Tình hình cơng tác tư tưởng trong Quân đội trước năm

Một phần của tài liệu Đảng bộ Quân đội lãnh đạo công tác tư tưởng từ năm 1986 đến năm 1996 (Trang 38 - 41)

Những thành tựu cơ bản

Cơng tác giáo dục chính trị được cấp ủy, chỉ huy các cấp quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện tương đối nghiêm túc. Cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân trước hết là cán bộ cao cấp, trung cấp có nhận thức, nhất trí với chủ trương đường lối của Đảng nhất là đối với chủ trương xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, chuyển sang hạch toán kinh tế, kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Cùng với các mặt công tác khác, cơng tác giáo dục chính trị “đã củng cố được lịng tin, nâng cao trách nhiệm và quyết tâm thực hiện đường lối chủ trương của Đảng và nhiệm vụ của quân đội” [67, tr.104].

Công tác tuyên truyền, cổ động, thi đua được củng cố, dần đi vào nền nếp, gắn chặt với thực tiễn đấu tranh cách mạng, phục vụ đắc lực cho nhiệm vụ chính trị của quân đội. Cán bộ, chiến sĩ xác định được trách

nhiệm, khắc phục khó khăn, dũng cảm chiến đấu, chấp hành tốt nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế và các nhiệm vụ khác. Đội ngũ báo

cáo viên, tuyên truyền viên từng bước được củng cố, xây dựng đủ khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Công tác thi đua được tăng cường hơn, đa số cán bộ, chiến sĩ xác định được trách nhiệm, hoàn thành nhiệm vụ, nhiều cán bộ, đảng viên, chiến sĩ đã phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ ở mức khá, tốt. Lực lượng chuyên gia và bộ đội tình nguyện “đã kiên trì giúp bạn ngày càng tiến bộ cả về tinh thần trách nhiệm, quan điểm và phương pháp công tác, được lãnh đạo bạn tin cậy, nhân dân nước bạn quý mến” [67, tr.104].

Cơng tác văn hóa, văn nghệ có nhiều hoạt động sôi nổi, phong phú, bám sát các sự kiện chính trị của đất nước. Nổi bật là hoạt động hội diễn nghệ thuật quần chúng chào mừng 30 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7- 5-1954 - 7-5-1984), 40 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2-9-1945 - 2-9-1985) tại các khu vực do các cơ quan, đơn vị đăng cai như: Bộ Tổng tham mưu (Hà Nội), các Quân khu: 1, 5, 7; Học viện Qn y. Có 47 đồn nghệ thuật, 1500 diễn viên tham gia. Hoạt động văn hóa, văn nghệ đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thưởng thức các giá trị văn hóa tinh thần, góp phần nâng cao trình độ nhận thức, bản lĩnh chính trị, phẩm chất, nhân cách của cán bộ, chiến sĩ. Đồng thời đẩy lùi những quan điểm sai trái, phủ định thành tựu cách mạng, phủ định văn học nghệ thuật cách mạng, chống lại xu hướng thương mại hóa, ngăn ngừa sự xâm nhập của các ấn phẩm độc hại, phản động.

Cơng tác báo chí, xuất bản đã bám sát thực tiễn, góp phần tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Hoạt động báo chí đã kịp thời phản ánh những sự kiện quan trọng trong đời sống chính trị của Đảng, Nhà nước, Quân đội đến cán bộ, chiến sĩ; định hướng dư luận, hướng dẫn hành động cách mạng, đồng thời làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần cho cán bộ, chiến sĩ. Cơng tác tư tưởng góp phần “nâng cao thêm trình độ nhận thức về đường lối, quan điểm của Đảng, tính ngun tắc, ý thức tơn trọng sự lãnh đạo của Đảng cho đội ngũ đảng viên, quần chúng trong Quân đội” [67, tr.39].

Hạn chế và thách thức

Trong cán bộ, chiến sĩ có hiện tượng “băn khoăn lo lắng về đời sống, về hậu phương gia đình, thiếu gắn bó với Quân đội trở nên phổ biến; nhiều cán bộ, đảng viên thiếu kiên định vững vàng trước tình hình khó khăn, phức tạp của đất nước, một số ít bị dao động, có quan điểm lệch lạc” [68, tr.11]. “Một bộ phận khá đông cán bộ, đảng viên, chiến sĩ trong đó có cả cán bộ cao cấp, trung cấp nhận thức chưa sâu, chưa đúng về thời kỳ quá độ ở nước ta” [68, tr.14] thiếu tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng, một số có tâm trạng bi quan, hoài nghi về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và công cuộc đổi mới của Việt Nam. Cán bộ, sĩ quan nhiều người nảy sinh tâm lý thiếu an tâm phục vụ lâu dài trong quân đội.

