Tình hình thế giới, khu vực và trong nước

Một phần của tài liệu Đảng bộ Quân đội lãnh đạo công tác tư tưởng từ năm 1986 đến năm 1996 (Trang 31 - 38)

Tình hình thế giới và khu vực

Cuộc khủng hoảng của các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xơ làm biến đổi cục diện chính trị thế giới. Sau Cách mạng Tháng Mười Nga,

Liên Xô đã xây dựng được một nền kinh tế phát triển, một chế độ chính trị tiến bộ và một nền quốc phịng mạnh để đánh thắng chủ nghĩa phátxít, cứu lồi người khỏi thảm hoạ nô dịch, đưa tới sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới, thúc đẩy phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào đấu tranh giành độc lập ở hàng loạt nước. Tuy nhiên, từ những sai lầm, nóng vội trong cải tạo xã hội chủ nghĩa; quan niệm máy móc về sở hữu; duy trì q lâu cơ chế quản lý tập trung, hành chính, mệnh lệnh và bao cấp; phủ nhận hoặc coi nhẹ kinh tế hàng hóa; hệ thống chính trị tập trung quan liêu làm suy yếu nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và mối liên hệ giữa Đảng với nhân dân... đã tích tụ thành những nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự trì trệ, khủng hoảng của các nước xã hội chủ nghĩa từ những năm 70 của thế kỷ XX. Để khắc phục, các nước xã hội chủ nghĩa đã tiến hành cải tổ, cải cách. Đây là đòi hỏi khách quan để phát triển. Song, những sai lầm nghiêm trọng trong cải tổ, cải cách của các Đảng Cộng sản và những người lãnh đạo của các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô là nguyên nhân trực tiếp khiến tình trạng khủng hoảng càng trở nên trầm trọng. Lịch sử càng lùi xa càng chứng tỏ, sự khủng hoảng của các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô bắt nguồn từ hàng loạt những sai lầm nghiêm trọng là “xa rời hoặc từ bỏ những tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin” [51, tr.77]. Từ chủ trương từ bỏ chủ nghĩa xã hội, từ bỏ vai trị lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xơ, cuộc “cải tổ” đã đưa

các nhà lãnh đạo Liên Xô trượt dần sang con đường tư bản chủ nghĩa. Sự biến chất của Đảng Cộng sản Liên Xô đã làm mất phương hướng chính trị của quân đội; phủ nhận sạch trơn lịch sử tạo nên sự hẫng hụt lớn trong ý thức chính trị của đội ngũ sĩ quan và binh lính; trong qn đội Xơviết bị phân hóa, xung đột giữa các cấp chỉ huy và binh sĩ, mất đoàn kết trong từng đơn vị và sức mạnh của quân đội bị vơ hiệu hóa... Cuộc khủng hoảng của các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô đã tác động tiêu cực, gây ra những khó khăn cho cơng tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam và càng khó khăn hơn cho cơng tác tư tưởng trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Đây là yếu tố tác động bất lợi nhất đến công tác tư tưởng trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

Sự tác động mạnh mẽ của cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại đến Việt Nam và công tác tư tưởng trong Quân đội. Cuộc cách mạng khoa học

- công nghệ là bước nhảy vọt mới cả về tính chất, trình độ, cơ cấu của lực lượng sản xuất. Một trong những nguyên nhân quan trọng của sự sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đơng Âu và Liên Xơ chính là đã khơng tận dụng và phát triển được cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại vào cuối thế kỷ XX. Bước vào công cuộc đổi mới, Việt Nam đã ứng dụng nhiều thành tựu của cách mạng khoa học - công nghệ để xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Trong khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu và Liên Xô lâm vào khủng hoảng, tan rã thì các nước tư bản chủ nghĩa đứng đầu là Mỹ đã tận dụng những thành quả của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, đồng thời có sự điều chỉnh thích nghi, phát triển dần trở thành siêu cường chi phối thế giới về khoa học, công nghệ, vốn đầu tư. Tuy nhiên, chủ nghĩa tư bản vẫn khơng khắc phục được các mâu thuẫn vốn có của nó, mâu thuẫn giữa các nước tư bản đang phát triển với các nước tư bản phát triển, khoảng cách giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển ngày càng xa. Cuộc đấu tranh giai cấp, cuộc đấu tranh giành độc lập, chủ quyền, dân tộc, thốt khỏi nghèo đói, bất bình đẳng, nơ dịch và bóc lột vẫn diễn ra gay gắt, là một động lực to lớn của cách mạng thế giới.

