quan đối với đề tài luận án
1.2.1.1. Về tư liệu
Các cơng trình nghiên cứu về cơng tác tư tưởng, sự lãnh đạo công tác tư tưởng của Đảng khá phong phú, đa dạng, bao gồm: Sách, bài báo, tạp chí, bài viết, luận án tiến sĩ, cơng trình nghiên cứu tổng kết… thể hiện sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước với cách khai thác, tiếp cận từ nhiều góc độ, với phạm vi nội dung, thời gian, không gian khác nhau. Kết quả nghiên cứu của các cơng trình đã cung cấp cho nghiên cứu sinh những tư liệu quan trọng, nghiên cứu sinh tham khảo, kế thừa để xây dựng luận án.
1.2.1.2. Về cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Các cơng trình nghiên cứu về cơng tác tư tưởng của một số nước trên thế giới và ở Việt Nam được tiếp cận dưới nhiều góc độ, chuyên ngành khác nhau như: Khoa học kinh tế, chính trị, văn hố, qn sự, sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như: Lịch sử, logic, phân tích, thống kê, tổng hợp, so sánh với nhiều phạm vi không gian và thời gian khác nhau. Sự đa dạng về cách tiếp cận với nhiều mức độ và phạm vi nghiên cứu đã giúp nghiên cứu sinh lựa chọn cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu đúng đắn, tồn diện về cơng tác tư tưởng trong mối quan hệ với các mặt công tác, các yếu tố tác động. Tuy nhiên, theo mục đích nghiên cứu, các cơng trình khoa học chưa bàn sâu đến chủ trương, sự chỉ đạo và đúc kết kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ Quân đội lãnh đạo công tác tư tưởng một cách có hệ thống theo các phương pháp chuyên ngành của khoa học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
1.2.1.3. Về nội dung nghiên cứu
Một là, luận giải, làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về công tác tư tưởng và lãnh đạo công tác tư tưởng.
Những cơng trình khoa học nghiên cứu về cơng tác tư tưởng của một số nước trên thế giới đã luận giải, làm rõ những vấn đề cơ bản về: Khái niệm, vị trí,
vai trị, đặc trưng, các tiêu chí đánh giá công tác tư tưởng. Các tác giả đã làm rõ lịch sử hình thành cơng tác tư tưởng; chỉ ra các bộ phận cấu thành, mục đích, nhiệm vụ, nội dung, hình thức, phương pháp tiến hành công tác tư tưởng và sự lãnh đạo của các đảng cộng sản về công tác tư tưởng nhằm phục vụ sự nghiệp cách mạng cụ thể ở một số nước như: Liên Xô (trước đây), Trung Quốc, Lào. Các cơng trình nghiên khoa học nghiên cứu về công tác tư tưởng ở Việt Nam đã làm rõ: Khái niệm, vị trí, vai trị, tầm quan trọng của cơng tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với sự nghiệp cách mạng và nhiệm vụ xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam. Cùng với đó, các cơng trình khoa học đi sâu nghiên cứu làm rõ chức năng, nhiệm vụ, nguyên tắc, nội dung, hình thức, phương pháp tiến hành cơng tác tư tưởng; tiêu chí đánh giá, biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng của Đảng trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
Hai là, làm rõ tính tất yếu khách quan cơng tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
Với nhiều cách tiếp cận khác nhau, các tác giả đã luận giải khá sâu sắc cơ sở lý luận và thực tiễn, tính tất yếu khách quan Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công tác tư tưởng và công tác tư tưởng của Đảng trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong đó, các tác giả đã đi sâu nghiên cứu về sự lãnh đạo cơng tác tư tưởng của Đảng, mục đích, nội dung, yêu cầu tiến hành công tác tư tưởng, thực trạng công tác tư tưởng trong Quân đội nhân dân Việt Nam những năm đầu đất nước thực hiện công cuộc đổi mới. Đây là nguồn tư liệu quý, giúp nghiên cứu sinh củng cố thêm cơ sở lý luận, thực tiễn đúng đắn về q trình Đảng bộ Qn đội lãnh đạo cơng tác tư tưởng từ năm 1986 đến năm 1996.
