2.2.1.1. Phương hướng
khẳng định:
Quán triệt sâu sắc nguyên tắc lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội bảo đảm cho Quân đội tuyệt đối trung thành với Nhân dân, với Đảng, với Tổ quốc, phục tùng tuyệt đối sự lãnh đạo của Đảng, ln ln đồn kết chặt chẽ xung quanh Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Tăng cường lãnh đạo công tác giáo dục, củng cố kiên định vững vàng đường lối, quan điểm của Đảng trước mọi âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù, trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, tình hình khu vực và tình hình đất nước ta trong thời gian tới; để tập trung sức tạo chuyển biến bước đầu của mỗi đảng bộ, đơn vị sau đại hội đảng bộ từng cấp và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI trong việc thực hiện nhiệm vụ, nâng cao chất lượng tổng hợp và kỷ luật bộ đội, tạo cơ sở cho sự chuyển biến mạnh mẽ và cơ bản trong những năm tiếp sau [37, tr.327-328].
Tại Hội nghị Qn chính tồn qn tiến hành từ ngày 24 đến ngày 27- 12-1990, Đảng uỷ Quân sự Trung ương xác định phương hướng tiến hành công tác tư tưởng trong Quân đội là: Tập trung vào việc quán triệt và thực hiện các nghị quyết của Đảng, của Đảng uỷ Quân sự Trung ương, “phát huy bản chất giai cấp công nhân, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của Quân đội, làm cơ sở nâng cao sức mạnh tổng hợp và sức chiến đấu bảo đảm cho “Quân đội luôn luôn là lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu trung thành tin cậ y, kiên cường của Đảng, của Tổ quốc và Nhân dân” [40, tr.448].
2.2.1.2. Mục tiêu Mục tiêu chung
Cơng tác tư tưởng góp phần trực tiếp xây dựng Đảng bộ Quân đội trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức. “Nâng cao trình độ lãnh đạo và sinh hoạt Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, lãnh đạo
tập thể đi đôi với phân công cá nhân phụ trách, thường xun tự phê bình và phê bình; tăng cường tính chiến đấu của cơng tác tư tưởng, kết hợp chặt chẽ công tác tư tưởng với công tác tổ chức” [37, tr.323]. Tăng cường sự lãnh đạo vững chắc của Đảng đối với Quân đội, làm cho Quân đội “kiên định mục tiêu lý tưởng xã hội chủ nghĩa, kiên quyết bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ nền chun chính vơ sản, bảo vệ độc lập chủ quyền của Tổ quốc, giữ gìn an ninh chính trị trật tự an tồn xã hội, làm trịn nghĩa vụ quốc tế, góp phần vào cơng cuộc đổi mới xây dựng đất nước, thực hiện thắng lợi đường lối của Đảng trong mọi tình huống” [40, tr.448].
Mục tiêu cụ thể
Một là, “nâng cao sự nhất trí đối với Nghị quyết Đại hội VI (12-1986)
của Đảng và các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, trọng điểm là đường lối, quan điểm, nhiệm vụ quân sự và quốc phòng của Đảng” [37, tr.325]. Đổi mới tư duy, bồi dưỡng lý tưởng và phẩm chất đạo đức xã hội chủ nghĩa cho cán bộ, đảng viên, chiến sĩ; giáo dục nâng cao tinh thần yêu nước và khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; củng cố và phát huy bản chất, truyền thống cách mạng tốt đẹp của Quân đội; củng cố sự nhất trí cao độ, lịng tin có cơ sở vững chắc đối với sự lãnh đạo của Đảng, lịng trung thành vơ hạn đối với Đảng, với Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, kiên định và quyết tâm thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước và nhiệm vụ của Quân đội.
Hai là, “nâng cao tinh thần trách nhiệm chính trị, lòng yêu mến sự
nghiệp quân sự, lòng căm thù và tinh thần cảnh giác đối với kẻ thù, tinh thần kỷ luật, đồn kết qn dân, bồi dưỡng ý chí chiến đấu, tinh thần sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng xả thân hy sinh vì Tổ quốc, vì sự nghiệp cách mạng của Đảng” [37, tr.325]. Xây dựng tinh thần ham học hỏi, cầu tiến bộ, đi sâu nghiên cứu khoa học kỹ thuật quân sự; phát huy tinh thần tự giác, sáng tạo, ý thức làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa và tính năng động chủ quan, ý thức tự lực, tự cường, cần kiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng Quân đội, xây
dựng tinh thần làm chủ, giữ tốt dùng bền trang bị kỹ thuật quân sự, xây dựng lối sống xã hội chủ nghĩa, nếp sống văn hóa, có cuộc sống phong phú, lành mạnh, sôi nổi, lạc quan.
Ba là, “đổi mới giáo dục chính trị cả về nội dung, hình thức, phương
pháp” [37, tr.325], phấn đấu đến năm 1990, công tác giáo dục chính trị có sự chuyển biến căn bản mang ý nghĩa cách mạng và thực sự chính quy đáp ứng được yêu cầu xây dựng, sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang.
Bốn là, “chống mọi biểu hiện hoài nghi, mơ hồ, dao động, thiếu tin
tưởng vào tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước” [37, tr.325]; chống thái độ bàng quan thiếu trách nhiệm, nơn nóng, chờ đợi, địi hỏi, tư tưởng mệt mỏi, tiêu cực, chùn bước trước khó khăn, mất cảnh giác, ảo tưởng đối với kẻ thù, tư tưởng tự do vơ kỷ luật, bảo thủ, trì trệ, quan liêu, quân phiệt và những biểu hiện mất đoàn kết, vi phạm bản chất truyền thống của quân đội, giảm sút ý chí chiến đấu.
Năm là, khắc phục tư tưởng tự mãn, tàn dư tư tưởng phong kiến và các
tư tưởng phản động khác; khắc phục lối sống chạy theo vật chất, thực dụng, thối hóa trong sinh hoạt, lười nhác trong lao động, học tập, loại trừ những tàn dư, ảnh hưởng của văn hóa phong kiến, tư sản, thực dân, phản động và thủ đoạn chiến tranh tâm lý của địch.