Đà Nẵng là trung tâm kinh tế khu vực miền Trung. Thời gian qua, Đà Năng đã nỗ lực trong việc mở rộng và đa dạng hóa quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế. Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của Đà Nẵng là tập trung thu hút đầu tư nước ngoài. Theo số liệu của Sở Kế hoạch Đầu tư thành phố Đà Nẵng, năm 2005 thì Đà Nẵng đã có 73 dự án đầu tư với vốn đầu tư trực tiếp FDI được cấp phép, tổng số vốn đầu tư là 472 triệu USD. Các dự án có vốn FDI đã mang lại nhiều lợi ích cho thành phố, đã giải quyết hơn 22.000 việc làm cho lao động, kim ngạch xuất khẩu đạt 105 triệu USD, chiếm 21% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả thành phố. Để đạt được những thành công trên là nhờ UBND thành phố Đà Nẵng đã chọn con đường đi đúng đắn:
- UBND thành phố Đà Nẵng đã thành lập ra Trung tâm XTĐT Đà Nẵng, là cơ quan phụ trách công tác quản lý nhà nước về lĩnh vữ xúc tiến đầu tư.
- Chú trọng các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao như công nghệ thông tin, sản xuất linh kiện điện tử, phần mềm, các ngành công nghiệp hướng vào xuất khẩu, hàng tiêu dùng với quy mô lớn, hiện đại.
- Thực hiện cơ chế một cửa tại trung tâm XTĐT cho các doanh nghiệp khi thực hiện các thủ tục hành chính như cấp phép, giải quyết vướng mắc đều được diễn ra ở đây.
- UBND thành phố Đà Nẵng có chủ trương thực hiện và chịu phí bồi thường, giải phóng mặt bằng cho các KCN, nhanh chóng hoàn thành các thủ tục thuê đất cho các doanh nghiệp. Ban hành các đơn giá thuê đất thích hợp cho các doanh nghiệp tùy thuộc vào vị trí và lĩnh vực đầu tư.
1.4.4. Bài học kinh nghiệm trong hoạt động thu hút đầu tư vào KCN Nam Cấm ở tỉnh Nghệ An.
Qua tìm hiểu về hoạt động và công tác thu hút đầu tư vào KCN của một số tỉnh, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm để góp phần đẩy mạnh thu hút đầu tư vào KCN Nam Cấm ở tỉnh Nghệ An như sau:
Thứ nhất, sự đoàn kết, thống nhất và quán triệt các hành động của UBND tỉnh, các ban ngành liên quan, địa phương có KCN trong quá trình quy hoạch, hình thành và xây dựng KCN là rất quan trọng. Sự tuyên truyền tốt giúp địa phương, người dân trong vùng ảnh hưởng KCN hiểu rõ vị trí, vai trò KCN, hỗ trợ trong công tác giải phóng mặt bằng, bàn giao đất cho chủ đầu tư để kịp thời xây dựng cơ sở hạ tầng theo đúng quy hoạch, đảm bảo về mặt thời gian, đồng thời tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của KCN.
Thứ hai, quy hoạch KCN là một khâu rất quan trọng, việc lựa chọn vị trí KCN hợp lý gần với nguồn nguyên liệu, thuận tiện giao thông để xây dựng, chọn ngành nghề ưu tiên để thu hút đầu tư vào KCN cần phối hợp chặt chẽ với nhau phù hợp với quy hoach phát triển kinh tế- xã hội chung của cả tỉnh, phù hợp với điều kiện, tiềm năng của địa phương, đảm bảo phát triển kinh tế bền vững.
Thứ ba, tiếp tục hoàn thiện phương thức “một cửa, một chỗ” trong quản lý KCN tại Ban quản lý KTT Đông Nam tỉnh Nghệ An, đây là cơ chế quản lý KCN hiện đại, vừa đảm bảo nâng cao vai trò và quyền lực thực hiện quản lý trực tiếp đối với KCN và các doanh nghiệp trong KCN, vừa đảm bảo giải quyết các vướng mắc, khó khăn một cách nhanh gọn, chính xác mà các doanh nghiệp mắc phải. Vậy nên để thực hiện tốt nhiệm vụ, trách nhiệm, phát huy hết quyền lực của Ban quản lý Khu Kinh tế Đông Nam cần phải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong Ban quản lý cả về mặt phẩm chất và chuyên môn. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, các chính sách ưu đãi đầu tư tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư và hoạt động. Qúa trình này phải thực hiện được công khai, minh bạch, cụ thể, rõ ràng tuân thủ đúng quy định của pháp luật
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO KHU CÔNG NGHIỆP NAM CẤM Ở TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN
