Một là, tăng cường cơng tác giáo dục chính trị tại đơn vị.
Sự nghiệp củng cố quốc phòng, xây dựng lực lượng vũ trang bảo vệ Tổ quốc đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng và điều hành của Nhà nước. Thực hiện chủ trương của Đảng ủy Quân sự Trung ương, Bộ Tổng Tham mưu ra Chỉ lệnh số 70-CL/TM, ngày 15-01-1991 về việc chấn chỉnh, kiện toàn lực lượng 5 năm (1991 - 1995), đã nêu rõ từ năm 1991 đến năm 1995 chủ yếu điều chỉnh lực lượng từ phía Bắc vào phía Nam phù hợp với thế bố trí của kế hoạch tác chiến chiến lược, đáp ứng yêu cầu và ứng phó được các tình huống xảy ra. Về mặt tổ chức giữ ổn định, không gây xáo trộn lớn, từng bước nâng cao chất lượng của các tổ chức đã được xác định trong kế hoạch (cả thời bình và thời chiến); tập trung nâng cao chất lượng bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương, bảo đảm quân số và trang bị đồng bộ. Như vậy, công tác tư tưởng phải tập trung giáo dục làm tốt công tác giáo dục, tuyên truyền làm cho các đối tượng hiểu rõ chủ trương, đường lối của Đảng; mục đích, nhiệm vụ, nâng cao trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ.
Để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết của Đảng ủy Quân sự Trung ương về nhiệm vụ quân sự, quốc phòng 1991 - 1995 và các chủ trương công tác lớn năm 1991 và chỉ lệnh huấn luyện chiến đấu của Tổng Tham mưu trưởng, ngày 12-3-1991 Tổng cục Chính trị ra Chỉ thị số 69/CT Về cơng tác đảng,
cơng tác chính trị trong nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu, nêu rõ:
Tăng cường công tác giáo dục làm cho cán bộ, chiến sĩ nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, nhận rõ âm mưu hành động của kẻ thù; quán triệt đi đến nhất trí cao đối với ba nhiệm vụ cơ bản của quân đội đã được xác định trong Nghị quyết của Đảng ủy Quân sự Trung ương và vận dụng vào việc
thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của đơn vị mình; sẵn sàng đánh thắng mọi kiểu chiến tranh xâm lược và hành động “diễn biến hịa bình” của địch, bảo vệ tồn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa; phát huy tinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường, cần kiệm xây dựng quân đội trong công tác huấn luyện và xây dựng đơn vị vững mạnh về mọi mặt.
Thường xuyên giáo dục nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng cho mọi cán bộ, chiến sĩ; duy trì nghiêm ngặt điều lệnh quản lý bộ đội và các quy định về phịng gian giữ bí mật, quy tắc thao trường, quy tắc sử dụng và bảo quản vũ khí, khí tài trang bị, bảo đảm an tồn tuyệt đối về người, vũ khí trang bị của đơn vị.
Khắc phục khó khăn, bảo đảm vật chất cho huấn luyện, khắc phục tình trạng huấn luyện “chay”; tổ chức tốt đời sống cả vật chất và tinh thần cho bộ đội, có biện pháp bố trí thời gian, phương pháp tập luyện cho phù hợp với từng mùa, thời tiết khác nhau.
Ngày 01-02-1991, Bộ Quốc phòng ký Quyết định số 45/QĐ-QP Về ban
hành Điều lệnh quản lý bộ đội. Điều lệnh quản lý bộ đội mới ban hành gồm 8
chương, 277 điều, 7 phụ lục trên cơ sở kế thừa, bổ sung các điều lệnh đã ban hành, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng Quân đội trong sự nghiệp đổi mới đất nước. Ngày 14-3-1991, Tổng cục Chính trị ra Chỉ thị số 78-CT/CT Về tổ chức học tập, quán triệt, thực hiện Điều lệnh quản lý bộ đội theo Quyết định của Bộ Quốc phòng. Chỉ thị nhấn mạnh phương châm chỉ đạo: “Triệt để thực
hiện dân chủ quân sự trong quản lý bộ đội, cán bộ lãnh đạo chỉ huy các cấp phải gương mẫu trong học tập và thực hiện để nêu gương tốt cho chiến sĩ” [165, tr.3]. Gắn chặt huấn luyện bộ đội với rèn luyện cán bộ, chiến sĩ tự giác chấp hành điều lệnh, điều lệ, kỷ luật quân đội.
