Đầu những năm 90 của thế kỉ XX, Bình Dương là một tỉnh thuần nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ kém phát triển. Bình Dương thuộc vùng kinh tế trọng điểm khu vực phía Nam, với địa thế cao thoáng, đất đai vững chắc Bình Dương rất thích hợp để phát triển thành tỉnh công nghiệp. Tỉnh đã bước vào xây dựng KCN từ con số không, nên tỉnh Bình Dương phải chọn con đường đi hợp lý, nhanh mà vẫn hiệu quả. Liên tục trong nhiều năm qua, tỉnh đã có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh của các KCN. Sự phát triển của các KCN đã giúp Bình Dương có một bước nhảy vọt, tốc độ đô thị hóa nhanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, thu hút vốn đầu tư đặc biệt là FDI. Từ năm 2000 đến 2010, Bình Dương đã có hơn 1.950 dự án FDI với tổng số vốn đăng kí là 65.477 tỉ đồng, có 30 KCN với tổng diện tích gần 9.000 ha. Đầu năm 2006, Bình Dương đã có 300 dự án có vốn đầu tư trong nước với vốn điều lệ gần 150 triệu USD, 302 dự án nước ngoài với tổng số vốn đăng kí là 1,4 tỷ USD. Mục tiêu của tỉnh là đến năm 2020 sẽ có 40 KCN, tổng diện tích khoảng 20000 ha.
Trong hoạt động thu hút đầu tư vào KCN ở tỉnh Bình Dương thì số lượng dự án FDI có hàm lượng công nghệ cao ngày càng tăng, lĩnh vực đầu tư đa dạng và hiện đại. Một số doanh nghiệp điển hình đang đầu tư ở Bình Dương, tập đoàn Kumho Asiana, sản xuất lốp ô tô với số vốn 380 triệu USD, dự án bao bì cao cấp của SDG Sam cment có tổng vốn đầu tư trên 300 triệu USD.
Trong chính sách thu hút đầu tư, Bình Dương áp dụng “ một cửa”, nơi duy nhất giải quyết các thủ tục hành chính, thời gian không quá 5 ngày, doanh nghiệp sẽ được giải quyết xong các thủ tục cấp phép đầu tư, giấy chứng nhận hoạt động kinh doanh,…
Bình Dương là chủ đầu đầu, công ty có trách nghiệm thực hiện các danh mục về hệ thống điện, nước, thông tin liên lạc, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, nhà kho, hệ thống an ninh, cây xanh, phòng cháy chữa cháy phục vụ tốt nhất cho các nhà đầu tư hoạt động trong KCN. Điểm đặc biệt trong các KCN ở tỉnh Bình Dương là có hệ thống thông tin nội bộ hiện đại nhất cả nước từ đường truyền, video hội nghị, cáp quang và các nhà kho lớn với diện tích bình quân khoảng 60000 m2 để phục vụ cho doanh nghiệp trong KCN để hàng xuất khẩu, nhập khẩu, cùng với thủ tục hải quan tại chỗ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí. Bình Dương đảm bảo tính công khai, minh bạch, có những chính sách ưu đãi phù hợp với nhiều doanh nghiệp kể cả doanh nghiệp trong nước, nước ngoài. Tỉnh luôn tạo một môi trường đầu tư tốt nhất, an toàn nhất, thuận tiện nhất cho các doanh nghiệp, nhà Điểm khác biệt của tỉnh là không có Trung tâm XTĐT, thu hút đầu tư sẽ được thực hiện thông qua các hoạt động đối ngoại, nắm bắt thông tin chủ động, thiết lập mối quan hệ với các đại sứ quán để tìm kiếm đối tác.
Bài học kinh nghiệm từ công tác thu hút đầu tư của Bình Dương đó là:
Thứ nhất, nâng cao chất lượng xây dựng, thực hiện công tác quy hoạch hợp lý, hiệu quả.
Quá trình lựa chọn địa điểm, quy mô, không gian tổ chức sản xuất của các KCN là vấn đề tiên quyết tác động đến kết quả thu hút đầu tư, phát triển KCN. Các KCN phải được quy hoạch hợp lý. KCN mới hình thành theo phương thức “cuốn chiếu, lan tỏa”.
Trong xây dựng và phát triển hạ tầng KCN. Lựa chọn nhà đầu tư có thực lực, kinh nghiệm. Cơ sở hạ tầng phải được xây dựng, quy hoạch một cách đồng bộ, liên kết các doanh nghiệp với nhau theo nhóm ngành chuyên môn, giữa DN sản xuất chính với DN phụ trợ. Tăng cường thu hút đầu tư các dự án cóvvốn đầu tư lớn, hàm lượng công nghệ cao, tổ chức sản xuất hiện đại.
Thứ hai, đẩy mạnh hoạt động XTĐT vào KCN.
Bình Dương thực hiện đa dạng các phương thức kêu gọi đầu tư từ các tập đoàn lớn, nhất là các tập đoàn công nghệ, xây dựng và phát triển các danh mục ưu tiên thu hút đầu tư như các dự án công nghệ cao, các dây chuyền sản xuất hiện đại, sử dụng chủ yếu bằng máy, cần ít lao động.
Thứ ba, thực hiện cải cách và nâng cấp các cơ chế quản lý hành chính, thực hiện theo nguyên tắc công khai, minh bạch.
quán triệt của ban lãnh đạo và ủng hộ của các doanh nghiệp. Thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với doanh nghiệp trong KCN, giải đáp các vướng mắc, khó khăn mà họ gặp phải, có trách nghiệm giải quyết trong thời gian ngắn nhất.
Công tác XTĐT, tổ chức quảng bá hình ảnh, giới thiệu đầu tư trên các phương tiện khác nhau. Quan trọng chính là thái độ, cách làm việc của ban quản lý KCN đối với các doanh nghiệp sẽ tạo niềm tin, sự hài lòng, là tác động lan tỏa thu hút thêm đầu tư cho tỉnh.