Ba là, đánh giá thực trạng công tác tư tưởng, đưa ra một số kinh nghiệm, đề xuất phương hướng, giải pháp công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam và công tác tư tưởng trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
Các cơng trình khoa học nghiên cứu về cơng tác tư tưởng ở Việt Nam đã phân tích, đánh giá những ưu điểm, hạn chế, chỉ ra nguyên nhân của ưu điểm, nguyên nhân hạn chế của công tác tư tưởng ở góc độ cơng tác tư tưởng của Đảng của Đảng Cộng sản Việt Nam và công tác tư tưởng trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Những đánh giá có cơ sở khoa học của các tác giả đã làm rõ những thành
tựu nổi bật đồng thời cũng đã thẳng thắn chỉ ra những hạn chế khuyết điểm của công tác tư tưởng, trong toàn Đảng cũng như trong Quân đội. Một số cơng trình khoa học nghiên cứu, đề cập khá sâu sắc về thực trạng công tác tư tưởng trên các nội dung: Cơng tác giáo dục chính trị; cơng tác tun truyền, cổ động, thi đua; công tác văn hố, văn nghệ, cơng tác báo chí, xuất bản... Trên cơ sở đó, đưa ra một số kinh nghiệm, đề xuất phương hướng, giải pháp về công tác tư tưởng của Đảng và công tác tư tưởng của Đảng trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
Bốn là, khái quát chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác tư tưởng và hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ Quân đội về công tác tư tưởng.
Một số cơng trình đã khái qt những chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác tư tưởng. Trên cơ sở nghiên cứu quan điểm, chủ trương của Đảng được thể hiện trong các văn kiện nghị quyết qua các kỳ đại hội, hội nghị, các tác giả đã phân tích, luận giải làm rõ những đánh giá của Đảng về ưu điểm, khuyết điểm chủ trương lãnh đạo công tác tư tưởng của Đảng, được thể hiện ở phương hướng, mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ và giải pháp công tác tư tưởng. Một số cơng trình khoa học là cơng trình tổng kết hoặc biên niên sự kiện tư liệu về hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo công tác tư tưởng của Đảng bộ Quân đội, của Đảng uỷ Quân sự Trung ương, Bộ Quốc phịng, Tổng cục Chính trị… Đó là nguồn tư liệu quý giúp nghiên cứu sinh nghiên cứu, khái quát, luận giải về chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ Quân đội từ năm 1986 đến năm 1996.
Năm là, phản ánh cuộc đấu tranh, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam và giữ vững trận địa tư tưởng của Đảng trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
Một số cơng trình khoa học đã nghiên cứu, phân tích, làm rõ những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch nhằm chống phá cách mạng Việt Nam nhất là trên mặt trận tư tưởng, văn hoá. Các cơng trình khoa học đã luận giải làm sáng tỏ những vấn đề về lý luận, thực tiễn, tính tất yếu khách quan đấu tranh, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, yêu cầu nhiệm vụ công tác tư tưởng, đưa ra những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng cơng tác tư tưởng, góp phần xây dựng Qn đội nhân dân Việt Nam trong tình hình mới.
Các cơng trình khoa học có liên quan đến đề tài luận án có cách tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau, mỗi cơng trình xác định mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu khác nhau, đã thể hiện sự quan tâm, dày công nghiên cứu, công phu của các tập thể, cá nhân; cơ quan lãnh đạo và các nhà khoa học về lĩnh vực này. Song, chưa có cơng trình khoa học nào nghiên cứu một cách hệ thống, chuyên sâu, toàn diện hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ Quân đội về công tác tư tưởng từ năm 1986 đến năm 1996.
Vì vậy, dưới góc độ khoa học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, vấn đề “Đảng bộ Quân đội lãnh đạo công tác tư tưởng từ năm 1986 đến năm
1996” đang là “khoảng trống” khoa học để nghiên cứu sinh lựa chọn làm đề
tài luận án có ý nghĩa sâu sắc cả về lý luận và thực tiễn.