Trong Chỉ thị số 155/CT ngày 18-10-1986 của Tổng cục Chính trị có chỉ đạo cơng tác báo chí, xuất bản là: “Tăng cường giáo dục nâng cao cảnh giác, bồi dưỡng ý chí, quyết tâm nâng cao trình độ sẵn sàng chiến đấu, kiên quyết đánh bại hành động lấn chiếm của địch trên biên giới, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chiến đấu trên chiến trường Campuchia và Lào góp phần đánh bại kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt của địch” [151, tr.33]. Biện pháp chính: “Cơng tác tun truyền, báo chí, phát thanh, truyền hình,…phải nắm vững đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng, bám sát thực tiễn chiến đấu, lao động, cơng tác, tình hình tư tưởng, tâm lý bộ đội, kịp thời phân tích những sự kiện mới, điển hình tiên tiến, cổ vũ cái mới, cái tiến bộ, đấu tranh phê phán những biểu hiện lạc hậu, tiêu cực, xây dựng phong cách suy nghĩ, hành động và lối sống lành mạnh cho cán bộ, chiến sĩ, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần bộ đội” [151, tr.33].
Để xây dựng đội ngũ cán bộ làm báo trong Quân đội, ngày 15-4- 1987, Tổng cục Chính trị đã tổ chức Lớp thứ 2 đào tạo ngắn hạn cán bộ báo chí tại Trường Sĩ quan Chính trị - quân sự với quân số 26 đồng chí, thời gian đào tạo 1 năm nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển báo chí trong Qn đội. Tiếp đó, Tổng cục Chính trị đã có hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 15- CT/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VI Về tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng nhằm sử dụng tốt hơn báo chí trong cuộc đấu tranh chống tiêu cực. Hướng dẫn của Tổng cục Chính trị yêu cầu các cấp ủy
đảng, các đồng chí lãnh đạo, chỉ huy đơn vị, cơ quan chính trị, tuyên huấn, báo chí trong tồn qn tích cực hơn nữa trong việc phát hiện đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực, sai trái trên phương tiện báo chí (báo viết, báo hình, báo nói…); đồng thời hướng dẫn yêu cầu các bài báo phản ánh khách quan, chân thực, tránh tô hồng, bôi đen sự việc; cùng với việc phản ánh những vụ việc tiêu cực, kịp thời phát hiện, phổ biến nhân rộng những gương người tốt, việc tốt, những điển hình tiên tiến, đấu tranh chống lại
những quan điểm sai trái, có hại đến đường lối, quan điểm của Đảng, lợi ích của quốc gia, dân tộc.
Thực hiện Nghị quyết số 143-NQ/ĐUQSTW ngày 31-5-1988 của Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương Về tăng cường lãnh đạo của
Đảng nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của cơng tác báo chí qn đội, Bộ trưởng Bộ Quốc phịng đã ban hành Quy chế quản lý báo chí (31-
5-1988) và Quy chế quản lý xuất bản và in (23-6-1988). Trên cơ sở đó, tháng 8-1988, Cục Tuyên huấn đã hướng dẫn chuyển tạp chí của các cơ quan, đơn vị sang hình thức thơng tin, tập san lưu hành nội bộ. Hướng dẫn nêu rõ: Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm về mọi mặt các nội san, thơng tin của đơn vị, cơ quan mình. Thủ trưởng, bí thư đảng ủy, chủ nhiệm chính trị và ban biên tập cần quán triệt nghị quyết nắm vững yêu cầu, nhiệm vụ, đối tượng, chất lượng, hiệu quả của tạp chí trước đây, phân biệt ranh giới giữa thông tin khoa học, kỹ thuật nghiệp vụ nội san, tập san, xác định đúng thể loại phù hợp với nhiệm vụ, đối tượng và làm lại thủ tục xin cấp phép. Tổng biên tập các tập san, nội san có nhiệm vụ báo cáo kế hoạch xuất bản hằng tháng, quý, năm về Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị. Các cơ quan, đơn vị liên hệ chặt chẽ với Cục Tuyên huấn tiến hành các thủ tục chuyển các tạp chí sang hình thức thơng tin khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ hoặc nội san, tập san lưu hành nội bộ trong tháng 9-1988, bắt đầu thực hiện từ tháng 4-1989 và triển khai kế hoạch cơng tác báo chí của Qn đội trong năm 1989.
