Chỉ thị số 155/CT-CT ngày 18-10-1986 của Tổng cục Chính trị Về những
vấn đề chủ yếu về cơng tác đảng, cơng tác chính trị trong lực lượng vũ trang năm 1987 nêu rõ: “Cơng tác văn hóa, nghệ thuật phải nắm vững đường lối, quan
điểm, chủ trương của Đảng, bám sát thực tiễn chiến đấu lao động, cơng tác, tình hình tư tưởng, tâm lý bộ đội” [151, tr.6]. Trong cơng tác văn hóa, văn nghệ cần chú trọng phát hiện nhân tố tích cực mới, điển hình tiên tiến, cổ vũ cái mới, cái tiến bộ, đồng thời đấu tranh phê phán những biểu hiện lạc hậu, tiêu cực. Cơng tác văn hóa, văn nghệ góp phần định hướng, xây dựng phong cách, suy nghĩ, hành động và lối sống cho cán bộ, chiến sĩ, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần bộ đội. Các tổ chức văn hóa nghệ thuật phát huy chức năng của mình phục vụ cho quán triệt đường lối, quan điểm nhiệm vụ quân sự của Đảng, nhiệm vụ của quân đội, yêu cầu xây dựng quân đội về chính trị và phục vụ hoạt động văn hóa tinh thần bộ đội ở cơ sở.
Tháng 01-1987, Cục Tuyên huấn ban hành Kế hoạch số 09/KH-TH Về
cơng tác văn hóa văn nghệ 1987 - 1990. Nội dung kế hoạch nêu rõ những
việc cần tập trung làm tốt trên cả ba mặt: “Văn hóa văn nghệ, văn hóa quần chúng, phát hành phim và quản lý chiếu bóng” [16, tr.3]. Trong đó, Cục Tuyên huấn có nhiệm vụ nghiên cứu đề xuất những vấn đề cơ bản và có tính chất tổng thể cơng tác văn hóa văn nghệ trong quân đội; theo dõi giúp đỡ các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp toàn quân hoạt động. Tổ chức những hoạt động sáng tác có kế hoạch, có đầu tư nhằm mục đích tạo ra những sản phẩm văn hóa nghệ thuật có chất lượng cao, đạt những thành tựu lớn trong sáng tạo. Toàn quân tổ chức hội diễn ca múa nhạc, sân khấu chuyên nghiệp lần thứ ba nhân dịp kỷ niệm những ngày lễ lớn trong năm 1989 - 1990. Quy họach đội ngũ văn hóa văn nghệ quân đội trong 5 năm, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ văn
hóa văn nghệ. Hồn thành cơ bản việc đưa giáo dục thẩm mĩ vào quân đội. Tổ chức nghiên cứu và biên soạn những sản phẩm văn hóa văn nghệ, những cơng trình tổng kết khoa học về văn hóa nghệ thuật về đề tài lực lượng vũ trang.
Về cơng tác văn hóa quần chúng: Tập trung xây dựng tổ chức và chỉ đạo các hoạt động nhằm nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho bộ đội; xây dựng và đổi mới hoạt động của các nhà văn hóa, câu lạc bộ; tổ chức hoạt động sáng tác và bồi dưỡng nòng cốt cho cơ sở; tổ chức hội diễn nghệ thuật quần chúng toàn quân vào năm 1989; tổ chức thể nghiệm liên kết văn hóa và kinh tế văn hóa; có quy hoạch đội ngũ để tổ chức đào tạo, sử dụng cán bộ hợp lý.
Đầu tháng 02-1988, Tổng cục Chính trị tổ chức Hội thảo về văn hóa quần chúng, thư viện, bảo tàng truyền thống trong lực lượng vũ trang. Các tham luận tại Hội thảo khẳng định sự lớn mạnh và phát triển của hệ thống bảo tàng, ý nghĩa văn hóa, giáo dục của hệ thống bảo tàng trong Quân đội, có nhiều cố gắng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới. Ngày 28-02-1988, Tổng cục Chính trị ban hành Quy định tiêu chuẩn sách báo
giai đoạn 1988 - 1990 trong Quân đội và bắt đầu thực hiện ngay từ năm 1988. Nội dung Quy định đã đề cập rõ về tiêu chuẩn sách, tiêu chuẩn báo hằng tháng đối với từng loại báo, tạp chí, cụ thể với từng đối tượng [Phụ lục 6].
Về hoạt động chiếu phim phục vụ nhu cầu văn hóa văn nghệ của bộ đội, ngày 12-01-1990 Tổng cục Chính trị đã ban hành Quy chế phát hành và
tổ chức chiếu phim băng hình trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Hoạt động
chiếu phim băng hình trong tồn qn được thực hiện theo nguyên tắc:
Thứ nhất, phim nhựa và băng hình video cassette là một phương tiện
thơng tin đại chúng có tác dụng phổ biến các giá trị văn hóa nghệ thuật rộng rãi, nhanh chóng, kịp thời. Các đơn vị được sử dụng máy chiếu phim và video cassette nhằm đáp ứng nhu cầu văn hóa ngày càng cao của bộ đội, qua đó góp phần giáo dục chính trị tư tưởng, nhu cầu thẩm mĩ trong Quân đội.
