.1 Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp dự kiến đến năm 2020

Một phần của tài liệu giải pháp thu hút đầu tư vào khu công nghiệp nam cấm Nghệ An (Trang 77 - 88)

TT Chỉ tiêu/năm 2018 2020

1 Giá trị SXCN (tỷ đồng) 800 ÷ 900 1300÷1500 2 Giá trị xuất khẩu (tỷ đồng) 350 400 ÷ 600

3 Nộp NSNN (tỷ đồng) 100÷ 110 250 ÷ 300

4 Tạo việc làm (người) 2600 3500

Để thực hiện tốt các mục tiêu trên, Ban quản lý KTT Đông Nam đã xây dựng một số định hướng cụ thể trong phát triển của KCN Nam Cấm trong thời gian sắp tới như sau:

- Huy động và tận dụng tối đa mọi nguồn lực để đầu tư phát triển KCN Nam Cấm.

Trong thời gian tới cần chú trọng công tác huy động vốn đầu tư, đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài, đối với nguồn vốn trong nước cần chủ động tìm hiểu, đánh giá đúng tiềm năng vốn ngân sách nhà nước, ngân sách tỉnh đang có, khuyến khích người dân bỏ vốn đầu tư kinh doanh trực tiếp hoặc gián tiếp qua các tổ chức tín dụng trung gian, sắp xếp bộ máy quản lý nhà nước theo hướng hiện đại, tinh gọn nhưng vẫn hiệu quả nhằm giảm thiểu chi phí vận hành để tập trung đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng KCN. Bên cạnh đó cần ban hành các chính sách ưu đãi đầu tư, hướng dẫn thủ tục hành chính tốt nhằm thu hút nhà đầu tư. Đôi với nguồn vốn đầu tư nước ngoài cần phải tăng cường hoạt động quảng bá hình ảnh, xúc tiến đầu tư để tuyên truyền, giới thiệu những lợi thế, cơ hội đầu tư, tiềm năng phát triển của KCN, khuyến khích thu hút các dự án cao hàm lượng công nghệ, trình độ kỹ thuật cao.

- Thu hút đầu tư phải gắn liền với quản lý nhà nước.

Việc thực thi các văn bản quy phạm pháp luật, chủ trương liên của nhà nước liên quan đến đầu tư vào KCN cần được thực hiện nghiệm túc, khẩn trương, trong quá trình thu hút đầu tư cần bám sát quy hoạch đã phê duyệt. Trước và sau khi các dự án đi vào hoạt động nếu có vướng mắc, khó khăn cần phải được xử lý kịp thời, kiểm tra, giám sát thường xuyên hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để hạn chế tình trạng vi phạm quy định không đáng có nhưng không đúng giấy phép kinh doanh, gây ô nhiễm môi trường, vi phạm lợi ích người lao động. Để thực hiện công tác quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư, xây dựng, lao động, thương mại của KCN thì vai trò của Ban quản lý rất quan trọng, trong thời gian tới cần đổi mới theo hướng gọn, nhẹ, kiên trì cơ chế “một cửa”, tính độc lập cao, phân công trách nghiệm rõ ràng, xử lý vấn đề nhanh chóng. Nâng cao hơn nữa năng lực, trình độ, phẩm chất ban điều hành quản lý, phối hợp chặt chẽ với UBND tỉnh và các ban ngành liên quan để tăng cường hỗ trợ, hướng dẫn doanh nghiệp.

3.2. Một số giải pháp thu hút đầu tư vào khu công nghiệp Nam Cấm ở tỉnh Nghệ An. Nghệ An.

3.2.1. Tăng cường quảng bá hình ảnh và đổi mới công tác xúc tiến đầu tư vào KCN. KCN.

Trong thời gian qua, lãnh đạo của UBND tỉnh, Ban quản lý KTT Đông Nam cũng như các cơ quan chức năng khác đã có nhiều nỗ lực trong công tác quảng bá hình ảnh, hoạt động xúc tiến đầu tư và đã đạt được những thành công nhất định nhưng những kết quả đó chưa đạt được mục tiêu đề ra, chưa đáp ứng với yêu cầu, chưa tương xứng với tiềm năng của KCN Nam Cấm. Đã có rất nhiều hoạt động được tổ chức để quảng bá hình ảnh KCN Nam Cấm như các hội chợ xúc tiến việc làm của tỉnh, các cuộc hội thảo trong nước, nước ngoài… nhưng chưa tác động được nhiều đến các nhà đầu tư. Vậy nên cần phải tăng cường đổi mới hình ảnh, xúc tiến đầu tư nhằm thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư, khắc phục tình trạng thu hút đầu tư ít như hiện nay.