Sự phát triển, cạnh tranh của các nước ở châu Á - Thái Bình Dương và trong khu vực Đơng Nam Á. Châu Á - Thái Bình Dương và khu vực Đơng

Nam Á trở thành khu vực phát triển kinh tế năng động nhất so với các khu vực khác trên thế giới; nhịp độ phát triển kinh tế bình quân hằng năm trong suốt các thập kỷ 80 và thập kỷ 90 đạt 4% trở lên trong khi thế giới là 1,4%. Nhật Bản đã phát triển vươn lên trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sau Mỹ. Các nước lớn đều coi khu vực này có tầm quan trọng chiến lược. Tuy nhiên, đây cũng là khu vực tồn tại nhiều mâu thuẫn và nhiều nhân tố có thể gây mất ổn định. Nhất là, cạnh tranh kinh tế, tranh giành ảnh hưởng chính trị; mâu thuẫn giữa các thế lực đế quốc, phản động với các nước xã hội chủ nghĩa trong khu vực; mâu thuẫn giữa các nước độc lập với chính sách và ý đồ bành trướng của Trung Quốc; tình hình phức tạp ở Campuchia. Đối với ASEAN, thời điểm này có 6 nước: Inđơnêxia, Malaixia, Philippin, Xingapo, Thái Lan và Brunây chưa có quan hệ hợp tác với Việt Nam. Tuy nhiên, trước tình hình thế giới thay đổi, các nước ASEAN có sự điều chỉnh, đã thỏa thuận lập khu vực tự do thương mại ASEAN, chuyển hướng hoạt động từ hợp tác chính trị - ngoại giao sang chính sách hợp tác kinh tế là chính. ASEAN có tiềm năng khá lớn về nhiều mặt như: đất đai, khí hậu phù hợp phát triển nơng nghiệp, có nhiều khống sản với trữ lương lớn, đường biển thuận lợi, nhân lực dồi dào. Từ những năm 80, ASEAN thực sự có bước phát triển mới, tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm trung bình đạt 7% cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực (3 - 5%). Việt Nam có biên giới với nhiều nước ASEAN, cần xây dựng các quan hệ hữu nghị, hợp tác.

Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động, thù địch tiến hành chiến lược chống phá, ngăn chặn các nước xã hội chủ nghĩa.

Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động, thù địch đứng đầu là đế quốc Mỹ thực hiện chiến lược “diễn biến hịa bình”, tăng cường viện trợ cho các nước đồng minh của Mỹ, câu kết với các thế lực phản động, thù địch chạy đua vũ trang, chĩa mũi nhọn chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa,

làm cho tình hình thế giới ngày càng căng thẳng và phức tạp. Trong chiến lược “diễn biến hịa bình”, cách mạng Việt Nam đã trở thành một trong những trọng điểm chống phá. Đế quốc Mỹ đã thực hiện cấm vận, bao vây, cô lập Việt Nam trên trường quốc tế; tăng cường các hoạt động lơi kéo, kích động bọn phản động trong nước cấu kết với các tổ chức phản động, lưu vong ở nước ngoài; lợi dụng tơn giáo, dân tộc, khiêu khích, kích động, chống phá cách mạng Việt Nam; ra sức chia rẽ Việt Nam với Lào, Campuchia, lợi dụng địa bàn một số nước trong khu vực để chống Việt Nam, cản trở quan hệ Việt Nam với Trung Quốc, gia tăng áp lực chính trị, ngoại giao, xác định phương châm hàng đầu là chống phá về chính trị tư tưởng, ra sức xuyên tạc, phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng, tiến tới xóa bỏ vai trị lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, vơ hiệu hóa Qn đội nhân dân Việt Nam.