Một bộ phận cán bộ, đảng viên, chiến sĩ có biểu hiện “giảm sút về ý chí chiến đấu, về tư tưởng trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật” [68, tr.15]. Tình trạng chấp hành kỷ luật yếu kém kéo dài, tỷ lệ vi phạm kỷ luật ở mức cao, nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng. Trong quan hệ cán - binh có hiện tượng “quân phiệt, thiếu trách nhiệm và trịch thượng đối với cấp dưới và chiến sĩ, dẫn đến những vụ việc nghiêm trọng (đánh đập chiến sĩ, bắn đồng đội, tự sát, tự thương…)” [68, tr.15]. Trong 5 năm (1981 - 1985), “tỷ lệ vi phạm kỷ luật trung bình lên tới 7%/ năm, có 900 vụ bắn, giết người, 600 vụ tự sát; 675 vụ với 860 qn nhân trốn ra nước ngồi. Có 6,4 vạn đảng viên vi phạm kỷ luật chiếm khoảng 4% tổng số đảng viên hằng năm, trong đó phải xử lý kỷ luật trên 2,5 vạn, riêng xử lý bằng hình thức khai trừ 6.100 đảng viên có 12 cán bộ cao cấp, 972 cán bộ trung cấp” [67, tr.103].

Về nhận thức của cán bộ, đảng viên, chiến sĩ đối với âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch. Nhiều cán bộ, chiến sĩ nhận thức còn hạn chế, chưa đề cao cảnh giác với âm mưu, thủ đoạn của địch, “có biểu hiện kém cảnh giác, dẫn đến những sơ hở trong sẵn sàng chiến đấu, trong giữ bí mật quốc phịng, trong bảo vệ con người và cơ sở vật chất kỹ thuật” [67, tr.104].

Những hạn chế trên có nguyên nhân do tác động của điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, cơ chế chính sách chậm được đổi mới; sự tấn công phá hoại nhiều mặt của kẻ thù... Song cơ bản là do các nguyên nhân chủ quan: Cơng tác giáo dục chính trị, lãnh đạo tư tưởng thiếu nhạy cảm; chưa có biện pháp lãnh đạo kịp thời làm chuyển biến nhận thức, tư tưởng, tâm lý bộ đội phù hợp; “việc giáo dục để giữ vững và phát huy bản chất giai cấp công nhân và truyền thống vẻ vang của Quân đội còn hạn chế” [67, tr.98]. Chấp hành đường lối, nguyên tắc kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước, điều lệnh của Quân đội ở một số đơn vị chưa được chú trọng. Có biểu hiện xem nhẹ cơng tác tư tưởng, coi nhẹ bồi dưỡng lập trường và ý chí chiến đấu, phẩm chất, đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên, chiến sĩ. Trong lãnh đạo, nhiều cấp ủy quan liêu, khơng sát cấp dưới, một số ít cán bộ độc đốn, quân phiệt, thiếu dân chủ, ít chú ý lắng nghe ý kiến của quần chúng... “Nhiều chủ trương không được quán triệt thấu suốt đến cơ sở nên thực hiện không triệt để, chất lượng giáo dục chưa cao hiệu lực kém, khơng đủ sức làm chuyển biến tình hình” [67, tr.102].

Những thành tựu của cơng tác tư tưởng đã góp phần trực tiếp xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của quân đội, đồng thời là nền tảng để Đảng bộ Quân đội xác định chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo công tác tư tưởng đúng đắn. Những hạn chế và thách thức đã ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thực hiện nhiệm vụ chính trị của các đơn vị và yêu cầu nhiệm vụ xây dựng Quân đội, địi hỏi cần có chủ trương lãnh đạo kịp thời.

Một phần của tài liệu Đảng bộ Quân đội lãnh đạo công tác tư tưởng từ năm 1986 đến năm 1996 (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(200 trang)
w