Với tiềm năng, nguồn lực dồi dào của tỉnh, cùng với sự nỗ lực, đường đúng đắn cuat UBND tỉnh và các cơ quan chức năng, cần phải tìm kiếm nhiều hình thức quảng bá hình ảnh KCN. Xác định đây là một việc quan trọng quyết định đến thu hút đầu tư.

Ban quản lý KTT Đông Nam cần hoàn thiện và nâng cấp website về giao diện, bố cục, xây dựng kế hoạch quảng cáo hình ảnh KCN trên website thường xuyên có thể theo tháng hoặc quý. Cập nhật liên tục các thông tin mới nhất về KCN lên website như các danh mục dự án kêu gọi đầu tư, văn bản pháp lý mới ban hành hoặc mới sửa đổi liên quan đến đầu tư và các thông tin do các doanh nghiệp trực tiếp yêu cầu. Đăng ký website với các chương trình tìm kiếm hàng đầu để các nhà đầu tư, các DN dễ dàng tìm kiếm. Xây dựng trang website bằng tiếng nước ngoài ( tiếng Anh, tiếng Trung Quốc, Nhật Bản) để các nhà đầu tư nước ngoài dễ dàng tìm hiểu, thu hút đầu tư nước ngoài vào KCN. Ngoài ra, có thể quảng bá hình ảnh KCN qua các Brochure giới thiệu, các bản tin cập nhật về tình hình hoạt động và phát triển của KCN Nam Cấm hàng ngày, hàng tuần trên các tờ báo tạp chí kinh tế, đầu tư, chương trình truyền hình; thông qua các nghiên cứu của các nhà nghiên cứu, nhà kinh tế; thống quan đĩa CD hướng dẫn đầu tư vào KCN Nam Cấm được cung cấp cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong các buổi hội thảo, diễn thuyết đầu tư.

Đổi mới công tác XTĐT theo hướng trực tiếp hơn, cập nhật thông tin nhanh, kịp thời đến với các nhà đầu tư theo cách dễ hiểu nhất. Tăng cường công tác dự báo

tình hình kinh tế, thị trường, các xu hướng vận động của các luồng vốn đầu tư, nhất là nguồn vốn đầu tư nước ngoài để xây dựng kế hoạch tiếp cận, thu hút có hiệu quả. Thiết lập mối quan hệ than thiết với các đại sứ quán như Trung Quốc, Nhật Bản,… để thông qua kênh này tìm kiếm được nhiều nguồn đầu tư nước ngoài, nghiên cứu kĩ lưỡng các nhà đầu tư tìm năng để có chính sách thu hút thích hợp. Ví dụ, đối với các nhà đầu tư Nhật Bản thì quan tâm đến hành lang pháp lý, còn đối với nước Châu Âu thì quan tâm đến những chiến lược đầu tư của các nhà đầu tư.

Đổi mới, sáng tạo cách thức tổ chức các buổi hội thảo kêu gọi đầu tư cả trong và nước ngoài. Thông qua các cuộc hội thảo, các nhà đầu tư sẽ được giới thiệu một cách rõ ràng về KCN Nam Cấm. Đồng thời gửi thư mời, email hoặc gặp mặt trực tiếp với các nhà đầu tư để thuyết phục, mời họ tham gia.

Thông quan các hoạt động của hội đồng hương ở trong nước, hội Việt kiều Nghệ An ở nươc ngoài, hàng năm tỉnh cần tổ chức các buổi gặp mặt các doanh nhân thành đạt để kêu gọi họ tích cực đầu tư về quê hương.

KCN Nam Cấm đang ở trong tình trạng “khát” vốn đầu tư, nhất là với các dự án có vốn đầu tư nước ngoài nên luôn sẵn sàng chào đón các nhà đầu tư quan tâm đến KCN Nam Cấm. Ưu tiên các nhà đầu tư có đủ thực lực tài chính, có hàm lượng công nghệ cao, xử lý chất thải tốt, bảo vệ môi trường, sản xuất các sản phẩm chất lượng, có tính cạnh tranh cao. Nhiều KCN chạy theo số lượng đầu tư mà quên góc độ phát triển KCN bền vững, hiệu quản nên công tác thẩm định dự án là công đoạn rất quan trọng, ảnh hướng đến tương lai của các KCN nói riêng và cả Tỉnh nói chung. Vậy nên, KCN Nam Cấm cần tăng cường thu hút đầu tư đồng thời phải xem xét cẩn trọng lựa chọn các dự án đủ tiêu chuẩn tránh tình trạng như các KCN khác đã mặc phải.

