chủ trương lãnh đạo về công tác tư tưởng phù hợp
Công tác tư tưởng gắn với thực tiễn cuộc sống, bám sát thực tiễn cách mạng và quá trình đấu tranh của quần chúng, phải ln tính đến đặc điểm và tâm trạng của các tầng lớp nhân dân. Việc xác định phương hướng, mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp của công tác tư tưởng đều phải xuất phát từ yêu cầu của đời sống xã hội, cơng tác tư tưởng phải phục vụ nhiệm vụ chính trị, phải gắn với nhiệm vụ chính trị, có nghĩa là phải gắn với cuộc sống. Bởi lẽ, công tác tư tưởng nhằm làm cho cán bộ, đảng viên và quần chúng thấm nhuần đường lối chính trị, nhiệm vụ chính trị của Đảng biến thành hành động nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của cách mạng.
Công tác tư tưởng không chỉ bám sát thực tế đời sống xã hội, mà cịn góp phần thúc đẩy cuộc sống phát triển. Nó trang bị cho cán bộ, đảng viên và quần chúng những tư tưởng, tình cảm mới, những kiến thức khoa học góp phần lý giải được những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống, xác định được phương hướng hoạt động, từ đó họ tích cực tham gia vào việc hồn thành những nhiệm vụ chính trị cụ thể.
Cơng tác tư tưởng gắn với cuộc sống đòi hỏi chúng ta phải đi sát thực tế, để kịp thời giải đáp những vấn đề do thực tiễn đặt ra, nhằm thúc đẩy sự nghiệp cách mạng tiến lên. Chỉ có gắn với thực tiễn chúng ta mới phát hiện được những nhân tố mới, những kinh nghiệm hay để tổng kết và phổ biến rộng rãi, nắm được những khuyết điểm và nhược điểm để khắc phục kịp thời. Gắn với thực tiễn thì cơng tác tư tưởng mới sinh động,
giàu sức sống và có tính thuyết phục. Đó cũng chính là điều kiện để khắc phục bệnh giáo điều, chủ quan, lý luận suông và quan điểm duy tâm trong công tác tư tưởng.
Nước ta đã từng lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội hết sức trầm trọng từ cuối những năm 70 và kéo dài trong nhiều năm sau của thế kỷ XX: Sản xuất đình đốn, lạm phát tăng vọt, đất nước bị bao vây cấm vận về kinh tế, đời sống của nhân dân hết sức khó khăn, lịng tin của quần chúng đối với sự lãnh đạo của Đảng và sự điều hành của Nhà nước bị giảm sút. Tình trạng đó một phần là do ngun nhân khách quan song về chủ quan là do thời gian đó chúng ta mắc phải những sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương, chính sách lớn, về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện. Nguyên nhân sâu xa của những sai lầm đó là bệnh giáo điều, chủ quan, duy ý chí, lối suy nghĩ và hành động giản đơn, nóng vội, đặc biệt khơng chú ý đầy đủ việc tổng kết thực tiễn, xa rời thực tiễn. Nhưng cũng chính trong những năm tháng cực kỳ khó khăn ấy, nhân dân đã có những việc làm sáng tạo và Đảng ta đã nắm bắt kịp thời, tổng kết được những kinh nghiệm thực tiễn của quần chúng, từ đó có sự đổi mới tư duy, đổi mới nhận thức, từng bước đề ra những chủ trương, chính sách sát hợp với tình hình thực tiễn, từng bước hình thành lý luận và đường lối đổi mới đúng đắn, đưa cách mạng Việt Nam vững bước đi lên.