Thứ hai, hoạt động chiếu phim và băng nhựa video trong Quân đội phải
nhằm mục đích phục vụ sinh hoạt văn hóa tinh thần lành mạnh, bổ ích. Các đơn vị liên đội điện ảnh thuộc các quân khu, qn chủng, qn đồn, các nhà văn hóa, các câu lạc bộ trong Quân đội… có máy chiếu phim và video cassette phải đăng ký với Sở Văn hóa Thơng tin, Công ty Điện ảnh của địa phương và Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị cấp giấy phép mới được sử dụng.
Thứ ba, cấm tàng trữ, sản xuất, phát hành và chiếu các phim, băng hình
ngồi quy định có nội dung phản động, đồi trụy, kích thích bạo lực, tình dục, ảnh hưởng độc hại đến nếp sống văn tốt đẹp, lành mạnh của dân tộc.
Về phân cấp quản lý hoạt động chiếu phim và sản xuất băng hình trong quân đội:
Cục Tuyên huấn là cơ quan duy nhất được phát hành phim và băng hình cho các đơn vị quân đội theo danh mục quy định của Bộ Văn hóa và Tổng cục Chính trị. Nghiêm cấm mọi cá nhân, tổ chức trong quân đội phát hành phim và băng hình ngồi quy định dưới bất kỳ hình thức nào. Cơ quan chính trị đơn vị các cấp trong quân đội có trách nhiệm quản lý toàn diện việc tổ chức hoạt động chiếu phim, băng hình của đơn vị mình.
Ngày 15-10-1990, Tổng cục Chính trị phê duyệt Đề án số 78/ĐA-TH
Về tổ chức lại các đồn nghệ thuật trong Qn đội. Trong đó, xác định chức
năng và nhiệm vụ cơ bản của các đoàn nghệ thuật trong quân đội: “Các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp nằm trong hệ thống tổ chức các cơ quan cơng tác đảng, cơng tác chính trị trong các đơn vị Quân đội” [20, tr.17]. Các đồn nghệ thuật của qn đội có chức năng hoạt động biểu diễn và sáng tạo nghệ thuật (ca múa nhạc và sân khấu) nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần, nâng cao trình độ văn hóa thẩm mỹ, góp phần giáo dục tồn diện tư tưởng, tình cảm, đạo đức cho cán bộ, chiến sĩ, đồng thời thông qua hoạt động của mình góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh để xây dựng và phát triển nghệ thuật ca múa nhạc và sân khấu cách mạng của đất nước.
Với những chỉ đạo của Đảng bộ Qn đội, cơng tác văn hóa, văn nghệ (1986 - 1991) dần bám sát nhiệm vụ cách mạng, nhiệm vụ của Quân đội và nhiệm vụ của đơn vị, quán triệt và vận dụng đúng đắn những quan điểm cơ bản của Đảng về văn hóa, văn nghệ, phục vụ đạt chất lượng, hiệu quả cao nhất cho cán bộ, chiến sĩ trong các đơn vị và nhân dân trên địa bàn đóng quân; nhất là là các đơn vị ở tuyến trước, biên giới, rừng núi, hải đảo, những nơi có nhiều khó khăn, gian khổ. Trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ ln lấy đề tài trung tâm là cuộc sống chiến đấu, huấn luyện và xây dựng theo gương “Bộ đội Cụ Hồ” đồng thời có thể mở rộng và khai thác các đề tài khác phù hợp; xây dựng các chương trình biểu diễn có chất lượng tư tưởng và nghệ thuật tương đối cao, có tác dụng tích cực bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, đạo đức và năng lực thẩm mĩ, góp phần trực tiếp xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa trong Quân đội. Văn hóa, văn nghệ bám sát đơn vị cơ sở, bám sát địa bàn đóng quân, thường xuyên xây dựng phát triển văn hóa, nghệ thuật quần chúng cơ sở tạo nên sự gắn bó mật thiết và hỗ trợ lẫn nhau giữa đội ngũ nghệ thuật chuyên nghiệp và lực lượng nghệ thuật quần chúng của đơn vị. Xây dựng nội bộ đơn vị và tổ chức cơ sở Đảng đoàn kết, trong sạch, vững mạnh, giữ vững và phát huy truyền thống nghệ sĩ, chiến sĩ trong mọi hoạt động, trong cuộc sống và sinh hoạt của mỗi người. Tuy nhiên, “tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ chưa phong phú, đa dạng; việc phát huy vai trị văn hóa, văn nghệ trong tuyên truyền đường lối đổi mới của Đảng, kiên quyết đấu tranh chống những khuynh hướng lệch lạc, phản động, thương mại hóa chưa cao” [80, tr.13]. Cần có những chỉ đạo tăng cường cơng tác văn hóa, văn nghệ nhất là ở cơ sở, văn hóa, văn nghệ quần chúng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu hưởng thụ văn hóa của bộ đội, góp phần tuyên truyền, giáo dục đường lối, chủ trương của Đảng, ý thức chấp hành nghiêm pháp luật, kỷ luật quân đội của cán bộ, chiến sĩ.