốn bình quân của một dự án là tổng số vốn đầu tư vào KCN so với tổng số dự án đầu tư, cho thấy được số vốn bỏ ra nhiều hay ít so với số dự án đầu tư, nếu tỉ lệ này càng cao thì dự án có mức đầu tư lớn và ngược lại
Nguồn vốn bình quân của một dự án = 𝐓ổ𝐧𝐠 𝐬ố 𝐯ố𝐧 đầ𝐮 𝐭ư
𝐓ổ𝐧𝐠 𝐬ố 𝐝ự á𝐧 x 100.
- Tỉ lệ vốn đầu tư đăng ký trên ha đất.
Vốn đầu tư đăng ký trên ha đất = 𝐓ổ𝐧𝐠 𝐬ố 𝐯ố𝐧 đầ𝐮 𝐭ư
𝐓ổ𝐧𝐠 𝐡𝐚 đấ𝐭 𝐭𝐡𝐮ê x 100
- Tỉ lệ dự án thực hiện so với đăng ký.
mà chủ đầu tư đã đăng ký trong KCN, tỉ lệ này cho thấy được mức độ triển khai của các dự án nhanh hay chậm để từ đó tìm ra nguyên nhân và cách giải quyết.
Tỉ lệ dự án thực hiện so với đăng ký (%) = 𝐃ự á𝐧 𝐭𝐡ự𝐜 𝐡𝐢ệ𝐧
𝐃ự á𝐧 đă𝐧𝐠 𝐤ý x 100.
- Cơ cấu vốn theo đối tác: đối tác trong nước và đối tác nước ngoài.
Cơ cấu vốn theo đối tác nhằm xác định nguồn vốn đầu tư trong nước và ngoài nước. Tỉ lệ của mỗi nguồn vốn đó trong tổng số vốn đăng ký đầu tư vào KCN phản ánh nếu tỉ lệ vốn đầu tư trong nước ngoài càng cao cho thấy được càng nhiều nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào KCN, hàm lượng khoa học kĩ thuật, trình độ quản lý KCN ngày càng được nâng cao.
- Cơ cấu vốn theo các ngành: Công nghiệp khai thác, sản xuất vật liệu xây
dựng, Công nghiệp chế biến, Công nghiệp cơ khí, chế tạo, lắp ráp, Công nghiệp may măc, da giàỳ, Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
- Cơ cấu vốn theo loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước, Doanh nghiệp liên doanh, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào khu công nghiệp.
Có rất nhiều yếu tố tác động đến công tác thu hút đầu tư vào KCN, trong quá trình ra quyết định đầu tư, việc nhà đầu tư thường làm la xem xét rất nhiều mặt để tìm ra được những điểm mạnh, điểm yếu của KCN đó và những cơ hội phát triển, thách thức của doanh nghiệp ở KCN. Có 8 nhân tố chính ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào KCN bao gồm:
1.3.1. Cơ sở hạ tầng kĩ thuật.
Cơ sở hạ tầng là yếu tố căn bản và cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm các yếu tố như hệ thống điện, cấp thoát nước, giao thông, đường xá, mặt bằng, hệ thống thông tin liên lạc, các công trình khác như cảng biển, sân bay, … Phát triển cơ sở hạ tầng là điều kiện hàng đầu mà các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nước ngoài chú trọng, cân nhắc khi ra đưa ra quyết định đầu tư. Phát triển cơ sở hạ tầng giúp các nhà đầu tư giảm thiểu được chi phí gián tiếp, có thể triển khai và mở rộng thêm các hoạt động SXKD.
Mạng lưới giao thông là cơ sở để đi lại, vận chuyển vật liệu, nguyên liệu, máy móc đi vào KCN phục vụ cho sản xuất, sản phẩm được sản xuất ra sẽ được đưa ra khỏi KCN ra thị trường phục vụ tiêu dùng và quan trọng nhất là các đầu mối giao thông giáp với cảng biển, nhà ga, sân bay, các tuyến đường bộ trọng yếu là cầu nối giao lưu thương mai quốc tế hay giao lưu phát triển kinh tế địa phương của quốc
gia, mạng lưới giao thông hiện đại và phát triển sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí vận chuyển, hợp tác phát triển nội địa và quốc tế hơn. Bên cạnh đó, hệ thống thông tin liên lạc cũng là một phần không thể thiếu trong phát triển cơ sở hạ tầng KCN, trong bối cảnh bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay, thông tin được truyền tải nhanh chóng từng giây liên tục trên khắp thế giới, chậm trễ thông tin liên lạc sẽ làm đánh mất cơ hội kinh doanh. Vậy nên, môi trường đầu tư hấp dẫn các doanh nghiệp phải có một hệ thống thông tin liên lạc lớn, hiện đại, giá cước hợp lý. Ngoài ra, cần phải phát triển hệ thống dịch vụ như tài chính, tư vấn… để đảm bảo quy mô sản xuất, phục vụ cho các nhu cầu cần thiết của doanh nghiệp trong KCN.