Thực hiện Nghị quyết của Đảng ủy Quân sự Trung ương, Chỉ thị của Bộ Quốc phịng, Tổng cục Chính trị ban hành Chỉ thị số 385-CT/CT ngày 28- 12-1991 Về đổi mới chương trình nội dung, phương pháp học tập chính trị
cho các đối tượng tại đơn vị (1992 - 1995) và chương trình giáo dục chính trị năm 1992. Chỉ thị nêu rõ: “Đổi mới cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng là
khâu căn bản trung tâm và là định hướng cho toàn bộ nội dung đổi mới hoạt động của công tác đảng, cơng tác chính trị” [168, tr.8]. Đổi mới cơng tác giáo dục chính trị góp phần quyết định việc hình thành tư tưởng tiến bộ, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức cách mạng cho quân nhân. Chỉ thị nhấn mạnh một số nội dung trọng tâm cơng tác giáo dục chính trị:
Chuẩn bị và tiến hành thật tốt đợt học tập chính trị tập trung cho cán bộ từ cấp trên xuống cấp dưới, trọng điểm là cán bộ chủ trì, cán bộ trung cao cấp, cán bộ ở cơ quan chiến lược, bồi dưỡng một số vấn đề về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm cách mạng và quan điểm quân sự cơ bản trong Nghị quyết Đại hội VII của Đảng và một số vấn đề cần thiết để nâng cao trình độ nhận thức, lập trường, quan điểm chính trị để vận dụng vào nhiệm vụ trong tình hình mới.
Tăng cường quán triệt yêu cầu nhiệm vụ chính trị của Qn đội trong tình hình mới, qn triệt và cụ thể hóa quan điểm quân sự của Đảng, trước hết là quan điểm giai cấp và đấu tranh giai cấp, quan điểm thực tiễn, quan điểm quốc phịng tồn dân và an ninh nhân dân, quan điểm độc lập tự chủ, tự lực tự cường, cần kiệm xây dựng quân đội, xây dựng đất nước, quan điểm chiến lược con người của Đảng.
Tiếp đó, Đảng ủy Quân sự Trung ương ra Chỉ thị số 37-CT/ĐUQSTW ngày 14-3-1993 Về việc đẩy mạnh xây dựng chính quy quân đội nhân dân lên
một bước mới. Nội dung Chỉ thị nêu rõ: Cần đẩy mạnh cơng tác giáo dục
chính trị, tư tưởng, nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, chiến sĩ góp phần nâng cao trình độ chính quy về trang phục, lễ tiết, tác phong quân nhân. Thực hiện có nền nếp quy định Điều lệnh Quản lý bộ đội, chú trọng thực hiện tốt chế độ trong ngày, chế độ sẵn sàng chiến đấu, nhiệm vụ huấn luyện qn sự, cơng tác giáo dục chính trị, cơng tác quản lý vũ khí, trang bị, kỹ thuật.
hội VII của Đảng, Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 3 và Nghị quyết 79-NQ/ĐUQSTW của Đảng ủy Quân sự Trung ương, từ ngày 27-3 đến 04-4-1993, Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương đã triệu tập Hội nghị tổ chức tồn qn lần thứ 6. Mục đích nhằm phát huy trách nhiệm và trí tuệ của các cấp bàn biện pháp xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh, làm nịng cốt xây dựng đơn vị vững mạnh tồn diện, nâng cao sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo của Đảng bộ Quân đội đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Trên cơ sở đánh giá những ưu điểm, hạn chế của đội ngũ đảng viên trong quân đội, chỉ rõ những nguyên nhân ưu điểm, nguyên nhân hạn chế, nhất là những nguyên nhân thuộc về cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng trong Đảng bộ Quân đội. Xuất phát từ tình hình thực tiễn, Hội nghị xác định phương hướng, mục tiêu và giải pháp đẩy mạnh nâng cao chất lượng đảng viên, xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh. Về cơng tác giáo dục chính trị, Hội nghị đề ra một số nội dung biện pháp cần tập trung:
Tăng cường cơng tác giáo dục chính trị nhằm góp phần xây dựng các tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh làm nòng cốt nâng cao sức mạnh chiến đấu của quân đội, thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ trong mọi tình huống.