2010-2017
2.1. Giới thiệu khái quát về khu công nghiệp Nam Cấm.
2.1.1. Vị trí địa lý của KCN Nam Cấm.
KCN Nam Cấm thuộc KKT Đông Nam của tỉnh Nghệ An, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh. KCN Nam Cấm với vị trí nằm hai bên Quốc lộ 1A thuộc 4 xã Nghi Thuận, Nghi Long, Nghi Xá, Nghi Quang của huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Phía Đông giáp đường sắt Bắc Nam, phía Tây giáp đường quốc lộ 1A, phía Nam giáp đường quy hoạch N5, phía Bắc giáp đường N4. Cách thành phố Vinh 18km, cách sân bay Vinh 12km, cách ga Vinh 17km, cách cảng Cửa Lò 8km.
KCN Nam Cấm nằm 2 bên quốc lộ 1A thuộc 3 xã Nghị Thuận, Nghi Long, Nghi Xá của huyện Nghi Lộc, cách thành phố Vinh 18km về phía Bắc, được quy hoạch như sau:
- Phía Bắc giáp: Đường Nam Cấm đi Cửa Lò và 1 phần ruộng của xã Nghi Thuận. - Phía Nam giáp: Đất canh tác của xã Nghi Thuận và Nghi Long.
- Phía Tây giáp: Đất canh tác xã Nghi Thuận. - Phía Đông giáp: Đất canh tác của xã Nghi Long
Từ những đặc điểm vị trí địa lý như vậy, KCN Nam Cấm có những lợi thế hơn so với những khu vực khác để xây dựng KCN nhằm phát triển công nghiệp địa phương, tăng cường hoạt động giao lưu, thương mại nội địa và quốc tế.
KCN Nam Cấm có nhiều tiềm năng, hội tụ đủ các yếu tố để hình thành phát triển một KCN:
- KCN Nam Cấm có vị trí thuận lợi giúp doanh nghiệp giao lưu kinh tế qua đường bộ, đường không, đường biển.
- Lợi thế gần cảng biển giúp phát triển các ngành nghề gắn liền với các như đóng tàu, logistic…
- Lợi thế để ngành công nghiệp nặng phát triển, trở thành KCN mũi nhọn, trọng điểm quốc gia.
Với những điều kiện trên, đi cùng với những cơ chế, chính sách quản lý hiệu quả, hợp lý của Chính phủ và chính quyền tỉnh sẽ tạo điều kiện hình thành thu hút đầu tư và phát triển KCN Nam Cấm.
2.1.2. Giới thiệu khái quát về khu công nghiệp Nam Cấm.
KCN Nam Cấm được thành lập theo quyết định 3759/QĐ-UB.CN của UBND tỉnh Nghệ An ngày 3/10/2003, phê duyệt quy hoạch chi tiết tại quyết định số 2555 QĐ-UB.CN ngày 12/7/2004; quyết định số 4655/QĐ-UBND.ĐT ngày 8/10/2010.
KCN Nam Cấm có diện tích 327,8 ha với tổng mức đầu tư là 890,7 tỷ đồng, thời gian hoạt động 50 năm. KCN Nam Cấm được phân thành 3 khu A, B,C.
KCN Nam Cấm là KCN tập trung thu hút các ngành công nghiệp nặng, các loại hình sản xuất Công Nghệ cao, khai thác tối ưu các nguồn nguyên liệu có sẵn của địa phương, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương.
Khu A nằm ở phía Tây quốc lộ 1A, có diện tích 93,67 ha. Bố trí các loại hình công nghiệp lắp ráp, chế tạo, luyện kim, cán thép, chế biến nông lâm thủy sản và thực phẩm, sản phẩm tiêu dùng và hàng xuất khẩu khác. Hiện tại các doanh nghiệp đã thuê 41.86 ha đất để triển khai dự án với tỷ lệ lấp đầy khoảng 61,43%.
Khu B nằm ở phía Đông đường quốc lộ 1A, phía Tây đường sắt, có diện tích 122,72 ha. Bố trí các loại hình công nghiệp thực phẩm, chế biến gỗ, phân bón, bia, rượu, nước giải khát. Hiện tại đã cho các DN thuê 78,178 ha đất để triển khai xây dựng dự án tỷ lệ lấp đầy hơn 87,58%.
Khu C nằm phía Đông đường sắt, dọc theo hai bên đường Nam Cấm- Cửa Lò, có diện tích 154,76 ha. Bố trí các loại hình công nghiệp nặng, mức độ độc hại cao như CN hóa chất, chế biên khoáng sản, công nghiệp cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng. Hiện tại, đã cho các DN thuê 110,73 ha để triển khai xây dựng dự án với tỷ lệ lấp đầy là 98,05%.