3.2.2.Tăng cường đầu tư và nâng cao chất lượng kết cấu hạ tầng bên trong và ngoài hàng rào KCN Nam Cấm.

Cơ sở hạ tầng là điều kiện tiên quyết nhà đầu tư quan tâm khi thực hiện đầu tư vào KCN, cũng như không thể thiếu trong phát triển kinh tế- xã hội. Hiện nay, kết cấu hạ tầng của KCN Nam Cấm bên trong và bên ngoài hàng rào KCN còn thiếu, chưa đồng bộ, hiện đại để đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư. Hạ tầng kĩ thuật của KCN Nam Cấm ở tỉnh Nghệ An vẫn còn yếu kém, cần thiết phải đầu tư, xây dựng, nhu cầu về vốn để phát triển KCN Nam Cấm tới năm 2020 ước tính khoảng 3.4869 tỷ đồng.

nước hạn hẹp nên UBND tỉnh chỉ mới tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng bên trong hàng rào KCN Nam Cấm. Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng bên ngoài hàng rào KCN còn hạn chế, chưa kết nối được với các KCN khác bên trong Khu kinh tế Đông Nam, cũng như với các trung tâm kinh tế (thành phố Vinh), điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động thu hút đầu tư vào KCN.

Trong thời điểm hội nhập quốc tế, canh tranh ngày càng khốc kiệt, việc xây dựng cơ sở hạ tầng trong và ngoài hàng rào KCN chậm, không tốt thì thu hút đầu tư sẽ bọ hạn chế. KCN Nam Cấm nên đi theo con đường “ hạ tầng đi trước một bước”, vẫn ưu tiên xây dựng và đầu tư bên trong hàng rào KCN, phải gắn liền quy hoạch phát triển KCN với khu dân cư để tạo tính liên kết trong nguồn nhân lực, dịch vụ, các nhu cầu tiêu dùng khác, phát triển tổ hợp khu đô thị- công nghiệp hiện đại hợp lý, bền vững.

Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng bên ngoài hàng rào KCN Nam Cấm là một điều cấp thiết. tiến hành nâng cấp hệ thống đường bộ (quốc lộ 1A) đi qua KCN, các đường giao thông nông thôn để giúp các doanh nghiệp thuận lợi trong việc vận chuyển nguyên vật liệu, xuất hàng hóa của mình. Nâng cấp đầu tư vào hệ thống cảng biển (cảng Cửa Lò), hệ thống cảng Cửa Lò có quy mô nhỏ, chưa tốt, chưa thể đáp ứng nhu cầu xuất nhập đợt hàng lớn. Để nâng cấp cảng Cửa Lò trở thành cảng biển lớn có năng lực trên 1 triệu tấn/năm để đáp ứng tốt nhấ nhu cầu thương mai của các doanh nghiệp không chỉ thuộc KCN Nam Cấm mà còn đối với các doanh nghiệp khác trên địa bàn tỉnh, giúp giảm bớt chi phí vận chuyển cho các doanh nghiệp vì hiện nay nhiều doanh nghiệp vẫn phải xuất nhập qua các cảng biển khác như Cảng Hải Phòng rồi vận chuyển qua đường bộ mới về đến doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, các loại hình dịch vụ khác cần phải được xây dựng để phục vụ cho người lao động như bệnh viện, trường học cho con em lao động trong KCN, khu giải trí, vui chơi cần được quy hoạch đồng bộ để phục vụ cho quá trình phát triển KCN.

3.2.3. Nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước đối với hoạt động thu hút đầu tư vào KCN. vào KCN.

Thứ nhất, nâng cao công tác quản lý của lãnh đạo UBND tỉnh Nghệ An.

Tỉnh cần cần ban hành các văn bản quy phạm pháp luật toàn diện, có hệ thống hơn về quy trình chỉ đạo, xây dựng, quản lý và kiểm tra, giám sát KCN Nam Cấm. Theo đó phối hợp với các cấp ban ngành có liên quan, các cấp trung ương tiến hành ra soát, tham vấn nhằm hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, các chính

sách quản lý KCN tạo nên tính công khai, minh bạch.