1.3.2. Hệ thống pháp luật.
Việc xây dựng quy chế KCN là một yêu cầu bắt buộc để đảm bảo hoạt động hiệu quả, đúng pháp luật của các doanh nghiệp đang hoạt động trong KCN, để đầu tư vào KCN thì DN có trách nhiệm tìm hiểu và tuân thủ các điều luật đầu tư như Luật đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Bảo vệ môi trường… và nhiều quy định, văn bản hướng dẫn hoạt động đầu tư vào KCN, nhất là đối với các DN có vốn nước ngoài. Đây là khung pháp lý đảm bảo sự an toàn cho KCN và doanh nghiệp. Hệ thống pháp luật có những điều khoản khắt khe, chặt chẽ khi đầu tư nhưng cũng có những hành lang thông thoáng, mở cửa tạo môi trường hấp dẫn để thu hút đầu tư. Đặc biệt đối với các DN nước ngoài khi đầu tư vào KCN thì họ thường quan tâm các lợi ích, quyền lợi mà họ được hưởng như thế nào, tài sản của họ đươc bảo vệ như thế nào, các quy định về chuyển đổi tỉ giá…nên cần xây dựng hệ thống luật pháp một cách đồng bộ, chặt chẽ, tránh chồng chéo giữa các doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp nước ngoài gây khó hiểu. Một hệ thống luật pháp tốt sẽ tạo điều kiện để các doanh nghiệp nhanh chóng tham gia đầu tư, sớm triển khai đi vào hoạt động. Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật tốt tạo tấm chắn để ngăn cản các tác động tiêu cực ảnh hưởng đến KCN, doanh nghiệp, lợi ích cộng đồng.
1.3.3. Chất lượng dịch vụ công.
Dịch vụ công là các thủ tục hành chính, hỗ trợ doanh nghiệp để thực hiện hoạt động trong KCN. Dịch vụ công là một nhân tố quan trọng đến việc thu hút đầu tư vào KCN. Một dịch vụ công càng đơn giản, gọn nhẹ, rõ ràng thì doanh nghiệp sẽ dễ dàng tiếp nhận, tuân thủ, giúp tiết kiêm thời gian và tiền bạc trong việc giải quyết các thủ tục hành chính trong quá trình hoạt động đầu tư, SXKD, đăng ký đầu tư…Dịch vụ công không được chú trọng sẽ gây ra hiện tượng tiêu cực, tham nhũng, làm mất lòng tin ở phía khách hàng. Mỗi địa phương có một dịch vụ công khác
nhau, nên có nơi doanh nghiệp rất dễ dàng làm các thủ tục hành chính, được hỗ trợ rất nhanh chóng nhưng có nơi doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc xin giấy phép đầu tư, giấy phép sử dụng đất,…Để thu hút đầu tư, cần đơn giản hóa các thủ tục đầu tư, cung cấp dịch vụ công tốt nhất như thủ tục ngắn gọn, đầy đủ, hỗ trợ thông tin xuất nhập khẩu, xúc tiến thương mại cho doanh nghiệp. Chất lượng dịch vụ cộng tốt sẽ tạo dựng ấn tượng, độ tin cậy cho các nhà đầu tư.
1.3.4. Nguồn nhân lực.
Một trong những yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất tới thu hút đầu tư vào KCN chính là nguồn nhân lực. Nhà đầu tư sẽ xem xét về mặt chất lượng nguồn nhân lực, số lượng nguồn nhân lực, giá cả sức lao động. Tùy vào ngành hay lĩnh vực đầu tư mà các doanh nghiệp có một kế hoạch tuyển dụng nhân lực khác nhau. Một doanh nghiệp muốn mở một nhà máy may, da giày sẽ có nhu cầu lao động lớn, đặc biệt là lao động phổ thông, giá rẻ. Nếu doanh nghiệp đầu tư mở một xí nghiệp cơ khí, máy móc thì sẽ cần những lao động có trình độ cao hơn, tay nghề tốt. Nguồn lao động lớn, giá rẻ thường hấp dẫn các doanh nghiệp có trình độ công nghệ không cao; còn lao động có trình độ cao, kỹ năng tốt sẽ làm việc ở doanh nghiệp có trình độ công nghệ cao. Chât lượng lao động là một lợi thế cạnh trnh đối với các doanh nghiệp vào lĩnh vực có tính công nghệ cao. Một địa phương có nguồn lực dồi dào và đa dạng sẽ thu hút được các doanh nghiệp đầu tư
1.3.5. Môi trường sống và làm việc.
Môi trường sống và làm việc là nói đến các khía cạnh văn hóa, giáo dục, y tế, chất lượng môi trường sống và làm việc, chi phí sống. Một môi trường sống tốt phải đảm bảo chất lượng các yếu tố trên để doanh nghiệp, người lao động cân bằng được công việc và đời sống bên ngoài, giúp họ vừa khỏe mạnh về thể lực và tinh thần, tạo động lực để họ hoạt động hiệu quả và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, với KCN.
1.3.6. Chế độ chính sách ưu đãi.
Chế độ chính sách ưu đãi là chính sách mà địa phương khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, tính cởi mở thể hiện qua sự hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư về thủ tục hành chính, pháp lý, thuế, đất đai, các chính sách ưu đãi khác đều được công khai, minh bạch, được triển khai đến tất cả các doanh nghiệp, để họ biết được những lợi ích mà họ có được khi tham gia đầu tư. Một số chính sách mềm dẻo, hấp dẫn thu hút đầu tư như: khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài, ưu đãi về tài chính, ưu đãi về thuế…đây là những chính sách mà doanh nghiệp nước ngoài đặc biệt quan tâm khi ra quyết định đầu tư vào KCN nào đó, một chính sách khuyến
khích đầu tư hợp lý sẽ tạo điều kiện cho đầu tư phát triền, còn nếu không có những chính sách ưu đãi trong đầu tư sẽ làm chậm tiến độ thu hút đầu tư.
1.3.7. Lợi thế ngành đầu tư của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp đầu tư vào KCN để tận dụng lợi thế ngành, lợi thế ngành là