Những biến chuyển của tình hình thế giới, khu vực và trong nước

Một phần của tài liệu Đảng bộ Quân đội lãnh đạo công tác tư tưởng từ năm 1986 đến năm 1996 (Trang 79 - 82)

Tình hình thế giới, khu vực

Sự khủng hoảng, tan rã của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa do Liên Xơ đứng đầu tạo nên cơn địa chấn chính trị trên thế giới.

Sự tan rã của Liên bang Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Xơviết (12-1991), chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sụp đổ tạo nên cơn chấn động chính trị trên thế giới đã làm cho phong trào giải phóng dân tộc và phong trào cơng nhân ở các nước tư bản chững lại, chủ nghĩa đế quốc, nhất là đế quốc Mỹ chuyển sang phản kích lại chủ nghĩa xã hội và phong trào cách mạng, cục diện chính trị thế giới thay đổi. Sự sụp đổ của mơ hình xã hội chủ nghĩa xơviết dẫn tới sự hồi nghi về hệ thống lý luận; sự điều chỉnh để thích nghi của chủ nghĩa tư bản và những thành quả của sự điều chỉnh đó tạo ra sự ngộ nhận về bản chất của chủ nghĩa tư bản trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, chiến sĩ trong Quân đội. Cùng với đó, nguồn viện trợ từ Liên Xơ và các nước xã hội chủ nghĩa cả về vật chất, tinh thần lẫn chính sách đối ngoại dành cho Việt Nam khơng cịn, đã tác động mạnh mẽ, gây hoang mang trong tư tưởng, niềm tin của cán bộ, chiến sĩ trong Quân đội.

Các thế lực thù địch ra sức thực hiện chiến lược “diễn biến hịa bình” kết hợp với bạo loạn lật đổ, chống phá cách mạng Việt Nam.

Các thế lực thù địch thực hiện âm mưu “diễn biến hồ bình”, kích động việc thực hiện “đa ngun” chính trị, “đa đảng”, xố bỏ sự lãnh đạo của Đảng, truyền bá tư tưởng, văn hoá đồi trụy, độc hại, đưa lực lượng gián điệp, biệt kích vào phá hoại nước ta; câu kết với bọn phản động, các phần tử cơ hội,

bất mãn trong nước tăng cường hoạt động hòng lật đổ chế độ. Nhiệm vụ bảo vệ đất nước cịn nặng nề. Lĩnh vực chính trị, tư tưởng là hướng tấn công nguy hiểm của các thế lực thù địch hòng làm cho cán bộ, chiến sĩ trong quân đội mơ hồ về ý thức hệ, mất mục tiêu, phương hướng chính trị, chuyển hóa sang hệ tư tưởng tư sản. Trong khi đó, cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản, giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa thực dân mới, giữa xu thế hịa bình và các thế lực hiếu chiến vẫn diễn ra gay gắt và diễn biến phức tạp.

Sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học công nghệ tạo ra xu thế mới trên thế giới, tơn trọng sự khác nhau về thể chế chính trị giữa các nước, vừa hợp tác vừa đấu tranh.

Cuộc cách mạng khoa học và cơng nghệ trên phạm vi tồn cầu tiếp tục phát triển mạnh mẽ, tạo ra sự phát triển nhanh chóng cho những quốc gia tận dụng được thành tựu đó. Đối với các nước chậm phát triển, có nền khoa học cơng nghệ thấp kém, dẫn đến khả năng ngày càng tụt hậu xa hơn về kinh tế. Sự phát triển của khoa học và công nghệ, nhất là các ngành mũi nhọn, sự ra đời của vũ khí cơng nghệ cao đã tác động một cách sâu sắc đến lĩnh vực quân sự, quốc phòng trên các lĩnh vực như: Chiến lược quân sự, nghệ thuật quân sự, chiến thuật, kỹ thuật quân sự, về phương thức tiến hành chiến tranh. Việt Nam là một trong những quốc gia có trình độ khoa học cơng nghệ cịn thấp, đây là một thách thức không nhỏ đặt ra đối với hoạt động quân sự, quốc phòng bảo vệ Tổ quốc.