Trước tình hình đó, đặt ra trọng trách đối với cơng tác tư tưởng trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Lãnh đạo, chỉ đạo cơng tác tư tưởng góp phần trực tiếp làm cho quân đội luôn tuyệt đối trung thành với mục tiêu, lý tưởng của Đảng, kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; giữ vững bản chất giai cấp công nhân, truyền thống tốt đẹp, đồn kết, gắn bó máu thịt với nhân dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh, hồn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ vì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Tình hình trong nước

Cơng cuộc đổi mới đạt được những thành tựu bước đầu rất quan trọng, tạo ra những thuận lợi trong công tác tư tưởng.

Về kinh tế đã đạt được những tiến bộ rõ rệt trong thực hiện các mục tiêu của ba chương trình kinh tế lớn. Tình hình lương thực - thực phẩm có chuyển biến tốt, từ chỗ thiếu ăn triền miên, phải nhập hơn 45 vạn tấn gạo năm 1988, đã vươn lên đáp ứng được nhu cầu trong nước, có dự trữ và xuất khẩu; hàng hố trên thị trường, nhất là hàng tiêu dùng, dồi dào, đa dạng và lưu thông tương đối thuận lợi. Kinh tế đối ngoại phát triển nhanh, mở rộng hơn trước góp

phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội. Nổi bật như: “Kim ngạch xuất khẩu tăng từ 439 triệu rúp và 384 triệu đôla năm 1986, lên 1019 triệu rúp và 1170 triệu đôla năm 1990. Từ năm 1989 có thêm các mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn như gạo, dầu thô và một số mặt hàng mới khác” [55, tr.19]. Bước đầu hình thành nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. “Đã kiềm chế được một bước đà lạm phát… Chỉ số tăng giá bình quân hằng tháng của thị trường xã hội năm 1986 là 20%, năm 1987 là 10%, năm 1988 là 14%, thì năm 1989 là 2,5% và năm 1990 là 4,4%” [55, tr.27]. Bước đầu phát huy vai trò động lực, nghiên cứu, ứng dụng, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.

Đời sống của một bộ phận nhân dân được ổn định hơn và bước đầu được cải thiện. Giáo dục và đào tạo có một số tiến bộ, từng bước đa dạng hố loại hình

giáo dục, đào tạo, dân chủ hố quản lý nhà trường, tăng cường liên kết nhà trường với xã hội; số lượng học sinh, sinh viên 15 triệu, chiếm gần 1/4 dân số. Hoạt động văn hoá, văn nghệ phong phú, đa dạng hơn về nội dung, hình thức và thể loại.

Cơng tác qn sự, quốc phịng đã có những đổi mới quan trọng. Đã

chấn chỉnh một bước cơ bản tổ chức biên chế lực lượng vũ trang, giảm được hơn 60 vạn quân thường trực; lực lượng dự bị động viên và dân quân tự vệ được chú ý xây dựng và nâng cao chất lượng. Quân đội được chú trọng nâng cao chất lượng tổng hợp, trước hết về chính trị, kiên định mục tiêu, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, chấp hành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Khắc phục nhiều khó khăn để bảo đảm đời sống và chính sách đối với bộ đội. Đã thực hiện tốt nghĩa vụ quốc tế đối với Lào và Campuchia, rút hết quân tình nguyện ở Campuchia về nước trước thời hạn dự kiến.

Công tác bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an tồn xã hội có những đổi mới quan trọng, góp phần giữ vững an ninh chính trị - xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho công cuộc đổi mới. Phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc được khơi phục và phát triển, phịng ngừa và tấn công tội phạm. Đấu

tranh kiên quyết chống âm mưu “diễn biến hồ bình”, ngăn chặn các hoạt động gián điệp, biệt kích, bảo vệ nội bộ, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới, trừng trị bọn tội phạm hình sự, giữ gìn an ninh trật tự xã hội.

Công tác đối ngoại thực hiện thắng lợi phương hướng giữ vững hồ bình, tranh thủ những điều kiện quốc tế thuận lợi để đẩy mạnh công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Quan hệ giữa Việt Nam với Liên Xô đang được đổi

mới phù hợp với lợi ích của nhân dân mỗi nước; quan hệ giữa ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia không ngừng phát triển; Việt Nam có đóng góp rất quan trọng vào q trình giải quyết hồ bình ở Campuchia. Quan hệ giữa Việt Nam với Cuba và các nước xã hội chủ nghĩa khác tiếp tục được tăng cường. Đã kiên trì thúc đẩy q trình bình thường hố quan hệ với Trung Quốc. Chủ trương mở rộng quan hệ về nhiều mặt với các nước Đông Nam Á theo nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, không can thiệp vào nội bộ của nhau, hai bên cùng có lợi; cải thiện quan hệ với nhiều nước ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Tây Âu, Bắc Âu và một số nước khác.