Đồng thời, thực hiện chủ trương của Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương, ngày 15-10-1988, Cục Tuyên huấn đã có hướng dẫn về việc chuyển xuất bản báo của các cơ quan, đơn vị sang hình thức tờ tin lưu hành nội bộ, trong đó nêu rõ: Cơ quan chính trị các qn khu, qn, binh chủng, qn đồn… chịu trách nhiệm về nội dung của tờ tin, bảo đảm đúng phương hướng cơng tác tư tưởng của Đảng, bí mật qn sự, tính chiến đấu, chân thực,
chính xác; tuân thủ đầy đủ quy chế xuất bản; có thể xuất bản định kỳ hoặc không định kỳ; nội dung tờ tin dược sử dụng tin, bài trao đổi kinh nghiệm; phát hiện gương người tốt, việc tốt, các vụ việc tiêu cực trong nội bộ đơn vị; khuôn khổ tờ tin: 18 cm x 26 cm (không quá 4 trang); biên chế xuất bản định kỳ mỗi tháng 2 số (3 - 5 người), mỗi tháng 1 số (1 - 3 người), bộ phận biên tập tờ tin do cơ quan tuyên huấn quản lý. Tờ tin được cấp vật tư, kinh phí hoạt động, được trả nhuận bút; nộp lưu chiểu về Vụ Báo chí (Ban Tun huấn Trung ương, Bộ Thơng tin) và Phịng Báo chí thơng tấn (Cục Tun huấn). Thời gian chuyển sang hình thức tờ tin nội bộ từ tháng 12-1988 [Phụ lục 6].
Ngày 26-10-1989, Tổng cục Chính trị đề nghị cấp trên phê duyệt “Quy hoạch mạng lưới báo chí, xuất bản trong lực lượng vũ trang nhân dân” [10, tr.953] quy định rõ: Hệ thống báo chí gồm có báo chí lưu hành rộng rãi và lưu hành nội bộ.
Đối với báo chí lưu hành rộng rãi:
Báo Quân đội nhân dân (ra hằng ngày) là tiếng nói của Đảng ủy Quân sự Trung ương và Bộ Quốc phòng, đồng thời cũng phản ánh tiếng nói của tồn qn và tồn dân về hai nhiệm vụ chiến lược, chủ yếu là nhiệm vụ chiến lược bảo vệ Tổ quốc, xây dựng nền quốc phịng tồn dân, xây dựng các lực lượng vũ trang nhân dân, thực hiện các chính sách hậu phương quân đội; phát hành trong các lực lượng vũ trang và Nhân dân.
Tạp chí Quốc phịng toàn dân (ra hằng tháng), là cơ quan lý luận quân sự, chính trị của Đảng ủy Quân sự Trung ương và Bộ Quốc phòng, đồng thời cũng là diễn đàn của cán bộ trong và ngoài Quân đội về lĩnh vực quân sự, chính trị theo quan điểm, đường lối của Đảng; phát hành trong các lực lượng vũ trang và nhân dân. Tạp chí Văn nghệ quân đội, là tạp chí sáng tác và phê bình văn học, nghệ thuật, là nơi quy tụ, bồi dưỡng lực lượng sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật trong quân đội; phát hành trong các lực lượng vũ trang và nhân dân.
Các tập san Khoa học kỹ thuật quân sự, Cơng nghiệp quốc phịng và kinh tế, Lịch sử quân sự, Y học quân sự, Qn sự nước ngồi, Hải qn, Phịng không, Không quân và Tập san Nghiên cứu [Phụ lục 6].
Về xuất bản:
Xuất bản chuyên nghiệp: Nhà xuất bản Quân đội nhân dân là cơ quan xuất bản của Đảng ủy Quân sự Trung ương và Bộ Quốc phòng, xuất bản chuyên ngành tổng hợp về quân sự trong hệ thống xuất bản của Đảng và Nhà nước, chịu trách nhiệm xuất bản sách phát hành rộng rãi trong Quân đội và nhân dân các sách lưu hành nội bộ Quân đội mang tính dùng chung.