Công tác tư tưởng phải luôn gắn với thực tiễn cuộc sống, qua đó chúng ta cần khắc phục hai khuynh hướng: Một là, chủ nghĩa giáo điều, tách công tác tư tưởng xa rời với cuộc sống, xa rời những nhiệm vụ chính trị cụ thể, khơng trả lời những vấn đề do quần chúng nêu lên, tuyên truyền cổ động theo hướng sách vở. Hai là, chủ nghĩa kinh nghiệm, coi thường lý luận, không biết sử dụng thế giới quan khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối quan điểm của Đảng, giúp cho quần chúng nâng cao nhận thức để tạo cơ sở tự giác cho hành động của quần chúng. Để khắc phục cả hai khuynh hướng đó cơng tác tư tưởng cần phải bám sát thực tiễn, phản ánh đúng thực tiễn. Chủ nghĩa
Mác - Lênin làm kim chỉ nam cho hành động, chứ không phải là kinh thánh… Công tác tư tưởng cần chú trọng tổng kết thực tiễn, đồng thời lắng nghe ý kiến của các nhà khoa học lý luận, thận trọng sáng suốt trong nhận định, đánh giá và sử dụng những kết quả nghiên cứu của họ làm cơ sở định ra đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước. Đối với cơng tác tuyên truyền giáo dục, cơng tác cổ động thì các cơ quan làm cơng tác tư tưởng của Đảng phải thường xuyên tham khảo kết quả của các cuộc thăm dò dư luận xã hội, để hiểu được tâm tư nguyện vọng của quần chúng, định hướng công tác tư tưởng sát hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng giai đoạn cách mạng cụ thể, gắn việc học tập, giáo dục với cuộc sống hàng ngày của các đối tượng; gắn việc nâng cao giác ngộ xã hội chủ nghĩa của quần chúng với việc tổ chức cho họ thực hiện những nhiệm vụ mà Đảng đề ra. Muốn vậy, công tác tư tưởng phải bám sát thực tế, thông tin kịp thời và phản ánh trung thực những điển hình tiên tiến, cổ vũ những nhân tố mới, dũng cảm đấu tranh với những hiện tượng lạc hậu, tiêu cực, tập trung vào giải quyết những vấn đề kinh tế cấp bách đặt ra, kịp thời xử lý những vấn đề vướng mắc, thuyết phục mọi người tham gia vào sự nghiệp cách mạng của Đảng.
Công tác tư tưởng phải gắn chặt và xuất phát từ đường lối chính sách, nhiệm vụ trong từng giai đoạn cách mạng. Bởi đường lối nhiệm vụ chính trị đúng đắn là nhân tố đầu tiên quyết định thắng lợi của sự nghiệp cách mạng là điều kiện cơ bản bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng, đồng thời là căn cứ để đề ra mục tiêu, nhiệm vụ công tác tư tưởng trong từng thời kỳ ở các cấp, các ngành. Không xuất phát và không gắn với đường lối, nhiệm vụ chính trị, cơng tác tư tưởng sẽ mất phương hướng chính trị và xa rời mục tiêu cách mạng, mặt khác đường lối chính trị cịn là nội dung của công tác tư tưởng.
Công tác tư tưởng phải gắn chặt với các lĩnh vực hoạt động khác của đời sống xã hội, đặc biệt là với công tác tổ chức và hoạt động kinh tế - xã hội. Việc giải quyết các vấn đề về tư tưởng phải từ công tác tổ chức, kinh tế - xã hội chứ không chỉ bằng công tác tư tưởng.
Công tác tư tưởng bám sát vào các phong trào hoạt động cách mạng của quần chúng, đây là một đòi hỏi khách quan. Một mặt phong trào cách mạng của quần chúng địi hỏi có tư tưởng đúng, lý luận đúng soi đường, hướng dẫn. Mặt khác tư tưởng cách mạng muốn trở thành lực lượng vật chất, cải tạo xã hội phải thâm nhập vào quần chúng. Tức là nó phải ăn sâu bám rễ vào quần chúng, phải thơng qua phong trào cách mạng của quần chúng. Có thể nói cơng tác tư tưởng là yếu tố tinh thần của phong trào quần chúng. Còn phong trào cách mạng của quần chúng là sức mạnh vật chất của công tác tư tưởng.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ IV, xuất phát từ tình hình thực tiễn, nhiệm vụ của Quân đội trong tình hình mới, Đảng ủy Quân sự Trung ương đã chủ trương củng cố, nâng cao sự đồn kết, nhất trí và tinh thần kiên định đối với đường lối, quan điểm của Đảng trong mọi hồn cảnh khó khăn, phức tạp; đồn kết chặt chẽ xung quanh Ban Chấp hành Trung ương góp phần tăng cường đồn kết thống nhất trong tồn Đảng.