Nội dung giáo dục chính trị cần quán triệt quan điểm sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội, bản chất giai cấp công nhân; vai trò của tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ đảng viên trong việc củng cố và phát huy bản chất giai cấp công nhân của quân đội; bảo đảm cho qn đội ln là chính trị trung thành, tin cậy của Đảng.
Tăng cường giáo dục chính trị để quân đội thực hiện tốt chức năng đội qn cơng tác của Đảng trong tình hình mới; xây dựng quân đội vững mạnh tồn diện, lấy xây dựng về chính trị làm cơ sở, khâu trung tâm quan trọng nhất là nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức đảng. Các tổ chức đảng trong quân đội, nhất là các tổ chức cơ sở đảng phải xây
dựng trong sạch, vững mạnh làm nòng cốt để xây dựng đơn vị vững mạnh mọi mặt, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
Các cấp ủy nắm chắc vấn đề cốt lõi là bồi dưỡng, củng cố và phát huy bản chất giai cấp cơng nhân của đảng viên, đề phịng và chống lại sự sa sút, xói mịn về bản chất giai cấp trong bối cảnh và thực tiễn mới.
Về chính trị tư tưởng, phải xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng cho đội ngũ đảng viên trong quân đội: Có niềm tin sắt đá vào mục tiêu, lý tưởng cách mạng, đường lối, quan điểm đổi mới của Đảng; có phẩm chất đạo đức cách mạng trong sáng, có lối sống trong sạch lành mạnh, nêu gương tốt cho quần chúng; đoàn kết nội bộ vững chắc, đề cao ý thức tổ chức kỷ luật, liên hệ mật thiết với quần chúng trong đơn vị và đoàn kết gắn bó với nhân dân; có tinh thần cảnh giác chính trị cao, ln dũng cảm đấu tranh bảo vệ lý tưởng, đường lối, quan điểm, nguyên tắc của Đảng. Chống mọi biểu hiện cá nhân cục bộ, quan liêu, quân phiệt, xa rời quần chúng.
Đối với tổ chức đảng cấp trên cơ sở: Trước hết cần tăng cường công tác nghiên cứu lý luận, công tác thực tiễn, tăng cường chỉ đạo công tác tư tưởng, giúp cho đảng viên và tổ chức cơ sở, chi bộ đảng củng cố trận địa chính trị - tư tưởng cho chính mình.
Từ những nội dung chỉ đạo của Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương, Tổng cục Chính trị, cấp ủy, chỉ huy các cấp đã lãnh đạo, chỉ đạo tăng cường công tác giáo dục chính trị, góp phần làm chuyển biến về nhận thức tư tưởng và hoạt động thực tiễn trong lãnh đạo, chỉ huy của cấp ủy, chỉ huy các cấp trong quân đội và đội ngũ đảng viên, quần chúng. Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các cấp ủy, chi bộ được nâng lên nhất là từ giữa năm 1993 trở đi.
Ngày 07-02-1994, Tổng cục Chính trị ra Chỉ thị số 86/CT-H Về cơng
tác chính trị đối với nhiệm vụ huấn luyện quân sự. Nội dung chỉ thị nêu rõ:
Các cấp lãnh đạo, chỉ huy cần tiếp tục quán triệt Nghị quyết Trung ương 3, nghị quyết của Đảng ủy Quân sự Trung ương, ý định của Bộ Quốc phòng về
nhiệm vụ huấn luyện quân sự. Tổ chức quán triệt sâu rộng cho cán bộ, đảng viên, quần chúng nhận rõ nhiệm vụ của đơn vị, trách nhiệm của mỗi người, “nâng cao ý chí, quyết tâm, tinh thần tự luyện, tự rèn, tự lực, tự cường và phát huy trí tuệ sáng tạo năng lực hành động; “nắm vững và vận dụng quan điểm, mục tiêu phương pháp và tư tưởng chỉ đạo huấn luyện sát với từng đối tượng” [176, tr.2]. Thực hiện tốt cơng tác bảo đảm an tồn trong huấn luyện và lãnh đạo tổ chức tốt đời sống vật chất tinh thần của bộ đội trong huấn luyện.