2.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thu hút đầu tư vào KCN Nam Cấm ở tỉnh Nghệ An. Nam Cấm ở tỉnh Nghệ An.
2.2.1. Cơ sở hạ tầng.
Cơ sở hạ tầng bên trong KCN Nam Cấm.
Hạ tầng KCN Nam Cấm do Công ty phát triển KCN Nghệ An làm chủ đầu tư. Tính đến hết năm 2014, xây dựng hạ tầng được đầu tư trong KCN Nam Cấm với số vốn là 105.235 tỷ đồng, trong đó khu C đã cơ bản hoàn thành hệ thống cơ sở hạ tầng như hệ thống cấp điện, hệ thống giao thông nội khu, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống đèn chiếu sáng, đã xây dựng xong hàng rào và trồng cây xanh, cơ bản hoàn thành dự án xây dựng Khu xử lý nước thải KCN tại khu B, đang đưa vào khai thác và vận hành giai đoạn I, hoàn thành ký hợp đồng đấu nối xả thải với các doanh
nghiệp trong KCN Nam Cấm, 100% doanh nghiệp ký hợp đồng này.
- Hệ thống giao thông : Hệ thống giao thông nội bộ có lộ giới từ 22.25- 43m được bố trí nhằm đảm bảo sự liên hệ thuận lợi giữa các xí nghiệp, nhà máy và các mối liên hệ với mạng lưới lao động bên ngoài như quốc lộ 1A, đường Nam Cấm- Cửa Lò, đường sắt Bắc- Nam.
- Hệ thống cấp nước, thoát nước.
Hệ thống cấp nước có nguồn nước được lấy từ nhà máy nước Thành phố Vinh đưa về KCN bằng đường ống Φ500, dùng trạm bơm cấp II công suất Q= 17.500 m3/ ngày đêm cấp vào mạng lưới đường ốn KCN. Nhu cầu cấp nước đối với nước sinh hoạt 1600m3/ ngày đêm; đối với nước cứu hỏa: lượng nước dự trữ trong bể chứa trong 3 giờ liên tục là 324m3/3h. Theo phản ánh của một số nhà chủ đầu tư, vẫn còn xảy ra tình trạng mất nước trong một số giờ cao điểm, nguồn nước cung cấp còn đôi khi còn có mùi, điều này có thể do đường ống đã xuống cấp, do quá trình xử lý nước tại nhà máy gặp vấn đề. Thực tế, vào tháng 3/ 2015, có 2 đoạn đường ống đã bị vỡ, nguyên nhân được cho là chất lượng ống không đảm bảo, không đúng với tiêu chuẩn đã đặt ra, nhà thầu đã nhanh chóng thay thế bằng đường ống tạm thời để hệ thống cấp nước tiếp tục hoạt động phục vụ cho KCN, làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, ước tính là KCN đã tạm dừng hoạt động 2 tiếng để khắc phục sửa chữa, điều này ảnh hưởng lớn đến hình ảnh khu công nghiệp trong mắt nhà đầu tư.
Hệ thống thoát nước mưa, nước thải được đầu tư hiện đại với tổng mức đầu tư 69.338 tỷ đồng, giá trị xây lắp là 58.086 tỷ đồng. Hiện tại dự án đã được bàn giao và sử dụng, khai thác và hoàn thành kí hợp đồng đấu nối xả thải với các doanh nghiệp trong KCN Nam Cấm. Hệ thống thoát nước mưa tự chảy được xây dựng riêng, dọc theo các tuyến đường giao thông, dẫn ra hệ thống thoát nước theo đường quốc lộ 1A, chảy vào đầm lầy phía Đông xã Nghi Thuận và đổ ra sông Cấm. Nước thải được xử lý cục bộ trong từng nhà máy, xí nghiệp đảm bảo tiêu chuẩn C-TCVN 5945-195, sau đó theo đường ống riêng dẫn ra khu xử lý chung của KCN với công suất 2x2500m3/ngày đêm, nước sau khi được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường mức A-TCVN 5945-195 sẽ được bơm ra hồ điều hòa sau đó theo từng lưu vực thoát ra sông Cấm. Theo đánh giá của các nhà đầu tư, hệ thống cấp thoát nước tương đối hiện đại, đã đáp ứng phần nào nhu cầu xả thải của doanh nghiệp nhưng bên cạnh đó vào còn xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường tại nơi xả thải. Vào tháng 3/2015, theo phản ánh của một số người dân sống cạnh sông Cấm thuộc khu vực xã Nghi
Thuận huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An có phản ánh tình trạng nước sông bốc mùi, có sủi bọt đen gần khu vực đường ống xả thải của KCN Nam Cấm, tình trạng này xảy ra thường xuyên khoảng 1 tháng nay ( tức là tầm tháng 1-2/ 2015), gây lo sợ và hoang mang cho người dân, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân trong khu vực đó. UBND tỉnh đã kiểm tra và đưa ra kết luận là do lỗi của một số bộ phận trong hệ thống xử lý nước thải nên nước xử lý thải ra chưa đảm bảo đủ tiêu chuẩn nhưng không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người dân.