Đề xuất, kiến nghị với Chính phủ ban hành các quy đinh, quy chế trong công tác quản lý KCN của các cơ quan, bộ ngành tạo sự đồng nhất trong việc quản lý KCN. Tỉnh phải quán triệt các công việc cụ thể trong hoạt động thu hút đầu tư vào KCN theo đề xuất của Ban quản lý KCN, chủ trương lớn phải có sự đồng nhất từ UBND tỉnh đến địa phương có KCN và các cấp ban ngành liên quan chứ không chỉ mối Ban quản lý KCN. Tổ chức các buổ hội nghị định kỳ theo quý, năm để triển khai các văn bảng, chính sách hướng dẫn chi tiết để các bên nắm bắt được và thực hiện hiệu quả. Đề xuất Bộ Công thương tiếp tục ủy quyền việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa các mẫu khác (mẫu A, E, S, AK...).

Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai, quy hoạch, lao động đặc biệt là lao động nước ngoài, bảo vệ môi trường, vệ sinh và an toàn trật tự trong KKT, KCN. Công tác thẩm định và quản lý dự án ngày càng chặt chẽ, rà soát kỹ các dự án trọng điểm để ưu tiên nguồn vốn xây dựng, tránh tình trạng đầu tư dàn trải, thiếu hiệu quả. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ hai, nâng cao chất lượng quản lý của Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam.

Tiếp tục hoàn thiện và nâng cấp cơ chế “một cửa, tại chỗ” triển khai trong thời gian qua, đã tạo điều kiện cho Ban quản lý và nhà đầu tư, doanh nghiêp tiếp xúc có thể trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau theo hướng hiện đại, tiến tiến. Cơ chế này đã mang lại hiệu ứng tốt nhưng vẫn có một số hạn chế, để khắc phục và nâng cao chất lượng quản lý của Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam cần làm như là:

Ban quản lý là một cơ quan nhà nước, đảm nhiện công tác quản lý, công tác đối ngoại, đại diện cho các Bộ, ngành và địa phương trực tiếp làm việc với các nhà đầu tư, doanh nghiệp nên để phát huy hiệu quả cơ chế “ một cửa tại chỗ” thì cần phải có thêm nhiều sự ủy quyền của các ngành liên quan cho Ban quản lý để có để quyền lực thực hiện các thủ tục đầu tư, xử lý nhanh các trường hợp phát sinh trong KCN.

Nghị định 29/2008/NĐ-CP ban hành cho phép Ban quản lý thực hiên công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát về quy hoạch, xây dựng, môi trường, có quyền xử lý một số trường hợp vi phạm nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững và hiệu qủa KCN. Điều này đòi hỏi Ban quản lý KTT Đông Nam cần có một đội ngũ cán bộ nhân viên có đủ trình độ, năng lực chuyên môn để đảm nhiệm công tác thu hút đầu tư, quản lý KCN.

theo hướng hiện đại, các giao dịch có thể thực hiện trên internet mà không cần trực tiếp đến Ban quản lý như cấp phép giấy đầu tư cho DN, cấp phép cho lao động nước ngoài, đồng thời quản lý hoạt động xuất nhập khẩu được tiến hành hoàn toàn qua mạng; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác quản lý KCN.

Ban quản lý tổ chức họp định kỳ theo tháng, quý để đánh giá công tác quản lý đầu tư vào KCN, để tìm ra hạn chế và rút ra bài học kinh nghiệm. Thường xuyên tổ chức các buổi gặp mặt tiếp xúc doanh nghiệp để lắng nghe ý kiến của họ, từng bước tháo gỡ các khó khăn, vướng mặc mà doanh nghiệp đang gặp phải, đưa ra phương án xử lý nhanh nhất giúp doanh nghiệp yên tâm sản xuất, thực hiện phương châm “xem khó khăn của doanh nghiệp cũng là khó khăn của mình”.

3.2.4. Nâng cao chất lượng đào tạo và giải quyết việc làm cho lao động.

Hiện nay tại KCN Nam Cấm việc đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trong KCN vừa mang tính cấp bách vừa mang ý nghĩa lâu dài. Nghệ An là một tỉnh có lực lượng lao động lớn, công tác đào tạo và nâng cao chất lượng lao động có nhiều tiến bộ đáp ứng phần nào nhu cầu phát triển của kinh tế- xã hội. Tuy nhiên chất lượng lao động vẫn ở mức trung bình, các trung tâm đào tạo vẫn còn thiếu, thiết bị phục vụ thực hành còn hạn chế và lạc hậu chưa bắt kịp với công nghệ hiện đại. Chương trình đào tọa chưa đồng nhất, chưa bắt kịp với yêu cầu ngày càng cao và đổi mới liên tục của các nhà đầu tư, người lao động chưa thích nghi được môi trường làm việc sản xuất hiện đại,

Một phần của tài liệu giải pháp thu hút đầu tư vào khu công nghiệp nam cấm Nghệ An (Trang 77 - 88)