Tình hình chính trị đất nước ổn định, dân chủ xã hội chủ nghĩa được thực hiện, hoạt động của Nhà nước, các đồn thể nhân dân được đổi mới, giữ vứng vai trị lãnh đạo của Đảng. Dân chủ xã hội chủ nghĩa bước đầu được

thực hiện trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Hoạt động văn hố, thơng tin, báo chí, xuất bản có bước phát triển mới về mọi mặt. Trong sinh hoạt đảng, hoạt động của các cơ quan nhà nước và các đoàn thể nhân dân, cũng như trong xã hội đã có sự cởi mở, thẳng thắn. Đảng có bước trưởng thành mới, bước đầu hình thành hệ thống các quan điểm và nguyên tắc chỉ đạo sự nghiệp đổi mới. Công tác tư tưởng được coi trọng, công tác tổ chức, cán bộ; phương thức lãnh đạo của Đảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị có sự đổi mới, phát huy được quyền làm chủ của nhân dân, nâng cao quyền lực, hiệu quả quản lý của chính quyền các cấp, đổi mới sự lãnh đạo của Đảng. Những thành tựu đạt được đã củng cố niềm tin của quần chúng nhân dân trong đó có cán

bộ, chiến sĩ trong Quân đội đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; là nhân tố tích cực tạo thế và lực cho sự phát triển của đất nước, yếu tố thuận lợi của công tác tư tưởng.

Những vấn đề mới, nảy sinh phức tạp đối với công tác tư tưởng.

Chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, bên cạnh những mặt tích cực, “đã xuất hiện nhiều hiện tượng tiêu cực mới mà chúng ta chưa lường hết, chậm phát hiện và chưa xử lý tốt” [55, tr.25]. Tình trạng vi phạm pháp luật, lừa đảo, hối lộ, làm hàng giả, buôn lậu, trốn thuế, xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa; nợ nần dây dưa, chiếm dụng vốn, khơng có khả năng thanh tốn kéo dài. Kỷ luật, kỷ cương khơng nghiêm, tình trạng vi phạm pháp luật, kỷ luật tăng lên. Trong xã hội, “một bộ phận khơng nhỏ nhân dân ta cịn sống dưới nhu cầu tối thiểu; số trẻ em suy dinh dưỡng cịn lớn; khó khăn gay gắt và mức sống bị giảm sút nhiều là những người mà nguồn thu nhập chính dựa vào tiền lương và trợ cấp xã hội” [55, tr.31] trong đó có cán bộ, chiến sĩ trong Quân đội.

Về giáo dục và đào tạo: “Chưa thốt khỏi tình trạng yếu kém” [55, tr.33], nhất là chất lượng giáo dục tư tưởng, đạo đức; một bộ phận học sinh, sinh viên mờ nhạt về lý tưởng xã hội chủ nghĩa; học sinh phổ thông chán học, hiện tượng bỏ học ngày càng nhiều; số người mù chữ tăng lên. Trình độ chun mơn của giáo viên chưa được nâng lên, đầu tư cho giáo dục và đào tạo ở miền núi, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số cịn ít.

Hoạt động văn hố, văn nghệ: Có khuynh hướng chạy theo thị hiếu khơng lành mạnh; xuất hiện tư tưởng lệch lạc, coi nhẹ văn hóa, văn nghệ dân tộc truyền thống và cách mạng; cơng tác quản lý văn hóa, văn nghệ bị bng lỏng nhất là hoạt động xuất bản, nhập phim, làm phim; nạn xâm nhập, phổ biến tràn lan nhiều ấn phẩm xấu độc, nguy hại trong xã hội.

Một phần của tài liệu Đảng bộ Quân đội lãnh đạo công tác tư tưởng từ năm 1986 đến năm 1996 (Trang 31 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(200 trang)
w