- Hệ thống cấp điện và liên lạc.
Hệ thống cấp điên có công suất toàn KCN đạt 21,5 MVA, nguồn điện trước mắt tạm thời được cấp từ trạm 110/35/22 KV Cửa Lò, đây cũng là trạm điệm cung cấp cho KCN Cửa Lò, điều này có thể gây áp lực cho trạm KV Cửa Lò vì hiện nay lượng cầu về điện ngày càng lớn nhất là vào giờ cao điểm. Năm 2014, KCN dự kiến sẽ đầu tư nâng cấp trạm biến áp 110/35/22 KV, 2x40 MVA sẽ cung cấp đủ điện cho toàn bộ KCN, tính tới thời điểm tháng 5/2017, công trình này mới hoàn thành 85% tiến độ, chậm hơn dự kiến 5 tháng hiện nay đang được gấp rút thực hiện để đảm bảo điện cho KCN, giảm bớt áp tải trạm KV Cửa Lò.
Hệ thống thông tin liên lạc được trang bị hệ thống dây cáp quang và đường dây hữu tuyến đi qua cột vi ba quốc gia cách KCN 3km, ngành Bưu điện Tỉnh đã cho xây dựng dự án “Bưu điện Nam Cấm” ngay cạnh KCN nhằm đảm bảo cung cấp mọi dịch vụ thông tin liên lạc trong và nước ngoài cho KCN. Các chủ đầu tư cho rằng hệ thống thông tin liên lạc của KCN trang bị đầy đủ, phục vụ khá tốt nhu cầu liên lạc của doanh nghiệp nhưng chưa hiện đại, chưa có nhiều máy móc thiết bị mới như KCN Bắc Vinh, KCN Cửa Lò đã được trang bị hệ thống đường truyền cáp quang hiện đại, hệ thống liên lạc nội bộ KCN giữa Ban quản lý KCN với các doanh nghiệp qua video call để họp bàn trực tuyến; hệ thống camera theo dõi chưa được lắp đặt hết làm giảm hiệu quả theo dõi kiểm tra giám sát của bộ phận quản lý KCN.
- Hệ thống cây xanh, môi trường, PCCN.
Cây xanh được bố trí trên các trục đường bên trong KCN, cây xanh được trồng để tỏa bóng mát và cải tạo điều hòa khí hậu, giảm thiểu ô nhiễm khí thải từ các nhà máy trong KCN, bên cạnh đó các doanh nghiệp cam kết tỷ lệ cây xanh vườn hoa tại doanh nghiệp từ 25-30%. Theo đánh giá của các nhà đầu tư, trước mùa mưa bão thì Ban quản lý KCN không cho chặt tỉa cành cây điều này gây nguy hiểm cho các doanh nghiệp, nhất là khi mưa bão xảy ra nếu cây đổ lên các nhà máy, các nhà kho, dây điện… sẽ tác động lớn đến hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Tháng
7/2014, cơn bão số 4 đã đổ bộ vào huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An và KCN Nam Cấm chịu ảnh hưởng lớn, các doanh nghiệp ở Khu C đã bị thiệt hại nặng nề nhất với tổng thiệt hại ước tính khoảng 1,2 tỷ đồng, nguyên nhân một phần do cây xanh chưa được chặt tỉa đổ lên các nhà kho, đứt đường dây điện, viễn thông liên lạc. Hiện nay theo kiến nghị của nhà đầu tư thì Ban quản lý có liên hệ với Công ty cây xanh thành phố như vẫn chưa có thông báo chính thức nào.
Theo quy định KCN Nam Cấm, các nhà máy và xí nghiệp hoạt động trong KCN bắt buộc phải có hệ thống xử lý chất thải cục bộ đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi đưa ra trạm xử lý nước thải chung, chất thải công nghiệp trước khi xả thải ra bên ngoài phải đảm bảo nồng độ giới hạn đồng thời phân chia các khu vực có nồng độ khác nhau để dễ dàng xử lý. Theo điều tra mới nhất tháng 10/2017 của