Triển khai thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 145-NQ/ĐUQSTW của Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương
Về đổi mới và nâng cao trình độ lãnh đạo, quản lý văn học nghệ thuật và văn hóa, phát huy khả năng sáng tạo, đưa văn học nghệ thuật và văn hóa phát triển lên một bước mới. Ngày 24-7-1991, Chủ nhiệm Tổng cục Chính
trị quyết định hợp nhất Nhà văn hóa quân đội với Phòng Văn hóa Văn nghệ quân đội thành Phòng Văn hóa Văn nghệ quân đội trực thuộc Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị, chấn chỉnh một bước về các cơ quan quản lý hoạt
động văn hóa văn nghệ trong Quân đội nhằm giữ vững đường lối, quan điểm văn hóa văn nghệ của Đảng trong Quân đội trước tình hình quốc tế, trong nước có nhiều biến động, phức tạp.
Thực hiện chỉ đạo Tổng cục Chính trị, ngày 01-10-1991 Cục Tuyên huấn ban hành hướng dẫn tổ chức Liên hoan giọng hát hay các đơn vị phía Nam. Chủ đề liên hoan: “Hát mừng thành công Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII và Ngày Hội quốc phòng toàn dân” nhằm giáo dục, bồi dưỡng, khơi dậy trong cán bộ, chiến sĩ tình cảm và lòng tự hào về quê hương đất nước, về quân đội, về Đảng, Bác Hồ kính yêu; tạo bầu không khí phấn khởi, tin tưởng, quyết tâm vượt mọi khó khăn, đưa sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa tiến lên, thực hiện thắng lợi các nghị quyết và nhiệm vụ của Quân đội, đơn vị. Hằng năm, Tổng cục Chính trị tổ chức bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cho đội ngũ những người sáng tác và hoạt động trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật của Quân đội về quan điểm và những định hướng cơ bản của Đảng về văn hóa, văn nghệ.
Tiếp đó, thực hiện chỉ đạo của Đảng ủy Quân sự Trung ương, Tổng cục Chính trị ra Chỉ thị số 143-CT/CT ngày 12-5-1992 Về phát động Cuộc vận
động: “Xây dựng môi trường văn hóa tốt đẹp, lành mạnh, phong phú ở các đơn vị cơ sở”. Mục đích của cuộc vận động là làm cho mỗi đơn vị trong Quân
đội là một môi trường thuận lợi nhất cho sự hình thành, phát triển nhân cách và phẩm chất tốt đẹp của mỗi quân nhân góp phần giáo dục, bồi dưỡng nhân cách của quân nhân cách mạng, nêu cao phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”. Cuộc vận động này được cấp ủy, chỉ huy cơ quan chính trị đơn vị cơ sở và cấp trên trực tiếp của đơn vị cơ sở quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ở các đơn vị cơ sở phát huy vai trò xung kích thu hút đượcmọi đoàn viên, thanh niên, quân nhân tích cực tham gia tôn tạo cảnh quan môi trường doanh trại, nâng cao đời sống tinh thần bộ đội.
Tháng 6-1992, Tổng cục Chính trị phối hợp với Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam đã thành lập Hội đồng Văn học để tuyển chọn các tác phẩm có chất lượng tốt phục vụ công chúng trong và ngoài Quân đội, trao thưởng và tổng kết cuộc vận động vào năm 1992.
Năm 1993, Tổng cục Chính trị ban hành Quy chế “Phòng Hồ Chí Minh trong Quân đội nhân dân Việt Nam”. Quy chế gồm 7 điều, xác định rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ và các mặt hoạt động chủ yếu của Phòng Hồ Chí Minh, góp phần tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động Phòng Hồ Chí Minh. Hoạt động Phòng Hồ Chí Minh đã có tác dụng tích cực giáo dục chính trị tư tưởng, góp phần nâng cao kiến thức chính trị, khoa học kỹ thuật, quân sự, văn hóa, văn học nghệ thuật, thẩm mỹ, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho bộ đội, xây dựng môi trường văn hóa tốt đẹp, phong phú ở đơn vị. Tháng 5-1993, Tổng cục Chính trị tổ chức Hội nghị tổng kết 3 năm (1990 - 1992) công tác bảo đảm nhu cầu trang bị kỹ thuật vật tư, sách báo và phim phục vụ đời sống tinh thần cho bộ đội.