Cuối năm 1994, Đảng ủy Quân sự Trung ương chỉ đạo Bộ Quốc phòng tổng kết việc thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng từ 1991 đến 1994 và xác định phương hướng, nhiệm vụ trong những năm tới. Về phương hướng nhiệm vụ quốc phòng năm 1995, Bộ Quốc phòng xác định: Tập trung sức xây dựng các lực lượng vũ trang vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Tăng cường cơng tác dự báo tình hình, theo dõi nắm tình hình các lực lượng thù địch ở trong nước và ở nước ngoài, kịp thời nhận rõ âm mưu, hành động chống phá của kẻ địch. Nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh trên mặt trận tư tương văn hóa, củng cố lập trường, quan điểm, kiên định lập trường của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động, tích cực xây dựng địa bàn vững chắc về chính trị.
Qua quá trình thực hiện, ngày 20-9-1996, Tổng cục Chính trị tổ chức Hội nghị tổng kết 5 năm đổi mới cơng tác giáo dục chính trị (1992 - 1996). Hội nghị đánh giá: Cơng tác giáo dục chính trị tại đơn vị trong 5 năm từ 1992 đến 1996 đã có sự đổi mới về lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý giáo dục chính trị; nội dung, chương trình cho các đối tượng có sự đổi mới, sát với yêu cầu nhiệm vụ, phù hợp với các đối tượng hơn. Hội nghị đã đề ra phương hướng đổi mới giáo dục chính trị trong 5 năm (1996 - 2000).
Hai là, đổi mới chương trình, nội dung nâng cao chất lượng giáo dục khoa học xã hội và nhân văn trong các nhà trường.
Ngày 10-7-1991, Tổng cục Chính trị ban hành Chương trình liên kết đào tạo sĩ quan phân đội mơn khoa học xã hội. Trong đó, quy định nội dung giai đoạn 1 gồm các mơn: Lịch sử dân tộc Việt Nam (60 tiết), Lịch sử văn hóa Việt Nam (30 tiết), Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (110 tiết), Lý luận về Nhà nước và pháp luật (60 tiết), Một số vấn đề về Đảng và Quân đội (40 tiết), tổng cộng 300 tiết. Từ năm học 1991 - 1992, chương trình trên được thực hiện thống nhất tại các trường: Sĩ quan Lục quân 1, Sĩ quan Lục quân 2, Sĩ quan Chính trị - qn sự, Sĩ quan Khơng qn, Sĩ quan Hải quân, Đại học Lê Quý Đôn, Học viện Quân y. Cục Tuyên huấn chịu trách nhiệm tổ chức bồi dưỡng nội dung để các trường thực hiện và giúp Tổng cục Chính trị quản lý thống nhất chương trình này.
Giai đoạn 1991 - 1996, Đảng ủy Quân sự Trung ương, Bộ Quốc phịng, Tổng cục Chính trị đã chỉ đạo đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn trong lĩnh vực quân sự thời kỳ đổi mới. Trong đó, năm 1992, Bộ Quốc phịng đã nghiệm thu 2 đề tài cấp Bộ Quốc phịng đạt loại khá, đó là các đề tài: “Dân chủ, kỷ luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam” và “Xây dựng đội ngũ sĩ quan trẻ Quân đội nhân dân Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới” góp phần nâng cao chất lượng giáo dục chính trị cho cán bộ, chiến sĩ [Phụ lục 2].
Nhằm thống nhất chương trình, nội dung, phương pháp và cập nhật kiến thức mới, nâng cao chất lượng giáo dục khoa học xã hội và nhân văn, hằng năm Tổng cục Chính trị tổ chức hội nghị nghiên cứu lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho cán bộ chủ trì cơng tác đảng, cơng tác chính trị, cán bộ khoa học và giáo viên giảng dạy các môn khoa học xã hội và nhân văn cấp toàn quân.
Để tiếp tục nâng cao nhận thức lý luận, thực tiễn, làm cho cán bộ quán triệt sâu sắc hơn những quan điểm tư tưởng và tư duy lý luận của Đảng về cách mạng xã hội chủ nghĩa và cơng cuộc đổi mới tồn diện ở nước ta, làm cơ sở nâng cao chất lượng giáo dục chính trị, ngày 04-5-1993, Tổng cục Chính trị tổ chức lớp
bồi dưỡng cho cán bộ trung cao cấp toàn quân về hệ thống lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm đổi mới của Đảng về chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và cơng tác đảng, cơng tác chính trị trong Quân đội. Đồng thời, định hướng xây dựng chương trình đổi mới nội dung,