Xuất bản nội bộ: Là xuất bản không chuyên, nhất thời và chỉ lưu hành nội bộ Quân đội; do các cơ quan tổng cục, cục trực thuộc Bộ Quốc phòng, các quân khu, quân chủng, binh chủng, quân đoàn, các học viện, trường sĩ quan thực hiện để phục vụ cho nhiệm vụ chiến đấu, huấn luyện và xây dựng đơn vị. Đối với hoạt động báo chí, xuất bản ở lĩnh vực đối ngoại: Ngày 15-3- 1989, Tổng cục Chính trị đã ban hành Quy định Về việc phóng viên nước ngồi đến hoạt động nghiệp vụ tại đơn vị. Để đảm bảo cơng tác giữ bí mật
nhà nước và Quân đội, Quy định của Tổng cục Chính trị nêu rõ: Chỉ cho phép phóng viên nước ngồi hoạt động nghiệp vụ trong khn khổ những nội dung đã được thơng qua Tổng cục Chính trị và được Cục Tuyên huấn giới thiệu. Các đồng chí cán bộ lãnh đạo, chỉ huy các cấp thường xuyên hướng dẫn cho cán bộ, chiến sĩ, khi tiếp xúc với phóng viên nước ngồi, phải phát ngơn đúng quan điểm, đường lối đối ngoại của Đảng và giữ bí mật quân sự, bí mật Nhà nước. Sau khi hồn thành nhiệm vụ, cơ quan chính trị các đơn vị báo cáo ngay về Tổng cục Chính trị những nội dung hoạt động và thái độ quan hệ của phóng viên nước ngồi với cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị.
Đảng bộ Quân đội đã lãnh đạo cơng tác báo chí, xuất bản bám sát và tích cực truyền bá đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước; phát hiện và góp phần phản ánh chân thực đời sống, những vấn đề cấp bách
mà xã hội quan tâm; tuyên truyền, cổ vũ cán bộ, chiến sĩ thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng nền quốc phịng tồn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân và những nhiệm vụ khác. Tuy nhiên: Báo chí Quân đội “chất lượng và hiệu quả phục vụ các đối tượng chưa cao nhất là phục vụ các đơn vị cơ sở còn thấp” [74, tr.21]. Việc tuyên truyền cho nhiệm vụ chiến lược bảo vệ Tổ quốc, đề cập đến đường lối, phương châm xây dựng nền quốc phịng tồn dân chưa được coi trọng đúng mức. Tính chỉ đạo, tính chiến đấu, tính chân thật, tính quần chúng của báo chí chưa theo kịp yêu cầu chính trị của Đảng [74, tr.21].
Kết luận chương 2
Cơng tác tư tưởng có vị trí, vai trị rất quan trọng, là lĩnh vực trọng yếu, trực tiếp xây dựng nhân tố chính trị tinh thần, góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp, bảo đảm cho Quân đội hoàn thành nhiệm vụ. Trong những năm đầu đổi mới 1986 - 1991, tình hình thế giới, trong nước có nhiều khó khăn, phức tạp tác động nhiều chiều đối với công tác tư tưởng: Sự khủng hoảng dẫn đến sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu và Liên Xô; các thế lực thù địch, đứng đầu là đế quốc Mỹ thực hiện chiến lược “diễn biến hịa bình”, bao vây, cấm vận... đã gây nhiều tác động bất lợi đến công tác tư tưởng trong Quân đội.
Thực hiện đường lối đổi mới do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đề ra, đất nước có những chuyển biến tích cực trên các mặt của đời sống xã hội, nhưng cịn nhiều khó khăn, thách thức tác động xấu đến tâm lý, tình cảm, niềm tin của quần chúng nhân dân trong đó có cán bộ, chiến sĩ trong Quân đội về con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa và công cuộc đổi mới. Nhận thức rõ những thuận lợi và khó khăn, Đảng bộ Quân đội đã bám sát tình hình, qn triệt sâu sắc đường lối chính trị, đường lối quân sự của Đảng, đề ra chủ trương lãnh đạo công tác tư tưởng tương đối toàn diện, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Quân đội trong giai đoạn mới.
Chủ trương của Đảng bộ Quân đội về công tác tư tưởng (1986 - 1991) được xác định trong các nghị quyết đã thể hiện rõ phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp, có sự chỉ đạo tồn diện, tập trung các mặt: Cơng tác giáo dục chính trị; cơng tác tun truyền, cổ động, thi đua; cơng tác văn hóa văn nghệ; cơng tác báo chí, xuất bản góp phần làm cho tồn qn kiên định mục tiêu, lý tưởng của Đảng. Tuy nhiên, cơng tác tư tưởng (1986 - 1991) cịn có những hạn chế, cần tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo tạo chuyển biến về chất lượng, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.
Chương 3