Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12-1986) xác định nhiệm vụ chủ yếu của công tác tư tưởng: “Đổi mới tư duy, nâng cao phẩm chất cách mạng của cán bộ, đảng viên và nhân dân” [47, tr.124].
Phương hướng công tác tư tưởng: “Nắm vững bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, kế thừa di sản quý báu về tư tưởng và lý
luận cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh… Tiếp thu những thành tựu lý luận, những kinh nghiệm mới phong phú của các đảng anh em, những kiến thức khoa học của thời đại” [47, tr.125]. Đổi mới tư duy về cơng tác tư tưởng phải tồn diện, đồng bộ “là việc cấp bách, đồng thời là việc thường xuyên, lâu dài” [47, tr.126]. Cùng với đổi mới tư duy, công tác tư tưởng “phải hướng vào việc bồi dưỡng phẩm chất, đạo đức mới, nâng cao tinh thần yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội, tinh thần quốc tế vô sản và tinh thần quốc tế xã hội chủ nghĩa, khơi dậy ý chí cách mạng của quần chúng” [47, tr.126]. Đồng thời, “công tác tư tưởng phải đổi mới về nội dung và hình thức, tổ chức và phương pháp, con người và phương tiện” [47, tr.128].
Cụ thể hóa chủ trương của Đại hội VI, Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa VI (6-1988) ra Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 20- 6-1988 Về một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng, bảo đảm thực hiện
Nghị quyết Đại hội VI của Đảng xác định: “Đổi mới cơng tác giáo dục
chính trị, tư tưởng cả về nội dung và hình thức, tổ chức và phương pháp, con người và phương tiện, nhằm nâng cao giác ngộ lý tưởng xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa, phẩm chất chính trị và đạo đức cách mạng, năng lực tổ chức thực tiễn của cán bộ, đảng viên và nhân dân” [48, tr.270]. Mục tiêu: “Nâng cao trình độ nhận thức về công cuộc đổi mới để cán bộ và đảng viên nắm vững và thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội VI của Đảng và các nghị quyết của Trung ương Đảng” [48, tr.270]; “kiên quyết phê phán và khắc phục tư tưởng bảo thủ khơng muốn đổi mới, vì nhận thức lạc hậu hoặc vì động cơ duy trì địa vị và quyền lợi cá nhân, đồng thời khắc phục tư tưởng nóng vội, thốt ly thực tế” [48, tr.270]. Nội dung: “Đẩy mạnh việc giáo dục lý tưởng cách mạng, nâng cao phẩm chất, đạo đức cho cán bộ, đảng viên… Giáo dục tinh thần dân chủ, ý thức tổ chức kỷ luật, nhất là ý thức chấp hành các nghị quyết của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, kỷ luật phát ngôn; xây dựng phong cách lãnh đạo và lề lối làm việc
mới” [48, tr.270 - 271]. Hình thức và biện pháp phải đổi mới, đa dạng: Mở rộng tính dân chủ, tính cơng khai, tính chân thật và tính chiến đấu, đồng thời bảo vệ bí mật của Đảng và bí mật quốc gia.
Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khóa VI đã ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 29-3-1989 Về kiểm điểm hai năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VI và đề ra phướng hướng trong ba năm tới. Đảng đã xác
định “những nguyên tắc cơ bản” [49, tr.968] chỉ đạo công cuộc đổi mới:
Một là, “đi lên chủ nghĩa xã hội là con đường tất yếu của nước ta, là sự
lựa chọn sáng suốt của Bác Hồ, của Đảng ta. Xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa là mục tiêu, là lý tưởng của Đảng và nhân dân ta” [49, tr.968]. Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa mà là làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những quan điểm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp.
Hai là, “chủ nghĩa Mác - Lênin luôn luôn là nền tảng tư tưởng của
Đảng, chỉ đạo toàn bộ sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta” [ 49, tr.968]. Đổi mới tư duy là nhằm khắc phục những quan niệm không đúng, làm phong phú những quan niệm đúng về thời đại, về chủ nghĩa xã hội, vận dụng sáng tạo và phát triển chứ không phải xa rời những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Ba là, đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị
là nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, có nghĩa là tăng cường sức mạnh và hiệu lực của chuyên chính vơ sản, làm cho các tổ chức trong hệ thống chính trị hoạt động năng động và có hiệu quả hơn. “Sự lãnh đạo của Đảng là điều kiện quyết định thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa của nhân dân ta” [49, tr.968]. Phê phán những khuynh hướng phủ nhận hoặc hạ thấp sự lãnh đạo của Đảng, đồng thời lắng nghe, tiếp nhận những ý kiến trung thực, phê bình những khuyết điểm trong sự lãnh đạo của Đảng và công tác xây dựng đảng.
