3.1. Định hướng và mục tiêu đẩy mạnh thu hút đầu tư vào KCN Nam Cấm ở tỉnh Nghệ An. tỉnh Nghệ An.
Nghệ An đang trong giai đoạn thực hiện chủ trương chuyển dịch nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, trở thành tỉnh công nghiệp lớn của khu vực phía Bắc, trọng tâm là chú trọng phát triển các khu công nghiệp. KCN Nam Cấm thuộc KTT Đông Nam Nghệ An, được tỉnh lựa chọn là KCN trọng điểm, đặt mềm móng, định hướng cho ngành công nghiệp phát triển trong thời gian tới, tập trung vào các ngành lợi thế và cạnh tranh trong và ngoài nước như công nghiệp lắp ráp thiết bị, cơ điện tử; công nghiệp cơ khí, chế tạo, công nghiệp sản xuất vật liệu mới, ưu tiên các dự án có hàm lượng công nghệ cao…
Mục tiêu phát triển KCN Nam Cấm tới năm 2020 như sau: “Tập trung nguồn
lực xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu trong KCN Nam Cấm, đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng các khu trong KCN Nam Cấm; Tăng cường công tác thu hút đầu tư đặc biệt là các dự án đầu tư có quy mô lớn, các dự án động lực, các dự án sản xuất sản phẩm công nghệ cao, tạo nhiều việc làm, góp phần tăng thu ngân sách và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa tỉnh Nghệ An”. Theo kế hoạch của UBND
tỉnh Nghệ An, dự kiến đến năm 2020 sẽ thu hút được thêm 20 dự án, trong đó có 10 dự án vốn đầu tư nước ngoài ước tính tổng mức đầu tư là 10.800 tỷ đồng.
Bảng 3.1 Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp dự kiến đến năm 2020
TT Chỉ tiêu/năm 2018 2020
1 Giá trị SXCN (tỷ đồng) 800 ÷ 900 1300÷1500 2 Giá trị xuất khẩu (tỷ đồng) 350 400 ÷ 600
3 Nộp NSNN (tỷ đồng) 100÷ 110 250 ÷ 300
4 Tạo việc làm (người) 2600 3500
Để thực hiện tốt các mục tiêu trên, Ban quản lý KTT Đông Nam đã xây dựng một số định hướng cụ thể trong phát triển của KCN Nam Cấm trong thời gian sắp tới như sau:
- Huy động và tận dụng tối đa mọi nguồn lực để đầu tư phát triển KCN Nam Cấm.
Trong thời gian tới cần chú trọng công tác huy động vốn đầu tư, đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài, đối với nguồn vốn trong nước cần chủ động tìm hiểu, đánh giá đúng tiềm năng vốn ngân sách nhà nước, ngân sách tỉnh đang có, khuyến khích người dân bỏ vốn đầu tư kinh doanh trực tiếp hoặc gián tiếp qua các tổ chức tín dụng trung gian, sắp xếp bộ máy quản lý nhà nước theo hướng hiện đại, tinh gọn nhưng vẫn hiệu quả nhằm giảm thiểu chi phí vận hành để tập trung đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng KCN. Bên cạnh đó cần ban hành các chính sách ưu đãi đầu tư, hướng dẫn thủ tục hành chính tốt nhằm thu hút nhà đầu tư. Đôi với nguồn vốn đầu tư nước ngoài cần phải tăng cường hoạt động quảng bá hình ảnh, xúc tiến đầu tư để tuyên truyền, giới thiệu những lợi thế, cơ hội đầu tư, tiềm năng phát triển của KCN, khuyến khích thu hút các dự án cao hàm lượng công nghệ, trình độ kỹ thuật cao.
- Thu hút đầu tư phải gắn liền với quản lý nhà nước.
Việc thực thi các văn bản quy phạm pháp luật, chủ trương liên của nhà nước liên quan đến đầu tư vào KCN cần được thực hiện nghiệm túc, khẩn trương, trong quá trình thu hút đầu tư cần bám sát quy hoạch đã phê duyệt. Trước và sau khi các dự án đi vào hoạt động nếu có vướng mắc, khó khăn cần phải được xử lý kịp thời, kiểm tra, giám sát thường xuyên hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để hạn chế tình trạng vi phạm quy định không đáng có nhưng không đúng giấy phép kinh doanh, gây ô nhiễm môi trường, vi phạm lợi ích người lao động. Để thực hiện công tác quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư, xây dựng, lao động, thương mại của KCN thì vai trò của Ban quản lý rất quan trọng, trong thời gian tới cần đổi mới theo hướng gọn, nhẹ, kiên trì cơ chế “một cửa”, tính độc lập cao, phân công trách nghiệm rõ ràng, xử lý vấn đề nhanh chóng. Nâng cao hơn nữa năng lực, trình độ, phẩm chất ban điều hành quản lý, phối hợp chặt chẽ với UBND tỉnh và các ban ngành liên quan để tăng cường hỗ trợ, hướng dẫn doanh nghiệp.