Trình độ tư tưởng và nhận thức của từng đối tượng trong tồn qn khơng đồng đều, công tác tư tưởng muốn đạt kết quả tốt phải đi sát từng đối tượng, nghiên cứu kỹ tâm tư, nguyện vọng và trình độ của họ để xác định nội dung, kế hoạch biện pháp giáo dục, tun truyền cho thích hợp. Khơng nghiên cứu kỹ đối tượng, áp dụng máy móc, dập khn nội dung tun truyền, giáo dục cho trí thức và nơng dân hoặc ngược lại khơng những khơng đem lại kết quả như mong muốn mà có khi cịn phản tác dụng. Chúng ta thường thấy trong kế hoạch tuyên truyền giáo dục về một nghị quyết hay một nhiệm vụ chính trị nào đó, mà chỉ nêu những u cầu chung, không chú ý nêu những yêu cầu cụ thể đối với từng đối tượng, không chỉ rõ cần đi sâu vấn đề gì, đề phịng những khuynh hướng nào có thể xảy ra… thì kết quả cơng tác tư tưởng khơng thể cao được. Công cuộc đổi mới đất nước bên cạnh những thành tựu to lớn chúng ta cịn gặp nhiều khó khăn về đời sống, kinh tế - xã hội, quần chúng nhân dân có nhiều tâm tư, nhiều vấn đề mong muốn được làm sáng tỏ.
Trước tình hình mới, thực hiện Nghị quyết Đại hội VII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ V, Đảng ủy Quân sự Trung ương tiếp tục bổ sung, hoàn thiện chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo công tác tư tưởng theo hướng, tích cực khắc phục những biểu hiện giảm sút ý chí và lịng tin, bi quan, giao động, bảo thủ, giáo điều và kiên quyết chống mọi biểu hiện cơ hội, xét lại. Ở các cấp trong toàn quân, tổ chức nghiên cứu, quán triệt đường lối quan điểm tư tưởng quân sự của Đảng, của Hồ Chủ tịch gắn với tổng kết thực tiễn vận dụng sáng tạo đáp ứng yêu cầu mới về nhiệm vụ quân sự và quốc phòng. Dự báo đúng diễn biến tình hình là cơ sở để xác định đúng phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ cơng tác tư tưởng. Đó là vừa là u cầu, vừa là biện pháp lãnh đạo tư tưởng, bảo đảm cần sát với từng đối tượng kịp thời giải thích cho quần chúng những vấn đề họ còn nhận thức mơ hồ. Kịp thời đập tan những luận điệu phản tuyên truyền của kẻ địch. Chỉ có trên cơ sở đó chúng ta mới đưa đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước vào trong quần chúng và biến đường lối thành hiện thực.
Trước sự vận động hết sức phức tạp của tình hình thế giới, trong nước, nhất là thái độ của các nước lớn đối với vấn đề quốc tế, để dự báo sát, cơ sở đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp công tác tư tưởng phù hợp cần quán triệt và thực hiện tốt một số nội dung sau:
Một là, nắm chắc xu thế, xu hướng phát triển, sự vận động của tình
hình thế giới, trong nước.
Hai là, theo dõi sát các động thái, những biến chuyển trong quan hệ
giữa các nước lớn, các tổ chức và định chế quốc tế.
Ba là, kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vận
dụng đúng đắn, sáng tạo trong việc đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp công tác tư tưởng trước mọi diễn biến phức tạp.
Bốn là, tiến hành cơng tác tư tưởng chủ động, tích cực, sát đối tượng,