Từ những năm 90 của thế kỷ XX, xu thế toàn cầu hóa kinh tế và giao lưu, hội nhập quốc tế phát triển mạnh mẽ. Đây là cơ hội để nước ta tạo ra thế và lực mới trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhưng cũng sẽ gặp phải những khó khăn, thách thức cho sự phát triển đất nước và nhiệm vụ quốc phịng. Đó là sự cạnh tranh, chèn ép về kinh tế; sự xâm nhập các tiêu cực của tư tưởng, văn hóa ngoại lai; can thiệp vào cơng việc nội bộ; áp lực về quân sự, quốc phòng; hoạt động gián điệp chống phá... Đây là những vấn đề thực tiễn đặt ra, cách mạng và cần có chủ trương, giải pháp phịng, chống hiệu quả.

Tình hình khu vực châu Á - Thái Bình Dương diễn biến phức tạp; do mưu đồ chiến lược mở rộng ảnh hưởng của các nước lớn và sự tranh chấp biên giới, biển đảo giữa các nước trong khu vực, luôn tiềm ẩn những yếu tố gây mất ổn định. Các hoạt động với mưu đồ tranh chấp, xâm phạm chủ quyền biển, đảo, khai thác tài nguyên ở Biển Đông, khu vực quần đảo Trường Sa và thềm lục địa thuộc chủ quyền Việt Nam có sự gia tăng, diễn ra thường xun.

Tình hình trong nước

Cơng cuộc đổi mới qua 5 năm thực hiện đã có định hướng đúng và giành được những thành tựu bước đầu rất quan trọng, đất nước từng bước vượt qua khó khăn nhưng chưa ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, đây là yếu tố quan trọng nhất tác động đến cơng tác tư tưởng của Đảng nói chung và cơng tác tư tưởng trong quân đội nói riêng.

Cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội ở nước ta đến năm 1994 đã bước đầu được khắc phục, kinh tế - xã hội dần ổn định; mức lạm phát giảm dần từ 67,1% năm 1991 xuống 12,7% năm 1995; “nhịp độ tăng trưởng kinh tế từ năm 1991 đến năm 1995 bình quân hằng năm đạt 8,2%” [60, tr.10]. Nhờ đó, đời sống vật chất và tinh thần của phần lớn nhân dân được cải thiện; lòng tin của nhân dân vào chế độ xã hội chủ nghĩa, vào tiền đồ đất nước, vào Đảng và Nhà nước được nâng lên. Tuy nhiên, một số mặt của đời sống kinh tế - xã hội còn chưa vững chắc. Những thành tựu quan trọng qua 10 năm thực hiện công cuộc đổi mới có tác động mạnh mẽ đến cơng tác tư tưởng, là cơ sở thuận lợi để Đảng lãnh đạo quân và dân ta thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quân sự, quốc phịng.

Từ năm 1991 đến năm 1996, cơng cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở nước ta trong trạng thái hịa bình, tuy nhiên độc lập, chủ quyền, an ninh biên giới, biển, đảo vẫn thường xuyên bị đe dọa và xâm phạm. Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đẩy mạnh thực hiện chiến lược “diễn biến hịa bình”, bạo loạn lật đổ nhằm xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Xuất phát từ tình hình thế giới, khu vực và trong nước, từ yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, từ đường lối chính trị, đường lối quân sự của Đảng, đặt ra yêu cầu phải xây dựng đảng bộ các cấp trong Đảng bộ Quân đội thường xuyên vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức để lãnh đạo toàn quân thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quân sự, quốc phòng theo tinh thần đổi mối tư duy của Đảng.

Một phần của tài liệu Đảng bộ Quân đội lãnh đạo công tác tư tưởng từ năm 1986 đến năm 1996 (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(200 trang)
w