Ngày 21-01-1995, Tổng cục Chính trị ra Chỉ thị số 23/CT Về việc tổ chức đợt hoạt động của các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp toàn quân nhân dịp kỷ niệm 20 năm giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc (30-4-1975 - 30-4-1995). Mục đích của đợt hoạt động nghệ thuật nhằm thiết thực kỷ niệm
20 năm giải phóng miền Nam. Các chương trình nghệ thuật phải có chất lượng cao về tư tưởng và nghệ thuật, gắn bó với truyền thống, đặc điểm của từng đơn vị và địa bàn đóng quân, phản ánh chân thật, sâu sắc và sinh động về cuộc chiến đấu của nhân dân ta trong chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, về vẻ đẹp và sức mạnh của “Bộ đội Cụ Hồ”. Đến tháng 12- 1995, công tác văn hóa, văn nghệ trong Quân đội đã đạt được những kết quả và thành tựu quan trọng tương đối toàn diện, có nhiều đổi mới, góp phần trực tiếp củng cố trận địa tư tưởng - văn hóa của Đảng trong Quân đội, nâng cao trình độ và bản lĩnh chính trị, trách nhiệm và ý chí chiến đấu, tình cảm
và tâm hồn của cán bộ, chiến sĩ. Nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ được triển khai với nhiều chương trình, nhiều thể loại: điện ảnh, âm nhạc, hội họa, sáng tác các tác phẩm văn học nghệ thuật; tổ chức 3 đợt liên hoan nghệ thuật quần chúng; tổ chức phát hành phim “Hoa ban đỏ”, nhiều phim về truyền thống lịch sử… Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo xét, công nhận và trao giải thưởng văn học nghệ thuật về đề tài lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng (5 năm 1 lần) đã kịp thời động viên khích lệ văn nghệ sĩ trong và ngoài quân đội viết về đề tài chiến tranh cách mạng và lực lượng vũ trang.
Ngày 05-01-1996, Bộ Quốc phòng ra Chỉ thị số 19/CT Về thực hiện
các nghị định, chỉ thị của Chính phủ về “tăng cường quản lý các hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa, đẩy mạnh bài trừ các tệ nạn xã hội nghiêm trọng”.
Toàn quân quán triệt, thực hiện nghiêm Chỉ thị, gương mẫu, kiên quyết thực hiện triệt để các nghị định và chỉ thị của Chính phủ, tiếp tục xây dựng đời sống tinh thần đạo đức và văn hóa lành mạnh trong tất cả các đơn vị, góp phần tích cực nhất của mình cùng cả nước thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bài trừ văn hóa phẩm độc hại, đồi trụy, các tệ nạn xã hội.
Công tác văn hóa, văn nghệ trong Quân đội đã “đạt được những kết quả quan trọng, tương đối toàn diện” [180, tr.2]. Triển khai thực hiện cuộc vận động xây dựng môi trường văn hóa tốt đẹp, lành mạnh, phong phú trong toàn quân có hiệu quả. Đổi mới nội dung, quy chế, tổ chức hoạt động phòng Hồ Chí Minh ở cấp tiểu đoàn và tương đương với 1.400 phòng Hồ Chí Minh. Hoạt động nghệ thuật quần chúng với hình thức phổ biến là sinh hoạt văn nghệ quần chúng cấp tiểu đoàn, đại đội được tiến hành có nền nếp, đồng thời tổ chức các đợt liên hoan, hội diễn văn nghệ từ cấp cơ sở đến toàn quân. Hoạt động của các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp, “có bước chuyển cơ bản” với 15 đơn vị nghệ thuật, Trường Văn hóa nghệ thuật quân đội phát triển thành Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật quân đội (9-1995). Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật về đề tài chiến tranh
cách mạng và lực lượng vũ trang đã thu hút hơn 2.000 tác giả trong và ngoài Quân đội với gần 6.000 tác phẩm tham gia [Phụ lục 5]. Tuy nhiên, công tác văn hóa văn nghệ “còn chưa vững chắc, chưa đồng đều, hiệu quả giáo dục còn hạn chế” [180, tr.7].