Bốn là, “xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm
chủ của nhân dân trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội” [49, tr.969]. Dân chủ phải đi đôi với tập trung, với kỷ luật, pháp luật, với ý thức trách nhiệm cơng dân. Dân chủ phải có lãnh đạo, lãnh đạo để phát huy dân chủ đúng hướng; mặt khác phải lãnh đạo bằng phương phá dân chủ trên cơ sở phát huy dân chủ. Dân chủ với nhân dân nhưng phải nghiêm trị những kẻ phá hoại thành quả cách mạng, an ninh trật tự và an toàn xã hội.
Năm là, “kết hợp chủ nghĩa yêu nước, với chủ nghĩa quốc tế vô sản và
chủ nghĩa quốc tế xã hội chủ nghĩa; kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại trong điều kiện mới” [49, tr.969].
Trước sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đơng Âu, sự khủng hoảng chính trị ở Liên Xô và những diễn biến phức tạp, nguy hiểm của tư tưởng cán bộ, đảng viên và Nhân dân, Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa VI (8-1989) đã ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 24- 8-1989 Một số vấn đề cấp bách về công tác tư tưởng trước tình hình trong
nước và quốc tế hiện nay. Nghị quyết chỉ ra những nguyên nhân chủ yếu dẫn
đến tình trạng khó khăn ở nhiều nước xã hội chủ nghĩa để Đảng rút kinh nghiệm, phòng ngừa những sai lầm trong lãnh đạo cách mạng, đặc biệt là lãnh đạo công tác tư tưởng. Nghị quyết khẳng định những thành tựu đồng thời chỉ ra những khuyết điểm của công tác tư tưởng và đề ra chủ trương lãnh đạo cơng tác tư tưởng một cách tồn diện, tập trung vào “những nhiệm vụ và nội dung quan trọng” [50, tr.1112]: Khẳng định tính tất yếu lịch sử của chủ nghĩa xã hội và những thành tựu vĩ đại của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới; khẳng định tính tất yếu khách quan và phương hướng xã hội chủ nghĩa của quá trình cải tổ, cải cách đổi mới; nhận rõ bản chất và con đường diệt vong tất yếu của chủ nghĩa tư bản, nâng cao cảnh giác cách mạng, đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động quốc tế; giáo dục
trong Đảng và Nhân dân kiên trì mục tiêu, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, trên cơ sở quán triệt nguyên tắc và những chính sách đổi mới của Đảng; nâng cao phẩm chất, đạo đức cách mạng xã hội chủ nghĩa, tăng cường sự đồn kết nhất trí trong Đảng, sự thống nhất ý chí và hành động trong xã hội, đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực.
Trước sự khủng hoảng nghiêm trọng ở các nước xã hội chủ nghĩa, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương khóa VI ra Nghị quyết số 08A- NQ/HNTW ngày 27-3-1990 Về tình hình các nước xã hội chủ nghĩa, sự phá hoại
của chủ nghĩa đế quốc và nhiệm vụ cấp bách của Đảng ta. Nghị quyết đã phân tích sâu sắc những nguyên nhân của cuộc khủng hoảng, trong đó chỉ ra nguyên nhân trực tiếp là “xa rời hoặc từ bỏ những tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin và sự phá hoại của các thế lực đế quốc và phản động quốc tế” [51, tr.67]. Đảng chỉ rõ tác động cuộc khủng hoảng của các nước xã hội chủ nghĩa và âm mưu của chủ nghĩa đế quốc đối với Việt Nam và những nhiệm vụ cấp bách. Đảng xác định “tăng cường cơng tác chính trị, tư tưởng” [51, tr.77] là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu. Công tác tư tưởng làm cho mọi người: Kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin và con đường xã hội chủ nghĩa mà Bác Hồ, Đảng và Nhân dân ta đã sáng suốt lựa chọn; giữ vững lý tưởng cách mạng; khẳng định những thành quả cách mạng, những thành tựu của công cuộc đổi mới; chống khuynh hướng phủ định thành quả cách mạng; nêu cao tinh thần độc lập tự chủ và đoàn kết quốc tế; nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng; nêu cao tinh thần tự phê bình và phê bình; tiếp tục phát huy rộng rãi dân chủ; tiếp tục mở rộng thông tin trong cán bộ và nhân dân; tăng cường lãnh đạo công tác thơng tin, báo chí, xuất bản; phê phán, đấu tranh với những quan điểm lệch lạc, sai trái.
Cũng tại Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương khóa VI, Đảng ra Nghị quyết số 8B-NQ/HNTW Về đổi mới công tác quần chúng của Đảng,